Nam Phương hoàng hậu - Ảnh: art2all.net
GẶP BÀ NAM PHƯƠNG Sáng ngày 10 tháng 12 năm 1945, anh em cho biết bà Nam Phương mời tôi gặp bà 9 giờ hôm nay. Đúng giờ hẹn, tôi và đồng chí Hải Triều (tức là đồng chí Nguyễn Khoa Văn) và một đồng chí nữa (tôi quên tên) đến cung An Định, chỗ ở của bà Từ Cung, mẹ Vĩnh Thụy, và bà Nam Phương. Bà Nam Phương ra sân tiếp tôi và mời vào phòng khách. Phòng trang hoàng rất lịch sự và kiểu cách Âu châu. Nam Phương có tiếng là người lịch thiệp, tuy tuổi đã hơi cao, nhưng vẫn còn phong cách của một bà Hoàng có sắc đẹp nổi tiếng. Bà vừa rót nước trà mời khách, vừa tỏ lời hỏi thăm sức khỏe của tôi đi đường từ Hà Nội vào Huế thế nào? Tôi trả lời: “Cảm ơn bà, sức khỏe vẫn bình thường” và nói tiếp: “Trước khi đi vào đây, tôi có đến gặp Cố vấn và thấy ngài vẫn khỏe mạnh”. Khi tôi nói bà chú ý nghe một cách chăm chỉ, rồi tự nhiên bà xách ghế đến ngồi gần bên tôi và hình như bà muốn nghe lại lời tôi vừa nói. Tôi ngạc nhiên chưa hiểu ra sao thì rất may, đồng chí Hải Triều nhanh ý lại rỉ tai cho tôi biết bà nặng tai phải nói to bà mới nghe được. Tôi vừa nhắp cốc nước trà vừa nhắc lại rõ ràng từng câu lời tôi vừa mới nói. Bà cảm ơn, vui vẻ. Từ đây bắt đầu vào câu chuyện chính. - Thưa bà cố vấn, tôi được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy thác vào gặp bà nói lên lời hỏi thăm của Người về sức khỏe của bà và các con bà: Đồng thời Hồ Chủ tịch cũng có ý định mời bà và các cháu ra Hà Nội ở cùng với cố vấn để cho gia đình đoàn tụ vui vẻ hơn cảnh như lâu nay mỗi người mỗi ngã. Chính phủ sẽ lo chu tất mọi việc cho ông bà. (1) Đầu tiên, khi nghe tôi nói Hồ Chủ tịch gửi lời hỏi thăm và chúc sức khỏe bà và các con, bà tỏ ý vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Đến khi nghe tôi nói ý định của Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội cùng ở với cố vấn, bà có vẻ đăm đăm suy nghĩ. Thái độ như bàng hoàng không còn tự nhiên nữa. Bà tiếp tục rót nước mời tôi và đồng chí Hải Triều. Một lúc sau, bà mới bắt đầu nói: - Tôi xin nhờ ông Bộ trưởng báo cáo với Hồ Chủ tịch, tôi hết sức cảm động và vui sướng được cụ Chủ tịch gởi lời hỏi thăm sức khỏe mẹ con tôi, tôi xin vô cùng cảm tạ. Còn về ý định của Hồ Chủ tịch đưa mẹ con tôi ra Hà Nội cùng đoàn tụ với ông cố vấn, tôi xin có ý kiến để trình lại với cụ Chủ tịch: Hiện nay ông cố vấn một mình ở thủ đô Hà Nội, với phong cách và lối sống của ông. Nhà nước chu toàn cho đầy đủ cũng phải tốn kém lắm. Chính phủ vừa mới thành lập, trăm công nghìn việc, phải tốn kém bao nhiêu! Cần tránh những gánh nặng khác. Tôi và 4 con tôi trong này sống cũng tạm đủ. Với cuộc sống bình thường chúng tôi vẫn có khả năng tự lo liệu cũng được. Nếu mẹ con chúng tôi ra sống chung với ông Cố vấn, Nhà nước phải tốn kém gấp bội, tôi nghĩ như vậy là không đúng. Xin Hồ Chủ tịch cứ tạm để mẹ con chúng tôi tạm nương náu trong nầy, khi nào tình hình nước nhà ổn định và tốt dần lên, bấy giờ sẽ đặt vấn đề đoàn tụ của gia đình chúng tôi cũng chẳng muộn. Nhờ Bộ trưởng thưa lại với Hồ Chủ tịch hộ cho. Chúng tôi rất cảm ơn. Bà Nam Phương thoái thác một cách khéo léo, lịch sự. Tuy thâm tâm của bà ra sao, chưa được biết chắc chắn, nhưng cách lập luận của bà tỏ ra có lý vừa có nhân hậu. Thấy không có khả năng thuyết phục bà