Có thể nói, một trong những đặc điểm độc đáo của Phật giáo Việt Nam là Gia đình Phật tử. Lịch sử Gia đình Phật tử ở nước ta đã được hơn 70 năm. Ngày 14.8.1938, cư sĩ Tâm Minh (Lê Đình Thám) trong Đại hội đồng Tổng trị sự đầu tiên của An Nam Phật học hội tại chùa Từ Đàm (Huế) đã khởi xướng thành lập Đoàn Thanh niên đức dục. Năm 1941, tổ chức này đổi tên là Gia đình Phật Hoá Phổ. Mười năm sau, vào các ngày 24, 25, 26 tháng 4 năm 1951, tại chùa Từ Đàm lịch sử lại diễn ra Đại hội đầu tiên lấy tên gọi thống nhất là Gia đình Phật tử Việt Nam. Từ những tổ chức đầu tiên như Gia đình Hướng Thiện, Gia đình Gia Thiện ở Huế, Gia đình Minh Tâm, Gia đình Liên Hoa ở Hà Nội, tổ chức Gia đình Phật tư đã lan tràn khắp mọi miền đất nước và ngày nay mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Mục đích tôn chỉ của Gia đình Phật tử Việt Nam khẳng định đây là một tổ chức giáo dục, đào tạo thanh thiếu niên trở thành người Phật tử chân chính để phụng sự đạo pháp và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo. Tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam tuyên bố, từ trước tới nay tổ chức của họ là một đoàn thể thiện ái và nhân bản, vượt trên mọi quan điểm dị biệt về chính trị xã hội. Thiện chí của họ là góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, đào tạo và giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên giữ được truyền thống đạo đức dân tộc khỏi bị ảnh hưởng bởi những luồng gió độc mang theo lối sống trụy lạc, đầy tham vọng và cạm bẫy làm băng hoại và tha hoá đạo đức các thế hệ thanh thiếu niên. Hiện nay Gia đình Phật tử phát triển mạnh nhất ở miền Trung, đặc biệt là Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng. Hoạt động của Gia đình Phật tử có ảnh hưởng nhiều mặt đến xã hội, nhất là đối với việc giáo dục đạo đức, văn hoá cho thanh thiếu niên. Nghiên cứu vấn đề này, tác giả Võ Thị Xuân Hà mới đây đã cho xuất bản cuốn sách Gia đình Phật tử với mong muốn được chia sẻ cùng bạn đọc những hiểu biết của mình về tổ chức thiện ái của Phật giáo, hy vọng có thể có chút ích lợi nào đó cho những ai quan tâm đến Phật giáo ở Việt Nam. Cuốn sách gồm bốn phần chính, ở mỗi phần, tác giả cung cấp cho chúng ta những thông tin tư liệu, những hiểu biết quý báu về Gia đình Phật tử. Ở phần thứ nhất của tập khảo cứu, nhà văn đã giúp độc giả hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Gia đình Phật tử ở nước ta trải qua hơn 70 năm. Đó là một tổ chức thanh thiếu niên trong Phật giáo với mục đích tôn chỉ là giáo dục, đào tạo thanh thiếu niên trở thành người Phật tử chân chính phụng sự đạo pháp và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo. Để bạn đọc có thể hiểu một cách cụ thể và sâu sắc hơn về Gia đình Phật tử, ở phần thứ hai, tác giả đã cung cấp cho chúng ta những nội quy sinh hoạt, những đạo pháp trong Gia đình Phật tử. Tất cả những nội quy, những đạo Pháp ấy đều nhằm đào tạo và giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên theo tôn chỉ, mục đích của Gia đình Phật tử với thiện chí là góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, giữ được truyền thống đạo đức dân tộc khỏi bị ảnh hưởng bởi những luồng gió độc mang theo lối sống truỵ lạc, đầy tham vọng và cạm bẫy làm băng hoại và tha hoá đạo đức các thế hệ thanh thiếu niên. Trong phần thứ ba của “Gia đình Phật tử”, nhà văn đưa ra một số tư liệu sinh hoạt của chính những đoàn sinh trong Gia đình Phật tử, đồng thời trích đăng tấm gương cao quý của một nhà sư để các đoàn sinh cũng như độc giả học tập và noi theo. Phần cuối của cuốn sách là những tác phẩm, những truyện ngắn của chính tác giả trong các giai đoạn về những vấn đề tâm linh trong Phật giáo. Đó là tấm lòng chân tình của nhà văn dâng tặng các tăng ni, phật tử. Y.T (262/12-10) ------------------- (*) Gia đình Phật tử - Khảo cứu - Tác giả: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà - Sách do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, phát hành trên toàn quốc tháng 10/2010. |
Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.
