Giải thích câu Kiều 2168: “Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”

16:32 30/05/2008

LTS: Có nhiều cách hiểu về câu thơ trên. Y kiến của cụ Thanh Huy - Cử nhân Văn khoa Việt Hán, sinh 1916 tại Huế, cũng là một ý có thể tham khảo đối với những ai quan tâm Truyện Kiều, để hiểu thêm và đi đến kết luận về cách tính thước tấc của người xưa.
SH

Truyện Kiều ra đời đã lâu nhưng đến nay câu 2168 ấy chưa ai giải thích cụ thể rõ ràng. Lâu nay các nhà nghiên cứu Truyện Kiều phần nhiều không giải thích, có vị giải thích lại không thoả đáng, ví dụ Nguyễn Văn Vĩnh bảo một thước bằng 0,44m - mười thước bằng 4,40m. Trên báo chí cũng đã có nhiều người nêu câu hỏi nhưng vẫn chưa có câu trả lời đúng đắn. Tôi tin là Nguyễn Du không viết lên một câu thơ vô ý nghĩa. Do đó tôi tìm tòi những tư liệu nói về chiều cao của con người và đã biết được như sau:
1. Tang Duy Hàng, đời Tần, có tiếng chăm học, người lùn, thân cao bảy thước (7 th) X.Thành ngữ điển tích của Diên Hương, tập 2, tr.120.
2. Hạng Võ, người mạnh có tiếng của Trung Hoa, bề cao tám thước (8 th) X. Văn Đàn Bảo Giám tập 3, tr.26, có bài thơ Bái Công khóc Hạng Võ của Tôn Thọ Tường có câu: “Cái thân tám thước tủi cùng thân”.
3. Khổng Tử cao chín thước sáu tấc (9 th 6 tấc) X.Thành ngữ Điển tích của Diên Hương, tập 1, tr.207.
4. Vua Văn Vương nhà Chu cao mười thước (10 th) X. Truyện Kiều do Bùi Khánh Diễn chú thích, tác giả đã so sánh Từ Hải với vua Văn Vương cũng cao mười thước (10 th).
Lại xem trong tác phẩm Luận cổ suy kim (lời bình về Tam quốc chí) của Mộng Bình Sơn, NXB TP. HCM 1996 có tả hình dạng các nhân vật như sau:
- Lưu Bị, Trương Phi, Mã Siêu... cao tám thước (8 th).
- Quan Vân Trường cao chín thước (9 th). ..vv....
Xem trên thì biết thực tế có người cao người thấp khác nhau. Người thanh niên mà cao bảy thước là người lùn, còn thường thì cao tám, chín, mười thước...
Nguyễn Du đã tả hình dáng Từ Hải bằng một câu thơ tám chữ rất hay, đoạn trên và đoạn dưới trong câu đối rất chỉnh, lời văn đẹp, nhạc điệu tuyệt vời và nghĩa rất chính xác chứ không phải là câu thơ theo lối văn chương ước lệ như nhiều người đã tưởng.
Vậy chúng ta cần tìm hiểu mười thước là bao nhiêu, bằng chừng nào? Mấy lâu nay còn lúng túng vì nghiên cứu chưa đúng phương pháp, chưa khoa học. Nay chúng ta cần tìm hiểu nghĩa chữ Thước. Chúng ta hẳn đã biết chữ Thước là dịch Hán tự Xích ( ) mà ra. Tham khảo Từ điển Giải tự của Trung Quốc và bản Caractères Chinois (Hán tự) giải thích nguyên gốc Hán tự của nhà truyền giáo Leon Wieger in ở Đài Loan bằng tiếng Pháp thì chữ xích ( ) có nguyên nghĩa là một gang tay dài phỏng hai tấc tây (0,20 m). Đối chiếu thì mười thước tức là mười xích đo phỏng hai mét (2m). Vai năm tấc rộng tức phỏng một tấc tây (0,1m). Vai rộng đo từ phía trước ra sau. Với kích thước ấy Từ Hải cao, to, dũng mãnh, cân đối, có vẻ đẹp thẩm mỹ. Các vận động viên nhiều người cao và to lớn bằng hoặc hơn Từ Hải là chuyện thường. Muốn hiểu rõ chữ Xích xin xem Từ điển Giải tự của Trung Quốc hay bản tiếng Pháp Caractèrres Chinois của Leon Wiegerr tr.92.
Như vậy chúng ta đối chiếu thì biết người cao bảy thước (7 th) tức là 1,40m, người cao 8 th tức là 1,60 m, cao 9 th tức 1,80 m v.v....

THANH HUY

(nguồn: TCSH số 151 - 09 - 2001)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vừa qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có viết một loạt bài về ông Nguyễn Hiển Dĩnh - một quan lại triều nguyễn, nhà soạn tuồng nổi tiếng Quảng Nam. Qua thư tịch, anh chứng minh Nguyễn Hiển Dĩnh tuy có đóng góp cho nghệ thuật tuồng cổ nhưng những hành vi tiếp tay cho Pháp đàn áp các phong trào yêu nước ở Quảng Nam quá nặng nề nên không thể tôn xưng Nguyễn Hiển Dĩnh là danh nhân văn hoá của việt Nam như Viện Sân khấu và ngành văn hoá ở Quảng Nam Đà Nẵng đã làm. Qua các bài viết của Nguyễn Đắc Xuân có những vấn đề lâu nay ngành văn hoá lịch sử chưa chú ý đến. nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh đã có cuộc đối thoại lý thú với anh về những vấn đề nầy.