được nữa, tôi phải nhận sẽ báo cáo lại với Hồ Chủ tịch. Tưởng câu chuyện đến đây là xong, tôi uống hết cốc nước, rồi đứng dậy định cáo từ bà ra về. Bà vội vàng giữ lại và nói: “Mời ông Bộ trưởng nán lại một chốc, tôi sẽ báo cáo với bà Từ Cung, Người sẽ vui lòng tiếp ông Bộ trưởng”. Nói xong bà vội vào nhà trong ngay. Tôi hơi ngạc nhiên. Đồng chí Hải Triều cho biết bà Từ Cung là vợ Khải Định, mẹ của Bảo Đại. Trong lúc đang suy nghĩ sẽ tiếp xúc với bà Từ Cung như thế nào đây, thì bà Nam Phương từ nhà trong ra niềm nở mời chúng tôi vào. Một căn phòng trang hoàng lộng lẫy, trang trí theo kiểu phong kiến phương đông. Không có xa-lông, chỉ một cái bàn dài chạm trổ, bóng nhoáng. Bà Nam Phương mời tôi ngồi ghế bên phải, bà ngồi ghế bên trái. Hai phút sau, nghe một tiếng soạt, cửa trướng từ từ mở, một bà trạc tuổi trên dưới sáu mươi, đầu chít khăn vàng, mặc áo thêu nhiều màu sắc, từ trong trướng bước ra lên thẳng trên một chiếc ghế để sẵn ở giữa giống như chiếc ngai sơn son thếp vàng. Thấy bà Nam Phương đứng dậy, tôi cũng đứng dậy. Tôi không nhìn bà Từ Cung mà chỉ nhìn bà Nam Phương. Sau khi Từ Cung ngồi, bà đưa tay mời chúng tôi ngồi. Tôi lúng túng. “Ai sẽ bắt đầu câu chuyện đây. Bà Từ Cung chào tôi hay tôi chào bà trước?” Chẳng lẽ tôi chào và nói thay mặt Hồ Chủ tịch đến thăm sức khỏe bà Khải Định? - Không thể được rồi. Thấy tôi chưa nói được lời gì, bà Nam Phương liền đứng dậy xin phép bà Từ Cung giới thiệu ông Bộ trưởng Bộ Lao động trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi công cán ở miền Nam, ghé thăm gia đình ông cố vấn và đến chào bà Từ Cung. Nhận thấy lời giới thiệu vừa khéo và đúng mức, tôi đứng lên tiếp lời. - Được ủy nhiệm vào công cán trong nầy, trước khi ra đi, tôi có đến thăm cố vấn, ngài luôn luôn khỏe mạnh và ngài có nhắn lời thăm gia đình. Tôi đã gặp bà cố vấn và được bà giới thiệu đến thăm Từ Cung. Tôi xin tỏ lời chúc Từ Cung luôn luôn khỏe mạnh và trường thọ. Bà Từ Cung nhếch miệng cười tỏ lời cảm ơn. Bà đưa tay mời dùng trà và hỏi: - Ông cố vấn làm việc có được Chủ tịch Hồ Chí Minh thương mến không? Tôi trả lời: quan hệ giữa Hồ Chủ tịch và cố vấn luôn luôn tốt đẹp. Hai bà đều tỏ ý vui mừng, và đều nói rất cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một lúc sau, bà Từ Cung đứng dậy cáo từ và ra lệnh cho bà Nam Phương tiếp tục tiếp tôi. Câu chuyện cũng tạm đủ, chúng tôi xin tạm biệt bà Nam Phương. Bà tiễn chúng tôi ra tận ngõ tỏ ý vui vẻ hài lòng. Nhất là bà hài lòng về việc được giới thiệu tôi đến thăm và nói chuyện với bà Từ Cung trong lúc này. Một vấn đề rất tế nhị mà tôi chưa nghĩ đến. Khi đến gặp bà Nam Phương, tôi không chú ý gặp bà Khải Định vì một lẽ dễ hiểu là không có nội dung gì để gặp. Một lẽ nữa, tôi với danh nghĩa được ủy thác của Hồ Chủ tịch và đại diện Chính phủ, tôi phải thận trọng trong tiếp xúc, không thể tiếp xúc tràn lan. Nhưng nghĩ lại, nếu tôi gặp bà Nam Phương xong rồi ra về không một câu hỏi thăm bà mẹ cố vấn Vĩnh Thụy, mặc dầu bà ở cùng một nhà, thì rõ ràng là có chỗ chưa chỉnh lắm, gây thắc mắc đối với bà Từ Cung. Bà Nam Phương đã nắm được tâm lý này, và với bản chất người lịch thiệp, nhạy cảm, đã chủ động giữ tôi lại một cách khôn khéo, thân hành tổ chức cuộc gặp gỡ giữa bà Từ Cung với tôi, tuy chỉ có tính