Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan liên quan tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ hai với Chủ đề “Vì một xã hội an toàn trước thiên tai - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu”.
Cuộc thi nhằm thúc đẩy sự tham gia rộng rãi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, nhận định, phản ánh thực trạng, bài học kinh nghiệm, cách tiếp cận, giải pháp phòng chống thiên tai.
Cuộc thi nhằm thúc đẩy sự tham gia rộng rãi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, nhận định, phản ánh thực trạng, bài học kinh nghiệm, cách tiếp cận, giải pháp phòng chống thiên tai.
Cải thiện chất lượng, quy mô và hình thức công tác thông tin, truyền thông phòng chống thiên tai, bao gồm nội dung, số lượng và chất lượng các tin bài, chương trình, sản phẩm. Hình thành và xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai để phổ biến đến cán bộ các cấp và người dân.Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan phòng chống thiên tai với các cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức, cá nhân; ghi nhận, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp thiết thực đối với công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về phòng chống thiên tai.
Đối tượng dự thi là tất cả công dân Việt Nam, bao gồm những nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí của Giải đều có quyền gửi tác phẩm tham dự. Tác phẩm/chùm tác phẩm (sau đây gọi chung là tác phẩm) tham dự Giải phải được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình,...) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép và bảo đảm đúng quy định về thời gian đăng, phát; có hiệu quả tuyên truyền cao với xã hội và cộng đồng.
Mỗi tác giả, nhóm tác giả gửi tối đa 05 tác phẩm phù hợp với quy định của Giải để tham dự cuộc thi. Số tác giả trong một nhóm tối đa là 05 người. Đối với tác phẩm truyền hình tối đa là 07 người.
Tác giả có tác phẩm gửi dự thi không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, không vi phạm Luật báo chí và các quy định khác của pháp luật.
Tác phẩm dự thi là những tác phẩm bằng tiếng Việt được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2021. Nếu tác phẩm nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm được đăng, phát trong khoảng thời gian nêu trên. Tác phẩm được xét trao Giải phải bảo đảm tính chân thực, chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn.
Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về công tác phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và được dư luận xã hội quan tâm; tính thời sự, tính thuyết phục và giá trị thông tin tuyên truyền cao; các tác phẩm cần có sức lan tỏa lâu dài trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống thiên tai; phản ánh tình hình thực tế, phát hiện khó khăn vướng mắc, bất cập của cơ chế chính sách lĩnh vực phòng chống thiên tai; huy động sự tham gia của cộng đồng, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực phòng chống thiên tai,…
Những tác phẩm đã được trao thưởng ở các cuộc thi ở địa phương vẫn được quyền dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng. Ban tổ chức không nhận các tác phẩm đã đoạt giải ở các cuộc thi cấp quốc gia và quốc tế.
Các thể loại và loại hình báo chí được xét trao Giải là loại hình: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình, Ảnh báo chí.
Thể loại: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, tọa đàm, ảnh báo chí…
Giải thưởng cho mỗi loại hình gồm: 01 giải Nhất; 01 giải Nhì; 02 giải Ba; 03 giải Khuyến khích. Ngoài ra, còn có thêm một số giải khác: Giải câu chuyện tác động mạnh mẽ nhất, Giải hình ảnh ấn tượng nhất, Giải đồng hành,…
Lễ công bố và trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 5/2022.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động đến hết ngày 31/12/2021. Tác phẩm gửi về địa chỉ Tổng cục Phòng chống thiên tai, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Email: giaibaochipctt@gmail.com
Website của cuộc thi: http://giaibaochipctt.mard.gov.vn.
Điện thoại: 024 3211 5960.
PV
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013
Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt
Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố
Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.