Giới thiệu sách “Em còn gì sau chiến tranh” và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.

08:32 20/10/2015

Chiều ngày 19/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu hai cuốn sách “Em còn gì sau chiến tranh”  và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.

Hai tác phẩm của nhà văn Hà Khánh Linh trong buổi giới thiệu sách

Nhà văn Hà Khánh Linh tên thật là Nguyễn Khoa Như Ý, quê ở thôn Niêm, làng Ưu Điềm, xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì nhà văn quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu nhà văn đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Nhà văn đã có những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia..., tất cả đã khiến chị có một vốn sống hết sức phong phú, rất cần thiết cho một nhà văn viết tiểu thuyết.

                Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng hoa chúc mừng nhà văn Hà Khánh Linh

Đến nay nhà văn Hà Khánh Linh đã xuất bản 25 cuốn sách. Trong đó có 2 tập thơ, 10 tập truyện tự truyện và hồi kỳ, đặc biệt là có đến 13 cuốn tiểu thuyết. Là một trong những nhà văn có tác phẩm xuất bản nhiều nhất ở Huế.
Hai tiểu thuyết “Em còn gì sau chiến tranh”  và “Biến cố 182010” in một lần trong năm 2015 cho thấy bút lực dồi dào của nữ nhà văn xứ Huế.

               Chiếc chìa khóa nhà văn Hà Khánh Linh trao lại cho Tạp Chí Sông Hương

Cuốn “Em còn gì sau chiến tranh” là thiên truyện “dẫn nguồn” nỗi đau từ quá khứ chiến tranh và nó thấm cả vào hiện tại khi đất nước vẫn đứng trước sóng gió để giữ vững hòa bình. Năm 2014, Tạp chí Sông Hương đã trích đăng chương III, và tiếp đó là VI chương cuối cùng của cuốn sách, nói về tinh thần chống ngoại xâm giữa những ngày kẻ bành trướng đại hán Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trong thềm hải phận Việt Nam.

 Nhà văn Hà Khánh Linh trao tặng chìa khóa TCSH cho nhà  văn Hofof Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên  tập Tạp chí Sông Hương

“Biến cố 182010”, một cái tên rất hiện đại lại viết về một câu chuyện rất thực, rất đời thường về đứa cháu Bình Nghi mà nhà văn rất mực yêu thương. Ngồn ngộn trong các trang sách là dòng chảy ắp đầy tình cảm giữa bà và cháu Bình Nghi. Biến cố 1.8.2010 chính là ngày tháng năm hai bà cháu bị bắt buộc xa nhau. Ở đó ta bắt gặp những ngày tháng nặng nề, tâm trạng khốn cùng của người bà khi cuộc sống không có Bình Nghi, và cả hai đã bị cắt đứt liên lạc. Đó là những mùa thu đau đớn, những mùa đông ảm đạm. Những chi tiết về đời sống của Bình Nghi đã qua, những đau khổ rã rời khi sống trong môi trường giáo dục trẻ một cách ích kỷ hẹp hòi của người lớn, và cả những ngày hạnh phúc ít ỏi, trong đó có những ngày em được theo bà đi thực tế sáng tác và chụp ảnh với cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vượt lên trên câu chuyện tình cảm trái ngang, đó là tiếng kêu thét về việc hãy cảm thong, thấu hiểu để những tâm hồn trẻ thơ được sống, để từ đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp mà chúng đáng ra phải có…

                        Nhà văn Lê Vũ Trường Giang phát biểu tại buổi giới thiệu sách

Nhà văn Hà Khánh Linh ngày nào giờ chỉ còn cách gạt bỏ những đau đớn, nhức nhối, tìm kiếm, chắt chiu từng giọt thời gian để sáng tác. Vui với người trong truyện. Tạo ra nhân vật đồng điệu tâm hồn để chia sẻ với mình.

Nhà văn tâm niệm: “Khi đau khổ, tuyệt vọng, một số người tìm đến chất gây nghiện, cuộc đỏ đen,... còn nhà văn thì tìm đến cây bút và trang viết. Sự hưng phấn của kẻ nghiện khác với sự thăng hoa trong tâm hồn nhà văn khi sáng tác là ở chỗ, một bên là tự tàn phá cuộc đời, hủy hoại nhân cách và làm khổ nhiều người, còn bên kia thì ngược lại”.