chất hoàn toàn xã giao nhưng đối với bà Từ Cung rất có ý nghĩa. GẶP BÀ THÀNH THÁI VÀ BÀ DUY TÂN Về trụ sở của Ủy ban Trung bộ, anh em cho biết đã tìm gặp được bà Thành Thái và bà Duy Tân. Hai bà hẹn chiều nay (10-12-1945) 15 giờ đến gặp tôi. Đúng 15 giờ, hai bà cùng đến một lúc. Tôi ra chào hai bà từ ngoài cửa và mời vào phòng khách. Hai bà hai mẫu người có chỗ giống nhau mà có chỗ khác nhau rõ rệt. Giống nhau ở chỗ tư thế đàng hoàng, lịch sự, lễ độ phong kiến, cốc cách của vị hoàng hậu trước đây. Khác nhau ở chỗ một bà - bà Thành Thái - vào trạc tuổi 60 ăn mặc trang nhã, nói năng lịch thiệp, cốc cách phong kiến nhưng thêm vẻ người tu hành thoát tục, bà đeo chuỗi hạt bồ đề trong người. Còn bà dâu - bà Duy Tân - trạc tuổi trên dưới 40, trang sức giản dị, vẫn còn giữ nét đẹp của thời trẻ, thời hoàng hậu, nhưng trông bà khỏe mạnh đượm vẻ lam lũ của người thường xuyên lao động. Tôi tiếp chuyện với hai bà, nhưng ngạc nhiên thấy rõ ràng hai phong cách đối xử với nhau cũng cách biệt tôn ty giữa bà mẹ chồng và nàng dâu, mặc dầu cả hai bà đều trải qua cương vị hoàng hậu. Từ đầu đến cuối buổi chuyện, bà Thành Thái vì là cương vị mẹ đối với bà Duy Tân nên bà tiếp lời hết. Bà Duy Tân không nói lời nào, thỉnh thoảng bà hé miệng cười để tỏ ý đồng tình tán thưởng. Sau các lời trao đổi chào hỏi thông thường có tính cách xã giao, nghi lễ, tôi bắt đầu trình bày với hai bà: - Thưa hai bà. Tôi có nhiệm vụ đi công cán ở miền Nam. Trước khi đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh có ủy thác cho tôi đến đây tìm cho được hai bà để nói lên lời ân cần thăm hỏi của Người đối với hai bà và chúc hai bà dồi dào sức khỏe và trường thọ. Nói đến đây, cả hai bà đều đứng dậy chắp tay vái vái vừa nói: - Cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh! Cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh! Tôi nói tiếp: - Người cũng nhắn thêm rằng từ ngày ông Thành Thái và ông Duy Tân vì lòng yêu nước, mong nước nhà tự do độc lập nên bị thực dân Pháp bắt đưa đi đầy các nơi xứ lạ, hai bà đều lâm vào cảnh lẻ loi, cô đơn đằng đẵng hàng mấy chục năm. Chắc hai bà có gặp nhiều khó khăn. Hồ Chủ tịch muốn báo để hai bà biết: Chính phủ Việt Nam từ nay sẽ trợ cấp cho hai bà hàng tháng mỗi bà năm trăm đồng để chi dùng trước thời buổi khó khăn này. Nếu hai bà thấy không có gì trở ngại mà vui lòng chấp thuận, tôi sẽ báo cáo với Hồ Chủ tịch để Người hài lòng. Nghe xong, hai bà tỏ ra vô cùng xúc động, nghẹn ngào, không nói nên lời. Sau phút im lặng, bà Thành Thái với nét mặt cảm động bắt đầu nói: - Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ, từ ngày chồng và con tôi vì lòng mong muốn cho nước nhà độc lập tự chủ, nên bị Pháp bắt đầy quê người đất khách. Chúng tôi phải lâm vào cảnh sống lẻ loi, cô đơn không ai để ý. Ngay trong hoàng tộc nhiều người cũng sợ phải liên lụy. Bản thân tôi phải nương nhờ cửa Phật lần lữa qua ngày. Không ngờ! Thật là không ngờ! Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mới thành lập mấy tháng nay, “quốc gia đại sự” dồn dập, mà Cụ Chủ tịch đã nghĩ ngay đến chúng tôi, gửi lời thăm hỏi ân cần, lại còn gửi tặng cho tôi và dâu tôi, bà Duy Tân, một món trợ cấp hàng tháng rất hậu hĩ. Chúng tôi quả thật đứng trước một bất ngờ rất lớn! Rất cảm kích! Nghẹn ngào! Xúc động quá! Biết nói lời gì để xứng đáng với lòng chiếu cố của Người. Bây giờ xin thế này có được không. Trước nay tôi đi tu, từ nay về sau tôi vẫn tu. Buổi sáng và buổi tối, tôi thường tụng kinh niệm Phật. Kinh nhật tụng của tôi thường kết thúc bằng câu: “Cầu chúc Hoàng Triều vạn tuế, vạn vạn tuế!” Giờ đây, thời thế đã thay đổi, Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cao nhất và uy tín lớn nhất của quốc dân, để tỏ lòng biết ơn và quý mến Người, tôi sẽ sửa lại câu kết thúc kinh hằng ngày của tôi bằng câu: “Cầu chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn tuổi, muôn tuổi!” Như vậy có được không? Tôi trả lời: rất hoan nghênh ý nghĩ đẹp của bà. Rồi bà nói tiếp: - “Nếu vậy thì nhờ bộ trưởng báo cáo lên Hồ Chủ tịch chúng tôi vô cùng cảm tạ Người, và từ nay hàng ngày chúng tôi cầu mong Người sẽ sống, sống mãi với non sông đất nước”. Bà nói xong, xúc động quá, bà chớp chớp mắt hình như có chiều ngấn lệ. Tôi cũng rất cảm động. Rót nước trà thêm mời hai bà. Cuộc tiếp xúc xong. Hai bà cáo từ ra về. Bà Thành Thái ra về trước. Tôi đưa bà ra tận xe. Bà Duy Tân ở nán lại vài phút. Cầm tay tôi, bà khóc nức nở, không nói ra lời. Cuối cùng bà tạm biệt với một câu ngắn gọn và chân thật: - Ý nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng quá. Chúng tôi sống lẻ loi, cô đơn. Phải chịu đựng mấy chục năm nay với hoàn cảnh hết sức khó khăn. Chỉ có Hồ Chủ tịch mới nghĩ đến chúng tôi. Xin cảm ơn Hồ Chủ tịch. Cảm ơn Bộ trưởng. Rồi bà ra về. Cuộc gặp gỡ hai bà Thành Thái và Duy Tân có ý nghĩa rất tốt đẹp, đậm đà tình cảm, mang nội dung chính trị rõ nét. Các bà tin tưởng ở Hồ Chủ tịch, tin tưởng ở Chính phủ, không còn sống trong bầu không khí nơm nớp lo âu như trước nay. Chỉ trong thời gian nửa năm, cục diện thay đổi nhiều lần và nhanh chóng. Thực dân Pháp bị đổ, Nhật với chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim nắm chính quyền, rồi lại bị đổ. Bảo Đại thoái vị. Chính phủ cách mạng ra đời với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà lúc ấy tên tuổi của Người chưa được nhiều người biết. Không phải chỉ có hai bà, cả hoàng tộc, tôn thất nhà Nguyễn, con cái gia đình họ hàng các quan to của triều đình Huế trước đây đều lo âu chờ đợi, không biết rồi Chính phủ cách mạng sẽ đối đãi, xử trí thế nào đây. Cử chỉ đẹp đẽ của Hồ Chủ tịch đối với gia đình Bảo Đại, với hai bà Thành Thái và Duy Tân đã đánh tan bầu không khí lo sợ lâu nay. Tin hai bà được trợ cấp của Chính phủ và Hồ Chủ tịch lan ra nhanh chóng làm cho mọi người rất hoan hỉ và an tâm. Rõ ràng chính sách, cử chỉ của Hồ Chủ tịch rất tình lý, trong sáng, đi sâu vào lòng người, gây lên một hiệu quả chính trị rất rộng lớn mà mãi sau nầy vẫn chưa đánh giá hết. L.V.H. (9/10-84) ---------------------- (1) Ngày 1-12-1945, theo sắc lệnh số 70 của Hồ Chủ tịch, đồng chí Lê Văn Hiến được cử làm đặc phái viên của chính phủ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. |
VÕ QUÊLTS: Hoạ sĩ Dương Đình Sang, sinh năm 1950 tại Huế, nguyên giảng viên Đại Học Nghệ thuật Huế, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Liên Hiệp VHNT TT.Huế, mất ngày 18 tháng 10 năm 2005.Dù trái tim hoạ sĩ đã ngừng đập nhưng tình yêu và khát vọng Cái Đẹp vẫn còn sáng mãi trong sự nghiệp sáng tạo của ông.
