Sáng 27/3, tại Nghinh Lương Đình, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Lễ phát động 'Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 27/3 và Khai mạc Giải Việt dã truyền thống lần thứ 30 năm 2022.
Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân là hoạt động do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát động tại 63 tỉnh thành trên cả nước nhằm kỷ niệm Ngày thành lập ngành thể dục thể thao Việt Nam và Ngày Bác Hồ viết bài “Thể dục và sức khỏe” vào ngày 27/3/1946 kêu gọi toàn dân tập thể dục góp phần nâng cao sức khỏe. Sự kiện này được tổ chức để mọi người cùng nhau hoạt động và học tập những giá trị tuyệt vời của Olympic, về tình hữu nghị, sự tôn trọng và yêu chuộng hòa bình. Ngày chạy Olympic cũng là một sự kiện hàng năm của thế giới về phong trào Olympic.
Tham gia giải có 38 đoàn với gần 2000 vận động viên các khối đơn vị trường học và lực lượng vũ trang cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Các vận động viên đã tham gia nội dung chạy hưởng ứng và chạy tập thể quãng đường 1,3 km vòng quanh quảng trường Kỳ Đài - Ngọ Môn. Sau phần chạy hưởng ứng, hơn 350 vận động viên đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học, lực lượng vũ trang của tỉnh bước vào tranh tài tại Giải Việt dã truyền thống tỉnh lần thứ 30, là môn thi đấu nằm trong chương trình Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh lần thứ IX. Theo lộ trình, các vận động viên cùng nhau tranh tài ở các cự ly 6,2 km và 4,2 km dọc hai bên bờ Sông Hương.
Kết quả, ở giải chạy tập thể, đơn vị Công an tỉnh giành giải Nhất khối lực lượng vũ trang; Trường Trung học Phổ thông Bùi Thị Xuân giành giải Nhất khối các trường trung học phổ thông và các sở ban ngành; Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế đứng thứ Nhất khối các trường đại học, cao đẳng. Ban tổ chức cũng đã trao giải Nhất cho thị xã Hương Thủy; giải Nhì cho huyện Phú Vang và huyện Nam Đông đạt giải Ba.
Nguyên Phương
SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.
Chiều ngày 3/5, tại số 96 đường Trương Gia Mô, Tp Huế đã diễn ra Lễ khai trương Công ty cổ phần in ấn & quảng cáo Tân Phát. Tới dự có đông đảo các ban ngành lãnh đạo, người thân, bằng hữu, đối tác, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.
Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm 2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang vẻ đẹp cung đình xứ Huế.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, chiều ngày 1/5 tại công viên Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi - Huế, đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghề truyền thống.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc “Sức sống mới” của Câu lạc bộ Âm nhạc Trung tâm văn hóa thành phố Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 29/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.
Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.
Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.
Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.
KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN
Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.
Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.
Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.
180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành
Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về Festival Nghề truyền thống Huế 2013 và các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/41973 - 12/42013), UBND thành phố Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Festival Nghề truyền thống Huế vào chiều ngày 25/4 tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam, số 5 đường Hà Nội, Huế.