 

                           Nhà văn Nguyễn Khắc Phê tại buổi giới thiệu sách

Được biết: Năm 2014, tại hội nghị nhà văn các nước sông Mê Kông lần thứ 5 được tổ chức tại Siem Riep (Campuchia), tác phẩm “Nụ cười Apsara” của nhà văn Hà Khánh Linh đã được trao tặng Giải thưởng Văn học sông Mê Kông. Giải thưởng do Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Men Sam An trao tặng. Hà Khánh Linh là nhà văn đầu tiên của Thừa Thiên Huế vinh dự nhận giải thưởng này.

          
                  Đông đảo các văn nghệ sĩ đến tham dự buổi ra mắt sách

 

Được biết: Năm 2014, tại hội nghị nhà văn các nước sông Mê Kông lần thứ 5 được tổ chức tại Siem Riep (Campuchia), tác phẩm “Nụ cười Apsara” của nhà văn Hà Khánh Linh đã được trao tặng Giải thưởng Văn học sông Mê Kông. Giải thưởng do Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Men Sam An trao tặng. Hà Khánh Linh là nhà văn đầu tiên của Thừa Thiên Huế vinh dự nhận giải thưởng này.

Tại buổi giới thiệu sách, nhà văn Hà Khánh Linh bất ngờ trao tặng chiếc chìa khóa của Tạp chí Sông Hương từ những ngày đầu thành lập cho nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng biên tập TCSH, chiếc chìa khóa này theo nhà văn Hà Khánh Linh là chiếc chìa khóa mở Sông Hương ra với bạn bè thế giới. Chiếc chìa khóa ấy cũng là một chi tiết trong tiểu thuyết Biến cố 182010, nhà văn Hà Khánh Linh có viết: " Có một vị khách nọ, dịp này đã tặng tạp chí một món quà độc đáo đó là một chiếc chìa khóa bắng nhôm được trang trí rất đẹp , triện hai chữ “ Sông Hương” màu hồng được trao vào tay ông Tổng biên tập để cho ông mở Tòa soạn và mở cửa với bốn phương bè bạn..."
 

PV

 

 

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).

  • Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)

    Quý bạn đc thân mến.

    Bn mươi năm qua, đưc s quan tâm ca các cp lãnh đo tỉnh Tha Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).

     

  • Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Sáng 24/5/2023, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” .

     

  • Sáng 19/5, tại Nghinh Lương Đình, đã diễn ra Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”

  • Trong khuôn khổ Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”, sáng 17/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ rước hoa sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Đình làng Dương Nỗ đến Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Phú Dương, thành phố Huế.

  • Tối 16/5, tại Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

  • Chiều 16/5, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Công an Thừa Thiên-Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II năm 2023. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở TT&TT, Sở VH&TT; Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; đại diện các Phòng, ban Công an tỉnh và đông đảo văn nghệ sĩ.

  • Tối 12/05, nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”.

  • Tối ngày 5/5, tại sân khấu bia Quốc Học, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Lễ vinh danh và Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.

  • Chiều 05/5/2023, tại công viên Tứ Tượng đã diễn ra Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân, làng nghề. Các đồng chí Lãnh đạo thành phố Huế, đông đảo người dân và du khách đã đến xem, tìm hiểu nghi thức trang trọng này.

  • Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” diễn ra tối 01/5 gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và biểu diễn thuyền hoa nhằm tri ân, ca ngợi giá trị văn hóa mà sông Hương đã mang đến cho con người xứ Huế.

  • Tối 30/4, các nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) đã quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống, hoạt động diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.

  • Tối 30/4, tại sân khấu trước trường Quốc học Huế, UBND TP Huế đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa TP Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế.

     

  • Chiều 30/4, trong khuôn khổ Lễ hội đường phố tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023, Đoàn nghệ thuật cà kheo thành phố Namur - Bỉ đã có màn biểu diễn đi cà kheo đặc sắc của mang đến không khí rộn ràng, vui tươi, đầy sắc màu cho đường phố Huế.

  • Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival  Nghề truyền thống Huế 2023, tối ngày 29/4, tại Công viên Thương Bạc – TP Huế, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Ẩm thực với chủ đề "Tinh hoa nghề Bún".

     

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế năm 2023, chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội Quảng diễn đường phố, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách.

  • Tối 28/4, tại sân khấu Quảng trường trước trường Quốc Học đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 – 2023. Đến dự có ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.