Chiều 13/7, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
Tác phẩm “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
“Chân Linh kỳ bí” là tập phóng sự - ghi chép dày 324 trang, với 28 tác phẩm báo chí mà tác giả Lương Duy Cường đã thực hiện sau 30 năm làm báo. Đó là những câu chuyện về văn hóa, những câu chuyện về sinh thái môi trường, những câu chuyện nhân văn.
“Chân Linh kỳ bí”, tác phẩm được lấy tên cho tập sách là một dấu hỏi lớn về động Chân Linh mà sách sử đã nhiều lần nhắc đến, cho đến nay du khách vẫn chưa vào du khảo được bởi lý do ngày xưa thuyền của Dương Văn An vào được mà nay thì cửa động đó đã chìm trong nước, vì sao như vậy thì đó là một câu hỏi không dễ trả lời.
|
Truyện ngắn “Đứa con” - tác phẩm đầu tay trên tạp chí Sông Hương |
Chúng ta cũng bắt gặp những nỗi day dứt của tác giả khi nhìn ra sự “Nhạt nhòa văn vật”. Nhạt nhòa văn vật đó là gì? Là sự vắng bóng câu đối ngày tết, tranh xuân, quà tết cho làng xóm với những trái cam vườn nhà, cút rượu tình thân… Trong sách còn cho chúng ta bắt gặp những vấn đề xã hội nhức nhối khác như án oan “Số phận kỳ lạ của một phạm nhân”…
Đọc tác phẩm chúng ta bắt gặp sự kiện tranh luận nghiên cứu văn hóa kéo dài mấy chục năm qua như “Giải mã bí ẩn lăng mộ Quang Trung”. Chúng ta gặp trong sách những ký ức nhân văn như “Suzucho Karatedo & những chuyện ly kỳ”; “Bảo tàng thơ độc đáo của Đại tướng” – viết về ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với phòng khách, phòng làm việc có rất nhiều thơ như một bảo tàng độc đáo mà tác giả có thể là một em bé, một cụ già, một Việt Kiều, và cả những người khuyết danh yên mến đại tướng; “Học sinh miền Nam – một thời để nhớ”; những nỗi nhớ về “Bánh chưng củi lửa”, về “Người làng” hay tình thầy trò của một thời giáo dục còn đầy ắp nhân văn trong “Phượng đỏ Nậm Chu”… Cái làm cho độc giả chùng lại vì những câu chuyện quá nhân văn, như những thước phim mà tác giả miêu tả trong “Đêm cuối tuần ở khoa cấp cứu”; “Đại gia của làng biển”, Thương dân như ông Thận”, “Soi bước chân mình”… Hay cũng cảm giác đó khi đọc những trang viết về những cái đẹp của sinh thái cũng được nhắc đến như “Một vùng bon sai – kiểng lạ” viết về bon sai ở Cà Ná mênh mông đá, gió. ..
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ tác phẩm đầu tay của tác giử Lương Duy Cường đăng trên Tạp chí Sông Hương |
Những day dứt cũng trở đi trở lại trong những câu chuyện về môi trường sinh thái: “Thoát nước khó thoát ô nhiễm” là tiếng kêu cứu của công nhân vệ sinh môi trường; “Nhớ anh chủ tịch xã voi” nhắc lại sự kiện con voi bị bắn chết ở Đắc Lắc và việc các nhà báo đã thiết lập “một sự bình đẵng về thông tin” bằng chính chuyên môn nghiệp vụ của mình… Đây chính là tác phẩm mà khẩu khí của nhà báo Lương Duy Cường được thể hiện rõ nét nhất.
|
Tác giả Lê Duy Cường tại buổi giới thiệu sách |
Tác giả Lương Duy Cường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1986, anh lần lượt làm báo ở Bình Thuận, TP HCM, và lần lượt học thêm ở các đại học Văn Lang, đại học Luật TP HCM, HỌc viện chính trị quốc gia. Hiện anh là biên tập viên cấp cao báo Người Lao động, ủy viên thường trực chi hội Luật gia thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật TP HCM – Hội Luật gia Việt Nam. Anh từng đạt giải A báo chí TP HCM năm 2010.
Năm 1996, mười năm sau khi ra trường, anh cùng với nhà báo Trần Duy Lý ấn hành tập phóng sự - bút ký “Cực nam Trung bộ đi và viết”. Năm 2001, anh tham gia cuốn “Dọc đường miền Trung”, tập phóng sự in chung.
|
Tác giả ký tặng sách |
Lương Duy Cường có tác phẩm đầu tay trên tạp chí Sông Hương – truyện ngắn “Đứa con” (đăng số 20, tháng 8/1986). Anh cũng là thành viên Câu Lạc bộ Những người viết Trẻ Huế, còn gọi là CLB văn học thanh niên Huế do nhà thơ Phạm Tấn Hầu làm chủ nhiệm, với sự bảo trợ của Thành đoàn Huế, Tạp chí Sông Hương những năm 1980.
Phương Anh
Hòa chung không khi đầu xuân mới, các địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ 17. Đây là hoạt động ý nghĩa của các văn nghệ sĩ những người yêu thơ trong dịp tết Nguyên Tiêu và chào mừng Ngày thơ Việt Nam.
Thông báo tuyển dụng nhân viên văn thư - lưu trữ
Trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh vui mừng xuân mới; hòa trong không khí Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17. Tối ngày 18/02 (14 tháng giêng năm Kỷ Hợi), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm Thơ Nguyên Tiêu Kỷ Hợi - 2019 với chủ đề “Sắc hoa biên cương”.
Sáng ngày 18/02 (14 Tháng Giêng năm Hỷ Hợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất .
Xác định được tầm nhìn và mục tiêu đi xa hơn cũng như những giải pháp "đột phá" về cơ chế và chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày 16/2 đã mở ra cơ hội lớn cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong phát triển du lịch, trở thành những điểm đến có thương hiệu quốc tế; đưa du lịch của khu vực trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Sáng 16/02, tại Tử Cấm thành, Đại Nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện KHCN xây dựng Miền Trung tổ chức buổi lễ khởi công Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung.
Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018)
Cụ thể như sau:
Trong hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng Tết Kỷ Hợi (12 và 13/02), lễ hội đền Huyền Trân mang chủ đề “Ngưỡng vọng Tiền nhân” đã được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế).
Sáng 20/01, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2019 – Phúc lợi Đoàn viên” năm 2019 cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chiều ngày 6/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và tình hình triển khai việc chuẩn bị đón tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 05/01/2019, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2018 đồng thời tôn vinh các văn nghệ sĩ đã được các giải thưởng cấp quốc tế, khu vực cũng như nhà nước.
Chiều ngày 21/12, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ gặp mặt toàn thể hội viên, nhằm ôn lại truyền thống của Liên hiệp Hội và cũng là dịp để giao lưu, động viên văn nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhân ngày truyền thống thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2018).
Chiều 8/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”.
Sáng ngày 11/6, Đại học Huế tổ chức khai mạc lớp đào tạo giảng viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đây là chương trình trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Huế và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) năm 2018.
Chiều ngày 4/6, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kỳ họp bất thường để miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Cao (nghỉ hưu theo chế độ) và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đinh Khắc Đính (chuyển công tác khác) và tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Sáng 4/6, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế diễn ra chương trình ra quân “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”.
Sáng ngày 04/6, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội đã tổ chức khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Thừa Thiên Huế 2018.
Chiều ngày 01/6, trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp với các họa sĩ Hiệp hội Mê Kông đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật đương đại 2018.
Sáng ngày 01/6, vòng chung kết Hội thi “Chung tay cải cách hành chính năm 2018” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh.