Fóc kiêu ngạo

14:44 19/03/2009
NHẤT LÂM          Truyện ngụ ngôn hiện đạiTrong đàn chó săn của ông Mỗ thì Fóc vào loại anh cả đỏ. Ngoài chân cao, mũi thính, mình dài, chạy như tên bắn... nói chung những gì cần cho một con chó săn đích thực thì Fóc có cả.

Song điều đáng nói là Fóc là con chó ranh ma đến thành tinh. Nó biết tính toán làm sao trong một cuộc đi săn, sức nó bỏ ra ít thôi mà chủ nó lại đánh giá cao hơn cả. Vì vậy ông Mỗ cưng nó lắm. Trong những lúc dạo chơi gần hay lên xe con đi chơi xa, ông Mỗ đều bảo: Fóc thân yêu, đi nghe con.
Thế là Fóc lên xe ngồi bên cạnh anh lái xe. Có khi ông Mỗ cầm lái, nó đều ngồi bên cạnh chẳng khác nào chiến hữu cùng nhau đến nhà hàng.
Ông Mỗ rất nhiều bạn, bạn làm ăn, bạn nhậu, và chỉ có bạn mà ông biết... Hôm nào săn được con cầy, con cáo hay con nai thì nhà ông Mỗ thực sự huyên náo chẳng kém gì tửu quán nơi chợ búa. Dân nhậu ăn uống và văng tục rồi cười nói hơn cả chợ trâu bò.

Thông thường những bữa nhậu như vậy đều có Fóc ngồi cạnh chủ.
Hôm ấy đang nhậu thì một người đã say, không phải anh ta say tại đây, mà say ở một nơi nào đó tấp về đây. Trong khi ông Mỗ  khoe tài Fóc thì hắn ta cầm ly rượu chúc mừng Fóc, và Fóc uống một ngụm. Từ đó Fóc biết uống rượu và bữa nhậu nào cũng uống vài chén.
Khi đã có rượu vào Fóc trở nên lắm lời. Cuộc nhậu sắp tàn, Fóc nói với ông Mỗ: ngày mai thầy trò ta đi săn, nhất định không bắt được nai thì lợn rừng để cho băng nhậu này biết tay ta.
Cả băng nhậu la hét tán thưởng, và nói rằng; nếu thầy trò Mỗ bắt được một con thú bự như mang, nai để về nhậu thì họ sẽ chẳng tiếc gì mà không chi đậm. Ai đến dự đều xì ra trăm đô. Thầy trò Mỗ Fóc đồng ý và chuẩn bị cho ngày mai đi săn nơi xa để cho các tay nhậu biết lễ độ tài săn bắn của thầy trò Mỗ Fóc.

Ngày hôm sau vào rừng, đàn chó ông Mỗ phát hiện con báo nằm yên trong cánh rừng, con nào cũng sủa vang rừng nhưng hễ con báo há miệng là đàn chó chạy cong đuôi.
Fóc chạy vào, với sự ranh ma hắn biết con báo này không đáng sợ nếu không què thì bị thương nên chỉ nằm mà lấy oai. Fóc nhào vô vừa sủa vừa khiêu khích; khi biết con báo què thật thì nó  làm dữ và ông Mỗ tìm đến, chỉ một phát đạn ông hạ sát con báo ngon ơ.

Thầy trò thắng lợi trở về triệu tập băng nhậu khoe chiến quả. Việc đầu tiên là lột da con báo căng lên, sau đó là nấu các món đặc sản thứ thiệt.
Băng nhậu tuy được ăn cháo tay "cọp" vì báo cũng là giống cọp, rồi gân, rồi thịt và những món mà đầu bếp người Hoa được ông Mỗ thuê làm.
Tất nhiên dân nhậu theo đúng luật phải xì mỗi người một trăm đô la; Tuy được ăn ngon nhưng cũng xót lắm.
Có bữa nhậu này là công lao của Fóc, Fóc đã nhảy vào tay đôi với con báo, trong khi cả đàn chó tháo chạy. Fóc được đà ăn uống không chừng mực nên đã ngà say và nói dõng dạc:
- Này ông Mỗ, thầy trò ta ngày mai vào rừng bắt con cọp về nhậu chơi.
Cả băng nhậu vỗ tay rầm trời và rót rượu cùng với Fóc.
Sau một hồi ồn ào, cả băng nhậu đi đến kết luận có lập biên bản hẳn hoi.

