Họa sĩ Trần Lương vừa trở thành một trong hai nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa nhận được Giải thưởng Lớn giải Hoàng tử Claus 2014 (cùng Abel Rodriguez từ Colombia). “Giải thưởng cho tôi thấy rõ là mình đang làm những công việc bình thường của một công dân bình thường có trách nhiệm” - nghệ sĩ chia sẻ.
Nghệ sĩ Trần Lương: cùng tác phẩm chính là tác phẩm “Con Rồng Tân Thời” triển lãm tại Nhà Sàn Studio năm 1998, ngày khai mạc cũng là ngày khai sinh Nhà Sàn Studio. “Con Rồng Tân Thời” là tác phẩm sắp đặt đa phương tiện.
* Giải thưởng kèm theo nhận xét: “Trần Lương chính là nhân vật chìa khóa cho sự đi lên của phê bình nghệ thuật đương đại ở miền Bắc Việt Nam. Ông sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật truyền thống có tính cách tân, có bề dày kinh nghiệm với một thế hệ họa sĩ mới...”. Còn anh, điều gì đã khiến anh không dừng lại ở vị trí một họa sĩ bên giá vẽ?
- Cụ thể là tôi rời bỏ vai trò duy nhất là họa sĩ, mà thực hành đan xen như một người hoạt động phát triển cộng đồng, nhà tổ chức nghệ thuật và nghệ sĩ. Nghe có vẻ ôm đồm nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Vào khoảng năm 1995, sau một thời gian có cơ hội tự học hỏi về mối liên quan và cấu trúc giữa văn hóa nghệ thuật với xã hội, chính trị và công nghệ, tôi nhận thấy văn hóa nghệ thuật có tác động tương hỗ và quan trọng trong nhận thức tổng quan của mọi tầng lớp, đặc biệt là những người có ảnh hưởng đến vận mệnh xã hội. Vì thế, tôi cảm thấy hoạt động đơn thuần là một nghệ sĩ của mình đã trở nên yếm thế và lạc hậu, bản thân mình không tiếp cận được nhịp phát triển, nhưng lại có phần ích kỷ, hay nói cách khác là thiếu trách nhiệm.
Ở một góc độ hẹp hơn, ngay cả hoạt động nghệ thuật đơn thuần thì ở Việt Nam cũng không có đủ điều kiện cần chứ chưa nói đến đủ, để một người nghệ sĩ có thể phát triển tài năng, hay một người trẻ tuổi trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đó là các lỗ hổng như: giáo dục, tài trợ, hành lang pháp lý, phê bình lý luận và nghiên cứu, cơ chế quản lý và nguồn con người.
Trong mối liên quan giữa văn hóa nghệ thuật với xã hội, tôi tự hỏi làm sao để nghệ thuật thoát khỏi vai trò minh họa, vai trò công cụ thuần túy, làm sao vai trò của nghệ sĩ được liên thông với xã hội cả tư tưởng lẫn thực hành. Làm sao để phát triển cân bằng trong hiện trạng nghệ thuật giải trí lấn át còn nghệ thuật hàn lâm thì ngày càng thui chột.
Ở một góc độ khác, làm sao để hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ có chất lượng, khi cái gọi là cộng đồng nghệ thuật thiếu vắng vai trò quan trọng của hầu hết các chuyên gia như phê bình lý luận, nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, người xin tài trợ; nhà tổ chức, điều hành, giám đốc nghệ thuật, kỹ sư âm thanh ánh sáng, luật sư bảo vệ quyền lợi cho nghệ sĩ, nhà môi giới nghệ thuật, hệ thống sưu tập và bảo tàng…
* Khi đã thấy rõ những vấn đề tồn tại của nghệ thuật Việt Nam như vậy, trên thực tế ông đã làm và còn chưa làm được gì cho nghệ thuật nước nhà?
