Chiều ngày 01/4, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ ( tầng 2, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ) một không gian văn hóa Trịnh Công Sơn đã chính thức được khai trương với tên gọi Gác Trịnh. Gác Trịnh cũng chính là căn nhà cũ mà nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã sống và sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi còn ở ngôi nhà cũ của mình trên đường Nguyễn Trường Tộ
Trong những ngày này, Huế cứ ngập tràn trong những tầng bậc của cảm xúc của bao người yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn. Nơi thì tổ chức thật hoành tráng như ở Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh vào đêm 31/3. Nơi chỉ gói gọn lại trong những địa điểm nho nhỏ dễ thương như tại nhà của nữ họa sĩ Tô Trần Bích Thúy (Kim Long, TP Huế) hay ở những phòng trà, những ngôi nhà ấm cúng của một số văn nghệ sĩ khác của Huế, hoặc là nhiều khi chỉ là một bãi cỏ công viên nào đó trong lòng thành phố, nơi mà chúng tôi bắt gặp những lứa tuổi đôi mươi đang say sưa hát những bài hát không thể nào quên của Trịnh. Tất cả là một không khí nhẹ nhàng, đằm thắm cứ như linh hồn người nhạc sĩ tài danh đang hóa thân vào một cái gì đó, một thứ gì đó mà quấn quýt, mà chia sẻ biết bao nỗi đời nỗi người mang mang, những nỗi đời nỗi người như chính trong những ca khúc vẫn đang sống mãi đến hôm nay của ông.
Và có một nhóm văn nghệ sĩ Huế đã thể hiện sự tri ngộ của mình đối với người nhạc sĩ mà tên tuổi của ông đã như gắn chặt vào hồn Huế ấy, bằng một tấm lòng chung nơi căn gác nhỏ từng là một chốn đi về của ông thời kỳ ông còn sống và sáng tác ở Huế vào thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Căn nhà ở đường Nguyễn Trường Tộ gần nhà thờ Phủ Cam ấy vào đúng ngày 01/4 năm nay đã lại mở cửa đón những người yêu mến Trịnh, yêu mến nhạc Trịnh đến với một không gian khác, một không gian đầy hoài niệm nhưng cũng là một không gian mở để mọi người có thể đến trong các hoạt động giao lưu, triển lãm, giới thiệu tác phẩm mới…mà kể từ đây sẽ được nhóm văn nghệ sĩ đứng ra tổ chức thường xuyên.
|
Gác Trịnh hôm nay
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - TBT Tạp chí Sông Hương - giới thiệu về Gác Trịnh
|
Những hình ảnh tư liệu liên quan đến cuộc sống và bạn bè của Trịnh Công Sơn
Mặc dù những kỷ vật, những tư liệu hiện nay chưa phải là nhiều nhưng gác Trịnh đã nhận được những tín hiệu vui từ những người bạn của Trịnh Công Sơn và những người yêu mến Trịnh Công Sơn trong và ngoài nước, đó là họ sẽ vận động, sẽ chia sẻ những tư liệu, những hiện vật quý liên quan đến người nhạc sĩ tài hoa, trong đó có cả những tài liệu vẫn còn rất ít người biết đến, và tất cả đều chung nhau một ước muốn rồi đây sẽ có một bảo tàng nho nhỏ, góp chung trong một không gian văn hóa Trịnh ở mảnh đất này.
|
Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận mặc dù bị bệnh phải ngồi xe lăn nhưng cũng về chung vui
|
Nghệ sĩ Camille Huyền đang thể hiện những ca khúc của Trịnh Công Sơn
Để thành lập và đưa vào hoạt động của Gác Trịnh nho nhỏ ấy thôi, nhóm văn nghệ sĩ tính ra đã phải bỏ hàng chục triệu thuê mặt bằng hàng năm. Thôi thì cũng vì tấm lòng yêu mến Trịnh mặc dù chẳng ai là khá giả. Không quy mô cỡ như Đề án Không gian văn hóa Trịnh Công Sơn đã được gửi lên các ban ngành của tỉnh Thừa Thiên - Huế rộng 9 ha tại đồi Bàu Hồ ven sông Hương, thuộc làng Nguyệt Biều, TP Huế...nhưng Gác Trịnh vẫn cần sự quan tâm của những tấm lòng yêu mến Trịnh và chung tay góp sức cả về vật chất lẫn tinh thần của mọi người để có thể duy trì lâu dài một gác nhỏ tri ngộ bên đời, một không gian tin thần thấm đẫm chất Huế và tương lai là một địa chỉ văn hóa không thể bỏ qua của mảnh đất Cố đô.
Sau đây là một số hình ảnh khác:
|
|
|
|
|
|
Nhà văn Bửu Ý thắp một ngọn nến tưởng nhớ cố nhân
|
Đông đảo phóng viên báo chí đến đưa tin
|
Rất nhiều văn nghệ sĩ đã đến với không gian Gác Trịnh
|
Từ Gác Trịnh nhìn ra là cả một không gian xanh mát
AĐ
Chiều 08/02, tại Art Gallery Sông Như, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cùng nhóm họa sĩ đã khai mạc phòng tranh con giáp với tên gọi "Cờ Hó Ngó Cờ Tây".
Chiều 08/02, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Niềm vui chiến thắng" tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Chiều 08/02, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP Huế), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật tỉnh đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Mùa Xuân và hình tượng con giáp”.
Sáng ngày 8/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tết" nhằm gợi lại không gian Tết cổ truyền của dân tộc.
Chiều 7/2, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế với năm hành động”.
Sáng ngày 6/2, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa TP. Huế tổ chức chương trình “Tết Huế” .
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và tặng thưởng tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2017.
Sáng ngày 30/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đặc công – Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức triển lãm Huế, Xuân 1968- Xuân của Việt Nam- Xuân của lòng dũng cảm.
Chiều ngày 26/1/2018, Ban liên lạc cựu học sinh Quốc Học Huế tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách Giai phẩm Xuân 2018 Quốc Học Huế - Tình yêu. Đây là tấm lòng của các cựu học sinh luôn hướng về thầy cô, bạn bè và ngôi trường Quốc học Huế.
Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Chiều ngày 11/1, UBND thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Sáng 11/1 (tức 25-11 Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ở núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế tổ chức Lễ dâng hương và kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chiều ngày 5/1/2017, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2018. Đông đảo các văn nghệ sĩ và Hội viên đến tham dự.
Sáng 2-1, đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Đặng Thị Bích Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ hoạ, khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vừa đoạt giải “American Graphic Design Award 2017” ở hạng mục Student design (sinh viên thiết kế). do tạp chí Graphic Design USA (Mỹ) khởi xướng. Tác phẩm của Bích Ngọc là bộ 4 poster về vở tuồng cổ San Hậu trên chất liệu Trúc Chỉ. Vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thăng hoa sau khi thắng giải, Bích Ngọc đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về giải thưởng, về Trúc Chỉ.
Sáng 26/12, Bảo tàng Lịch sử và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2017).
Chiều 25/12, tại khách sạn Imperial Huế, Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.
Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013 – 2017, và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg, ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế kết hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức cuộc họp khởi động chiến dịch “ Thành phố Huế nói không với thịt thú rừng”.