(Đọc tập thơ “Thế giới và tôi” của Ngô Tự Lập)Tôi kém Ngô Tự Lập hơn chục tuổi nhưng không “trẻ” hơn anh. Tuổi trẻ làm ta cao ngất lên, tuổi già đôi khi cũng vậy. Nhưng cao ngất lên ta thấy gì nào?
“Tết không vào nhà tôi”(*)nghĩa là tết không vào nhà Phùng QuánCâu thơ tâm trạngVấn nạn một đời
Nhà thơ Phùng Quán trọn cuộc đời (1932 - 1995) là một chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn xông xáo và nhiệt huyết.
Đầu những năm 61, Phùng Quán về lao động tại nông trường Thắng Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Quán ở đội 6 khai hoang, tôi ở đội canh nông Ngọc Ách từ trước.
Chỉ trong vòng 63 năm từ 1930 đến 1993, văn học Mỹ đã vinh dự nhận được 11 giải Nobel. Đây là một thành tựu vượt bậc đáng tự hào mà không phải bất cứ một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đóng góp vào ánh hào quang ấy có John Steinbeck - nhà văn lớn của văn học hiện thực Mỹ.
(Đọc “Thơ Trần Quốc Thực” – Nxb HNV 2007)Giữa rất nhiều giọng thơ khoa trương, khoe mẽ hôm nay, Trần Quốc Thực là một giọng thơ lặng lẽ đầy bản sắc. Sự ngại giao tiếp, sự âm thầm dâng hiến cho thơ của Trần Quốc Thực đã khiến cho nhiều người không biết đến thơ anh.
Văn học huyền ảo ra đời mang lại một thành tựu của phương pháp sáng tác. Một bước chuyển tiếp sau hàng thế kỉ từ cổ điển, lãng mạn, rồi hiện thực.
(Đọc lại "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa)Tôi đã viết vài dòng góp ý chân tình sau khi đọc lướt cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa. Nếu Khoa thực sự hiểu được vấn đề cũng như dư luận đánh giá đúng cuốn sách thì tôi không đọc lại và cũng không viết nữa làm gì.
Nếu ai đã được say, đã được bay cùng vầng trăng trong thơ Lý Bạch, thì sẽ không khỏi chạnh lòng khi đọc những vần thơ trăng của Đặng Huy Trứ. Đặng Huy Trứ có yêu trăng không ?Rất yêu. Yêu rất nhiều...
Phùng Quán ơi ! Bây giờ trước cái chòi ngóng sóng ở mé Hồ Tây nhà anh, quán nhậu mọc lên nghi ngút, che khuất những bầy sâm cầm đương hạ cánh xuống hoàng hôn. Cái nhìn của anh cũng đói, nhưng ở thế giới bên kia anh đâu có ngán :"Trong trăm nghìn nỗi đói/tôi nếm trải cả rồi/tôi chỉ kinh khiếp nhất/ là nỗi đói tình người
Những câu thơ này ở trong bài Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi. Lịch sử đất nước, qua con mắt thơ Lưu Quang Vũ, bao trùm là gió và tình yêu. Cũng có thể mượn câu này để nói về đời và thơ của chính anh. Điều anh ước đã làm những trang thơ anh có rất nhiều gió.
Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KXO6 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm. Văn hóa chính trị truyền thống Việt là một đề tài quan trọng của công trình.
NGUYỄN THỤY KHA(Đọc “Gửi VB” thơ của Phan Thị Vàng Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2006)Có một thời, người ta giấu kín nỗi cô đơn như một khuyết tật của mình để được hoà nhập vào đám đông ồn ào, hơn hớn lên đường, để được hy sinh và dâng hiến vô danh. Nhưng đã là khuyết tật thì có giấu mãi cũng đến lúc phải lộ ra, nữa là nỗi cô đơn không thể thiếu ở mỗi kiếp người. Mãi đến thời thanh bình, nỗi cô đơn của thân phận dần dà mới được nói ra.
Hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng nguyên ủy viên thường vụ Hội LH.VHNT TT.Huế, nguyên chủ tịch Hội Mỹ thuật TT.Huế, nguyên giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế v.v... đã từ trần ngày 26 tháng 10 năm 2006, hưởng thọ 75 tuổi.Thương tiếc người hoạ sỹ tài danh xứ Huế, Sông Hương xin đăng bài viết của nhà thơ Võ Quê và xin được coi đây như một nén hương tưởng niệm
Ai cũng biết, anh là tác giả của các tập thơ và trường ca Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím...với những thao thiết của dã quỳ vàng, của thông xanh, xoan tím, phượng hồng, những gió và nắng, những bùn lầy và cát bụi, những cần rượu và cồng chiêng