Chiều ngày 14/8, tại Nhà sách Phương Nam 15 Lê Lợi – Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu “Du Tử Lê và bằng hữu”. Tham dự có đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến thơ ca của nhà thơ Du Tử Lê.
Nhà văn Hồ ĐăngThanh Ngọc- PCT LH các Hội VHNT, Tổng biên tập TCSH, CT Hội nhà văn TT Huế tặng hoa mừng nhà thơ Du Tử Lê trở về Huế
Du Tử Lê sinh năm 1942, làm thơ từ năm 1953 và đã có thơ in trên các báo thời đó ở Hà Nội. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai. Ông đã xuất bản trên 70 tác phẩm, trong đó các năm 2014, 2015, tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” và tập “Tùy bút chọn lọc” của Du Tử Lê đã xuất bản ở Việt Nam. Từ năm 1981 đến nay, ông có nhiều buổi thuyết trình tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Úc… Những năm 1990 về sau, thơ ông được một số trường đại học nước ngoài dùng để giảng dạy cho sinh viên. Du Tử Lê là 1 trong 6 nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ XX có tác phẩm được chọn in trong tuyển tập “Thi ca thế giới từ thượng cổ tới hôm nay” (World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time” do W.W Norton New York ấn hành năm 1998).
|
Nhà thơ Du Tử Lê chia sẻ và giao lưu với bạn bè, những người yêu mến nhà thơ |
Thơ ông có nhiều cách tân, rõ nhất là cách chấm, phết, gạch chéo cắt lìa nghĩa chữ, xô dạt thành những lớp nghĩa khác nhau, khiến nhiều khi câu thơ, đọc mỗi lần một khác.
Một điều thú vị là thơ Du Tử Lê được phổ nhạc rất nhiều, đến hàng trăm ca khúc. Các nhạc sĩ danh tiếng như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Từ Công Phụng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức, Khang Thụy… đều có những nhạc phẩm hay phổ từ thơ Du Tử Lê. Một trong những nhạc phẩm nổi tiếng do nhạc sĩ Anh Bằng phổ thơ ông, “Khúc Thụy Du”, được xem là một trong những bản tình ca hay nhất.
|
Dịch giả Bửu ý tại buổi giao lưu |
Ngoài ra, nhà thơ tài danh này còn vẽ tranh, chỉ riêng năm 2012, ông đã có 4 cuộc triển lãm cá nhân tại Houston, Seattle, Virginia, Atlanta (Mỹ).
Buổi giao lưu là nơi bạn bè, văn nghệ sĩ gặp lại nhau sau bao năm tháng chia xa. Dịch giả Bửu Ý xúc động “ Gặp lại Du Tử Lê là gặp lại bao nhiêu thời gian dồn ứ lại, gặp lại bao nhiêu hình bóng của Lê. Tôi cứ nghĩ rằng chúng tôi tưởng chừng như không thể gặp nhau. Du Tử Lê trở về, để chúng tôi và Lê hồi tưởng lại những tháng năm xưa”.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ tại buổi giao lưu |
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng đã từ Hà Nội về đây để gặp người bạn của mình, ông cũng đã chia sẻ “ Thơ Du Tử Lê mãi mãi trẻ, trẻ từ khi anh mới bắt đầu làm thơ cho đến tận bây giờ, Anh luôn giữ được sự ngạc nhiên trong con người mình, tâm hồn anh không khi nào già đi và anh cứ viết, viết mãi…”.
|
Nhà thơ Bửu Nam luôn mong muốn nhiều nghệ sĩ phương xa trở về vớiHuế, thăm Huế |
Nhà thơ Du Tử Lê cũng đã chia sẻ đôi điều về Huế, nơi ông gặp được người bạn đời tuyệt vời của mình. “ Khi tôi trở về, Huế đã có thịt có da, khác với những gì trong tâm khảm của tôi nhưng những quá khứ, những kỷ niềm của tôi vẫn còn đó. Tôi may mắn đã đến với hai Huế trong đời, đó là Huế của tôi trước 1975 và Huế của chúng ta sau 1975”. Và đối với Du Tử Lê, tiếng Huế là một ngôn ngữ thơ mộng và đẹp, nếu mang chữ vào trang giấy vẫn có sự réo rắt của nó. Ngôn ngữ Huế rất phong phú và cần phải hiểu được âm ngữ của Huế.
|
Bạn bè và người hâm mộ nhà thơ Du Tử Lê được ký tặng sách. |
Nhà thơ Bửu Nam cũng chia sẻ " Sự nghiệp thơ ca của Du Tử Lê bắt đầu từ năm 16 tuổi cho đến nay đã 74 tuổi, với 56 năm đi đến tận cùng những nổ lực của thi ca, nổ lực của Du Tử Lê với những triết lý sâu sắc của cuộc đời. Và qua đây cũng mong muốn nhiều nghệ sĩ phương xa trở về với Huế hơn nữa để bạn bè và người yêu văn nghệ có thể giao lưu gặp gỡ và học hỏi với nhau nhiều hơn nữa".
PV
Chiều 08/02, tại Art Gallery Sông Như, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cùng nhóm họa sĩ đã khai mạc phòng tranh con giáp với tên gọi "Cờ Hó Ngó Cờ Tây".
Chiều 08/02, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Niềm vui chiến thắng" tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Chiều 08/02, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP Huế), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật tỉnh đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Mùa Xuân và hình tượng con giáp”.
Sáng ngày 8/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tết" nhằm gợi lại không gian Tết cổ truyền của dân tộc.
Chiều 7/2, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế với năm hành động”.
Sáng ngày 6/2, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa TP. Huế tổ chức chương trình “Tết Huế” .
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và tặng thưởng tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2017.
Sáng ngày 30/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đặc công – Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức triển lãm Huế, Xuân 1968- Xuân của Việt Nam- Xuân của lòng dũng cảm.
Chiều ngày 26/1/2018, Ban liên lạc cựu học sinh Quốc Học Huế tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách Giai phẩm Xuân 2018 Quốc Học Huế - Tình yêu. Đây là tấm lòng của các cựu học sinh luôn hướng về thầy cô, bạn bè và ngôi trường Quốc học Huế.
Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Chiều ngày 11/1, UBND thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Sáng 11/1 (tức 25-11 Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ở núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế tổ chức Lễ dâng hương và kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chiều ngày 5/1/2017, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2018. Đông đảo các văn nghệ sĩ và Hội viên đến tham dự.
Sáng 2-1, đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Đặng Thị Bích Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ hoạ, khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vừa đoạt giải “American Graphic Design Award 2017” ở hạng mục Student design (sinh viên thiết kế). do tạp chí Graphic Design USA (Mỹ) khởi xướng. Tác phẩm của Bích Ngọc là bộ 4 poster về vở tuồng cổ San Hậu trên chất liệu Trúc Chỉ. Vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thăng hoa sau khi thắng giải, Bích Ngọc đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về giải thưởng, về Trúc Chỉ.
Sáng 26/12, Bảo tàng Lịch sử và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2017).
Chiều 25/12, tại khách sạn Imperial Huế, Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.
Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013 – 2017, và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg, ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế kết hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức cuộc họp khởi động chiến dịch “ Thành phố Huế nói không với thịt thú rừng”.