Chiều 13/7, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
Tác phẩm “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
“Chân Linh kỳ bí” là tập phóng sự - ghi chép dày 324 trang, với 28 tác phẩm báo chí mà tác giả Lương Duy Cường đã thực hiện sau 30 năm làm báo. Đó là những câu chuyện về văn hóa, những câu chuyện về sinh thái môi trường, những câu chuyện nhân văn.
“Chân Linh kỳ bí”, tác phẩm được lấy tên cho tập sách là một dấu hỏi lớn về động Chân Linh mà sách sử đã nhiều lần nhắc đến, cho đến nay du khách vẫn chưa vào du khảo được bởi lý do ngày xưa thuyền của Dương Văn An vào được mà nay thì cửa động đó đã chìm trong nước, vì sao như vậy thì đó là một câu hỏi không dễ trả lời.
|
Truyện ngắn “Đứa con” - tác phẩm đầu tay trên tạp chí Sông Hương |
Chúng ta cũng bắt gặp những nỗi day dứt của tác giả khi nhìn ra sự “Nhạt nhòa văn vật”. Nhạt nhòa văn vật đó là gì? Là sự vắng bóng câu đối ngày tết, tranh xuân, quà tết cho làng xóm với những trái cam vườn nhà, cút rượu tình thân… Trong sách còn cho chúng ta bắt gặp những vấn đề xã hội nhức nhối khác như án oan “Số phận kỳ lạ của một phạm nhân”…
Đọc tác phẩm chúng ta bắt gặp sự kiện tranh luận nghiên cứu văn hóa kéo dài mấy chục năm qua như “Giải mã bí ẩn lăng mộ Quang Trung”. Chúng ta gặp trong sách những ký ức nhân văn như “Suzucho Karatedo & những chuyện ly kỳ”; “Bảo tàng thơ độc đáo của Đại tướng” – viết về ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với phòng khách, phòng làm việc có rất nhiều thơ như một bảo tàng độc đáo mà tác giả có thể là một em bé, một cụ già, một Việt Kiều, và cả những người khuyết danh yên mến đại tướng; “Học sinh miền Nam – một thời để nhớ”; những nỗi nhớ về “Bánh chưng củi lửa”, về “Người làng” hay tình thầy trò của một thời giáo dục còn đầy ắp nhân văn trong “Phượng đỏ Nậm Chu”… Cái làm cho độc giả chùng lại vì những câu chuyện quá nhân văn, như những thước phim mà tác giả miêu tả trong “Đêm cuối tuần ở khoa cấp cứu”; “Đại gia của làng biển”, Thương dân như ông Thận”, “Soi bước chân mình”… Hay cũng cảm giác đó khi đọc những trang viết về những cái đẹp của sinh thái cũng được nhắc đến như “Một vùng bon sai – kiểng lạ” viết về bon sai ở Cà Ná mênh mông đá, gió. ..
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ tác phẩm đầu tay của tác giử Lương Duy Cường đăng trên Tạp chí Sông Hương |
Những day dứt cũng trở đi trở lại trong những câu chuyện về môi trường sinh thái: “Thoát nước khó thoát ô nhiễm” là tiếng kêu cứu của công nhân vệ sinh môi trường; “Nhớ anh chủ tịch xã voi” nhắc lại sự kiện con voi bị bắn chết ở Đắc Lắc và việc các nhà báo đã thiết lập “một sự bình đẵng về thông tin” bằng chính chuyên môn nghiệp vụ của mình… Đây chính là tác phẩm mà khẩu khí của nhà báo Lương Duy Cường được thể hiện rõ nét nhất.
|
Tác giả Lê Duy Cường tại buổi giới thiệu sách |
Tác giả Lương Duy Cường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1986, anh lần lượt làm báo ở Bình Thuận, TP HCM, và lần lượt học thêm ở các đại học Văn Lang, đại học Luật TP HCM, HỌc viện chính trị quốc gia. Hiện anh là biên tập viên cấp cao báo Người Lao động, ủy viên thường trực chi hội Luật gia thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật TP HCM – Hội Luật gia Việt Nam. Anh từng đạt giải A báo chí TP HCM năm 2010.