LTS: Nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương, sinh năm 1949 tại Huế, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, mất ngày 21 tháng 10 năm 2005. Bài viết sau đây của Hạnh Lê sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương.
BÙI MINH ĐỨC...Vua Minh Mạng (1791-1841) lúc sinh thời đã có đến 43 bà phi tần nhưng người vợ đầu tiên của vua là bà Hồ Thị Hoa (1791-1807). Bà nầy là một người hiếu đức hiền thục và cũng là con của một công thần nên Bà đã được Vua Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển chọn đưa vào cung Tiềm để hầu hạ cho Hoàng tử con mình...
TRẦN HOÀNGThật là thú vị khi được đọc bài “Như thế nào thì được gọi là người Huế?” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê (Sông Hương số 187 tháng 9/2004) và bài “Người Huế, anh là ai?” của nhà giáo – dịch giả Bửu Ý (Sông Hương số 188 tháng 10/2004). Hai anh Nguyễn Khắc Phê, Bửu Ý, người quê xứ Nghệ, người gốc xứ Huế, trong bài viết của mình, dù cách viết, cách kiến giải có khác nhau, nhưng đều tập trung bàn luận, “xác định tính cách Huế, đặc tính người Huế”.
DUY PHITriều Nguyễn có nhiều nhà thơ lớn. Có một tác giả thơ xuất sắc thời ấy, song trên một trăm năm qua còn ít người biết đến, đó là Hoàng Văn Hoè (1848-?).Ông hiệu Cổ Lâm, quê gốc làng Phù Lưu, Tiên Sơn, Bắc Ninh, vốn thông minh từ nhỏ, bảy tuổi đã đọc Hán thư, có tài thơ văn, ông đỗ tiến sĩ năm Tự Đức thứ 33 (1880), năm sau lại đậu khoa Yêm bác - chuyên về văn chương. Ông làm quan đến Thị độc, sau ra làm tri phủ Kiến Xương, Thái Bình.Cuộc đời của Hoàng Văn Hoè là một bài ca đầy bi tráng.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNTố Hữu không những là một nhà thơ mà còn là một lãnh tụ chính trị được cán bộ và chiến sĩ rất trọng vọng. Nhiều lúc tôi có cảm giác trong tình cảm cán bộ: sau Bác Hồ là đến “Anh Tố Hữu”. Nghe thơ không những người ta tìm cái hay của thơ mà còn tìm ý kiến chỉ đạo cách mạng của ông Tố Hữu trong thơ nữa.
NGUYỄN TỐNGNguyễn Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lí giải một cách cụ thể sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua hình tượng miếng trầu, cây tre. Những hình tượng bình thường quen thuộc trong đời sống của nhân dân Việt Nam, nhưng mãi cho đến khi Nguyễn Khoa Điềm phát biểu, cái chân lí ngỡ là hiển nhiên đấy, người đọc lắng lại một khoảnh khắc, sau đó ngớ ra bao điều thú vị...
NGUYỄN THỤY KHAĐàn ngựa cuồng phong lồng về Hà Nội một đợt mưa rét lạnh. Gió thổi mạnh vào khuya khiến lòng người chợt trắc ẩn, thao thức. Có cảm giác như phía Phủ Doãn có một người đang đi trong "Gió nghiêng chiều say, gió lay ngàn cây, gió nâng thuyền mây, gió reo sầu miên, gió đau niềm riêng, gió than triền miên". Ngỡ như ai đó huýt gió giai điệu "Đêm đông" trên đường đêm nơi ngày nào Nguyễn Văn Thương bắt đầu cảm hứng cho tình ca nổi tiếng ấy. Một thoáng mong nhớ về người nhạc sĩ tài năng này.