  • ĐỖ NGỌC YÊNVào những năm 70 của thế kỷ, ở nhiều nước phương Tây tràn ngập không khí của cuộc khủng hoảng gia đình, làm cho nhiều người rất lo ngại. Một số kẻ cực đoan chủ trương xóa bỏ hình mẫu gia đình truyền thống. Nhưng cái khó đối với họ không phải là việc từ bỏ hình mẫu gia đình cũ - mặc dù trên thực tế việc làm đó không phải dễ - mà vấn đề đâu là hình mẫu gia đình mới.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH             Phóng sự điều tra

  • THỦY THANHLâu nay, "quả lắc" vì sự trong sáng tiếng Việt dường như đã trì vào điểm chết của dây dọi. Những mặc cảm, thành kiến hoặc dị ứng về sự "ga lăng ngôn ngữ" trước áp lực của thời đại tin học cũng chững lại như một thái độ thăm dò. Suy cho cùng thì ngôn ngữ cũng có đời sống riêng và nó bao gồm cả thể vía lẫn thể xác. Nó cũng "hữu sinh tất hữu diệt" trong luật tiến hóa và đào thải như nhiên. Ngôn ngữ nói chung là một phương pháp hệ thống hóa và tích lũy tri thức theo sự diễn tiến về mặt lịch đại và sự tiệm tiến về mặt đồng đại.

  • Các lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi: tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tác giả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau.

  • Viết là một công việc bất hạnh. Một trong những yếu tố gây khốn khổ cho nhà văn là cốt truyện. Cốt truyện là “ông ngoáo ộp” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm.

  • Trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen. Dáng hình đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thùy mị, thanh khiết, không nhiễm bẩn... chừng ấy đức tính tốt đẹp đã đưa hoa sen thành biểu trưng cao quý của đạo Phật.

  • TRẦN ĐƯƠNGGoethe (1749-1832) hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là người Đức vĩ đại nhất”.

  • AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

  • Flier Andrei Jakovlevich(Tiến sĩ triết học, nhà văn hóa học của Nga)

  • HOÀNG NGỌC HIẾN    (Đọc "Văn hóa chính trị - truyền thống và hiện đại" (1) của Nguyễn Hồng Phong)Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm(2). Lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay là một chủ đề quan trọng của công trình.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHThực trạng của phê bình nghệ thuật hiện nay đang là một câu hỏi cần phải được trả lời.

  • THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

  • HOÀNG TẤT THẮNGMột trong những đặc điểm đặc thù của tiếng Việt là: các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất... không phải luôn chỉ đứng một mình mà thường kết hợp với một từ đứng trước với chức năng phân loại, chỉ đơn vị, biểu thái... trong lời nói. Chẳng hạn, sự vật thuyền trong tiếng Việt không phải chỉ có từ "thuyền" mà còn có "cái thuyền", "chiếc thuyền", "con thuyền", "lá thuyền", "mảnh thuyền"... các từ "cái - chiếc - con - lá - mảnh..." thường gọi là từ chỉ loại (hay là loại từ).

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học thời đại nào cũng là sự du di cái nhìn thấm sâu vào đời sống. Thơ văn nói tới cái thật xa, rồi lại trở về với cái thật gần. Muốn đi xa, hành trang thơ phải gọn nhẹ, nhẹ chữ nhưng nặng lòng. Thơ Thiền là vậy. Mỗi câu thơ như một mũi tên bay vào tưởng tượng. Giữa những dòng thơ Thiền là một cõi chân như, vượt ra ngoài định giới môi trường xã hội quen thuộc, vì thế thơ Thiền thênh thang hướng đạo nhằm mục đích cứu sinh, đưa con người trở về với chính nó.

  • LÊ ĐẠT                Đường bụi trang lịch cũ                 ếp ếp đàn thời gian                                           L.Đ

  • HOÀNG NGỌC HIẾN             (góp phần định nghĩa minh triết)Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997).

  • VÕ VĨNH KHUYẾNBa mươi năm, sau khi Bác qua đời (1969 - 1999) có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chuyên luận và khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước về thơ, văn của Bác. Quy mô và mức độ có khác nhau. Tuy vậy, vẫn có chỗ chưa được khảo sát một cách đầy đủ, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Trong phạm vi, khả năng cá nhân và nội hàm vấn đề, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ về thơ Bác viết cho thiếu nhi.

  • NGÔ TỰ LẬP(Tiếp theo TCSH số 127/9-99)

  • NGÔ TỰ LẬP1.Platon nói rằng không thể có sự bình đẳng của những kẻ vốn không bình đẳng về mặt năng lực tự nhiên. Đó là xã hội người, nhưng chúng ta cũng có thể nói tương tự như vậy về xã hội từ ngữ.