Năm 1996, mười năm sau khi ra trường, anh cùng với nhà báo Trần Duy Lý ấn hành tập phóng sự - bút ký “Cực nam Trung bộ đi và viết”. Năm 2001, anh tham gia cuốn “Dọc đường miền Trung”, tập phóng sự in chung.
|
Tác giả ký tặng sách |
Lương Duy Cường có tác phẩm đầu tay trên tạp chí Sông Hương – truyện ngắn “Đứa con” (đăng số 20, tháng 8/1986). Anh cũng là thành viên Câu Lạc bộ Những người viết Trẻ Huế, còn gọi là CLB văn học thanh niên Huế do nhà thơ Phạm Tấn Hầu làm chủ nhiệm, với sự bảo trợ của Thành đoàn Huế, Tạp chí Sông Hương những năm 1980.
Phương Anh
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).
Chiều ngày 14/7, tại văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2016 nhằm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.
Sáng 13/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (khóa XV) nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; thảo luận và cho ý kiến về Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020.
Sáng 29/6, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 11/6, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Sáng 11/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”.
Năm 2016, thành phố Huế của Việt Nam cùng 127 thành phố đến từ 21 quốc gia khác trên khắp các châu lục được đưa vào chiến dịch mạng xã hội Thành phố Xanh tôi yêu do cộng đồng bình chọn của WWF tổ chức từ 26-4. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thành phố lọt vào danh sách này.
Sáng 28-5, hội đồng họ Phạm VN phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945) tại TP Huế.
Chiều ngày 18/5, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm bộ sưu tâp áo dài xưa mang tên “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” của Tiến sĩ Thái Kim Lan và nghệ thuật sắp đặt đa phương tiện của Veronika Witte.
Sáng ngày 07 tháng 5, Khoa ngữ văn, Trường đại học khoa học – Đại học Huế đã tổ chức cuộc hội thảo: Thành tựu văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016). Hội thảo là sự gặp gỡ của nhiều kiến giải, nhận định từ các nhà nghiên cứu phê bình văn học về những thành tựu của văn học Việt Nam kể từ năm 1986 cho tới nay.
Tối 24/4, tại giảng đường I, Trường đại học Sư phạm Huế đã diễn ra lễ Bế mạc Liên hoan Âm nhạc Bắc miền Trung năm 2016.
Sáng 24/4, Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc trưng bày “Cổ vật nghìn năm kể chuyện”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2016. Đây là lần đầu tiên những dụng cụ lao động, trang sức có niên đại hơn 2.000 năm, kết hợp cùng đồ gốm cổ triều Nguyễn được trưng bày phục vụ du khách tại Huế.
Sáng ngày 23/4, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2016.
Chiều ngày 21/4, tại Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra Lế khai mạc triển lãm sách với chủ đề “ Huế - Trăm năm đời sách”. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Festival Huế 2016 và kỷ niệm ngày sách Việt Nam 21/4.
Chiều ngày 1/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, những người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các cựu nữ sinh Huế đã tổ chức Chương trình văn nghệ “Hãy yêu nhau đi”.
Chiều ngày 30/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh "NIỆM" để tưởng nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhân 15 năm ngày mất của nhạc sỹ (01/4/2001 - 01/4/2016).
Hòa trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Bính Thân; hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 14, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội Thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016 với chủ đề “Xuân về trên quê hương vào tối ngày 21/2”.
Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Bộ môn Lý luận Văn học, Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp tổ chức nhân một năm ngày mất của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 20/2/2016 tại Phòng Hội thảo, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế.
Sáng ngày 28/01, tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt cộng tác viên, tặng thường tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2015.
Chiều ngày 17-01-2015 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A-Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra buổi tọa đàm Đinh Cường- Thi sĩ của hoài Niệm trong Hội Họa.