NGÔ KHAPháo đài Láng đi vào lịch sử kháng chiến của thủ đô Hà Nội và của dân tộc ta như một sự tích anh hùng. Khai hỏa loạt đạn đầu tiên bắn vào thành Hà Nội, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc chống xâm lược.
LÂM QUANG MINHSau bao nhiêu sự kiện và bộn bề công việc cuốn hút anh em Thanh niên tiền tuyến chúng tôi trong những ngày lịch sử sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa Thiên - Huế, có một câu chuyện mà suốt 60 năm qua tôi chưa có dịp nào chia sẻ và kể lại cho anh em bè bạn nghe. Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ và câu chuyện trao đổi ngắn ngủi giữa hai công dân - một bên là tôi, một bên là công dân Vĩnh Thuỵ - ngay sau ngày lễ thoái vị ngôi vua hôm trước.
NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân kỷ niệm 140 năm sinh cụ Phan Bội Châu 26/12/1867-26/12/2007) 1. Sau phiên toà đại hình mở tại Hà Nội ngày 23/11/1925 kết án khổ sai chung thân cụ Phan Bội Châu, trước sức ép của dư luận trong nước và quốc tế, toàn quyền Pháp Varenne buộc phải ra lệnh “ân xá” và đưa Cụ về “an trí” tại Huế.
TRƯƠNG THỊ CÚC * Như cá lội tung tăng trong nước, không hề biết mình bơi bằng cách nào, đôi lúc người Huế cũng sống hồn nhiên, không cảm nhận một cách rạch ròi về tính cách Huế, về yếu tính của một vùng đất mà mình đã sinh ra, lớn lên và một đời gắn bó máu thịt.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONGLTS: Tháng Mười, tháng kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2002), Sông Hương giới thiệu với bạn đọc một khuôn mặt phụ nữ Huế nổi danh từ đầu thế kỷ XX, người từng được cụ Phan Bội Châu cho lập miếu thờ và gọi là Ấu Triệu.
BỬU NAMBửu Chỉ là một cái tên không xa lạ với những ai ở miền Nam trước 1975. Anh là người hầu như duy nhất vẽ tranh về đề tài chiến tranh và hoà bình.Tên tuổi và tranh bằng bút sắt, mực đen của anh đã sóng đôi cùng với những ca khúc phản chiến và khát vọng hoà bình của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn - một người con yêu của xứ Huế đã làm rạng rỡ vùng đất đã sinh ra mình.
TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG(Trích tham luận trong Hội thảo kỷ niệm 120 năm ngày sinh Ưng Bình Thúc Giạ Thị tổ chức tại Huế)
TRỊNH CÔNG SƠNTrong những năm chiến tranh ác liệt nhất ở miền Nam, nếu ở địa hạt âm nhạc tôi viết những ca khúc phản chiến và khát vọng hòa bình thì ở phía hội họa, họa sĩ Bửu Chỉ gần như là người duy nhất vẽ rất nhiều về đề tài chiến tranh và hòa bình. Anh nổi tiếng vào thời ấy với những tranh nhỏ trên giấy vẽ bằng bút sắt với mực đen. Tranh anh được in trên các tạp chí nước ngoài và gây được một dư luận rộng rãi.
HỒ THẾ HÀLTS: Để ghi nhận những công lao to lớn của văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều giải thưởng cao quý tặng cho những công trình văn học - nghệ thuật xuất sắc của nhiều thế hệ cầm bút: Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.
THANH THẢOThơ Nguyễn Khoa Điềm say mê trong điềm tĩnh, khi nói những điều cao lớn, thơ ấy vẫn biết cúi nhìn những vật thấp nhỏ, những điều bình thường.
TRẦN THANH ĐẠMTrước Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân cách Việt Nam ưu tú và vĩ đại của thế kỷ XX. Bài này thử nêu lên một vài khía cạnh của nhân cách đó.
LTS: Nhân lễ một trăm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Toà soạn nhận được bài viết của Cư sĩ Lê Quang Thái, giáo viên trường Trung cấp Phật học Thừa Thiên Huế - cung cấp thêm nhiều tư liệu quí về Trịnh Công Sơn và gia đình, theo “Phổ hệ” Qui y Tam Bảo tại chùa Phổ Quang - Huế, nhằm giúp độc giả hiểu thêm về quãng đời niên thiếu của nhạc sĩ tài hoa - người con thân yêu của xứ Huế đã viên thành...Sông Hương trân trọng giới thiệu và xem đây như một nén hương lòng gửi tới hương hồn Nhạc sĩ.