- Làm được gì ư? Nói làm được gì thì thật vô cùng, nghĩ đến việc muốn làm và thay đổi được cái gì đó lại thấy bất nhẫn. Từ rất lâu, tôi có tôn chỉ và xác định rõ ràng cho công việc của mình là hãy làm dần từng xăng-ti-mét. Tôi tin vào sự “có thể” khi bắt đầu bằng một việc nhỏ và liên tục đắp thêm từng mẩu nhỏ một. Nói thế để có niềm tin, chứ thất bại là chuyện thường, nhưng khi mất một hoặc nhiều mẩu nhỏ, chắc lại có thể ngồi dậy được…
Mặt khác tôi không đặt ra một kế hoạch duy ý chí về việc muốn làm những gì cho nghệ thuật phát triển. Mà kế hoạch và động lực của tôi dựa trên thực tế địa phương cụ thể. Nếu kể ra cái cần làm, cần thay đổi và ôm đồm thì sẽ ngất luôn: Vì đó là toàn bộ hạ tầng cơ sở cho nghệ thuật, trong đó giáo dục, cơ chế quản lý và hành lang pháp lý là quan trọng nhất.
* Để thực hiện được những vấn đề như ông nói cần có thời gian dài và nỗ lực tâm sức rất lớn không chỉ cá nhân mà còn cần sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên so với trước năm 2008, bản thân ông mặc dù vẫn tham gia những hoạt động nghệ thuật cộng đồng nhưng nhìn chung các sự kiện ấy chìm vào trầm lặng. Điều này có phản ánh nghệ thuật đương đại Việt Nam từng có trong thời kỳ “ngủ đông”?
- Cá nhân hay nhà nước là quan niệm lỗi thời rồi. Các hoạt động phát triển xã hội trên thế giới hầu hết được thực hiện bởi tư nhân. Nhà nước chỉ lo về chính sách, ngân sách và tư vấn hỗ trợ. Nếu nhà nước cái gì cũng “sờ” vào, kiểm soát chi tiết thì công việc chỉ còn hình thức mà không có hiệu quả.
Sự trầm lặng của hoạt động nghệ thuật mà chị nói chỉ là hình thức. Những thực hành của tôi có thay đổi theo hướng dự án lâu dài, đa phương tiện, tương tác kết hợp với nghiên cứu. Vì thế bề ngoài thấy có vẻ bình lặng hơn, nhưng thực tế nó luôn dịch chuyển với không gian mới, người tương tác mới, ngữ cảnh mới… Cũng tương tự với các dự án phát triển cộng đồng: cũng dài hơi, có tính nghiên cứu và không quá coi trọng quảng bá hoặc trưng bày.
* Không còn nhiều hoạt động quảng bá hay triển lãm tác phẩm, không còn nhiều đất để làm nghệ thuật đương đại và thiếu hẳn sự hỗ trợ về tinh thần/vật chất từ các tổ chức, quỹ văn hóa trong và ngoài nước, nghệ sĩ trẻ từng có thời gian được ông dìu dắt đã trải qua cuộc sống cũng như hoạt động nghệ thuật thế nào?
- Đây là điều đáng buồn, một thực tế trần trụi. Có một số nghệ sĩ trong hai thế hệ sau tôi đã gần như rời bỏ nghệ thuật thực nghiệm. Cái cách bỏ thì rất khác nhau: Bỏ vì hoàn cảnh kinh tế. Bỏ vì cạn kiệt năng lượng do nền tảng đào tạo quá hạn hẹp. Bỏ vì làm một lúc hai thứ nghệ thuật, một cho thị trường và một cho sự nghiệp, cuối cùng thì thị trường bóp nghẹt hàn lâm.
Còn cái thời dùng từ “các quỹ” đã là quá khứ. Trước đã ít quỹ, giờ còn ít hơn. Tài trợ phi lợi nhuận thật sự chỉ có một quỹ còn hoạt động. Các tài trợ lẻ tẻ từ các đại sứ và trung tâm văn hóa nước ngoài rất ít và phải “có điều kiện”. Với nghệ thuật đương đại Việt Nam, đời sống của nó chưa bao giờ được thuận lợi.
* Xin cảm ơn những chia sẻ của ông.
Giải thưởng Hoàng tử Claus được trao thường niên cho các tổ chức và cá nhân ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và vùng Caribean vì những thành tích xuất sắc của họ trong lĩnh vực văn hóa và phát triển. Các hạng mục giải thưởng bao gồm giải thưởng lớn Principal Prince Claus trị giá 100.000 euro và 10 giải Prince Claus trị giá 25.000 euro/giải. |
Nguồn: Việt Quỳnh - TT&VH
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.