Nếu ông Mỗ và Fóc bắt được con cọp về nhậu thì người có mặt hôm nay đến nhậu đều xì ra 1000 đô la. Ở đây có mười người, vị chi thầy trò ông Mỗ có mười ngàn đô (10.000 đô). Đó là điều thứ nhất.
Nếu thầy trò ông Mỗ mà không bắt được cọp để có cuộc nhậu thì phải chịu hình thức: Thịt Fóc để thay thế, đó là điều thứ hai.
Hai bên đọc lại  điều khoản và ký tên rõ ràng. Ông Mỗ đọc to và hỏi Fóc: thế nào? Fóc đã ngấm say nên kiêu ngạo bảo ông Mỗ: ký vào sợ chi.
Băng nhậu cầm giấy tờ ra về và hẹn tái ngộ. Thầy trò ông Mỗ qua một đêm tỉnh rượu, đọc lại văn bản mới ký, lấy làm lo.
Nhưng Fóc là con chó ma quái nó an ủi chủ:
Ông đừng sợ, tôi đã có cách, ngày mai vào rừng cố bắt cho đựơc một con gì đó bốn chân là được, ta lặng lẽ đem về làm thịt và mời bọn họ đến. Ta đem cái da con báo hôm nọ ra và bảo: Hổ đây, chờ các ông đến nhậu.
Da hổ và da báo có khác gì nhau. Ta sẽ đi hầu kiện nếu họ đi kiện. Mười ngàn đô về thầy trò ta.

Ngày hôm sau  thầy trò ông Mỗ và đàn chó vào rừng từ tinh mơ, qua một ngày chẳng phát hiện hơi hay dấu vết con vật nào. Không ngờ gần tối thì phát hiện một con hổ thật. Con hổ này chạy loạn vì rừng già bị đốn hạ nên nó về rừng trồng. Gặp hổ, quá bất ngờ, con Fóc thấy nó há miệng đã hết hồn nên cứng lưỡi chứ không oai hùng như gặp con báo què.
Còn ông Mỗ thấy con hổ như định lao về người ông thì mất bình tĩnh nên hai viên đạn bay lên trời. Hổ cũng thấy khó làm gì được nên cong đuôi chạy một vèo biệt tăm.

Từ đó con Fóc hết duệ khí để lùng sục, kết quả tay không mà ngày thì đã hết. Họ về đến nhà bơ phờ như kẻ bại trận còn băng nhậu thì đã ngồi chờ sẵn sàng nhậu
Sau một hồi âm ĩ, đôi bên to tiếng như  chợ vỡ; băng nhậu đưa chứng cớ và nhất định làm theo những gì đã có trong giấy tờ.
Ông Mỗ đành chịu nhượng bộ, vì số tiền quá lớn nếu không thịt Fóc thì phải chi gấp đôi là 20.000 đô la.
Ông Mỗ đành an ủi Fóc: ta sẽ xây cái miếu để thờ Fóc.
Huế, 2005
N.L
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN NGỌC LỢITối đó bản Phiệt có buổi liên hoan văn nghệ. Cơm chiều xong Tản đưa tôi vào đó chơi. Chúng tôi đang chuẩn bị đi thì một cô đang dẹp đám cuốc xẻng trong góc lán nói vọng ra. Anh Tản mà đưa anh ấy đi thì có mà... Anh ấy đẹp trai, gái bản theo hết, mất phần đấy... Tản cười, cho theo bớt chứ một mình tôi... mệt lắm.

  • LÊ NGUYÊN NGỮTrong bối cảnh rạt rào gió bấc và nắng trải vàng như mật bên ngoài báo hiệu Tết sắp vê, con ngựa cũng đứng dạng bốn chân như lắng nghe câu chuyện đầy hoài niệm mà Tư Gồng bắt đầu kể tôi nghe. Giản dị vì đây là câu chuyện về chính nó, Tư Gồng trước kia đã lần khân hẹn khất với tôi chờ đến Tết Con Ngựa. Mà lúc này thì đã là cuối tháng chạp rồi.

  • NGUYỄN QUANG LẬPChiều ba mươi tết, Quỳ đạp xích lô ra ga, tính đón khách chuyến tàu vét rồi gửi xích lô, bắt xe đò về quê. Vừa vào sân ga, tàu chưa về đã có khách gọi, may thế. Khách là một trung niên mặt rỗ, quần bò áo thun, kính đen gọng vàng.

  • ĐỖ KIM CUÔNG1... Cho đến lúc sực tỉnh, tôi mới nhận ra con đường ra cánh đồng tôm và những vườn dừa dưới chân núi Đồng Bò.

  • HỒNG NHU Xóm phố nằm trên một khu đất trước đây là một dẫy đồi nghe nói vốn là nơi mồ mả dày đặc, phần lớn là mồ vô chủ không biết từ bao đời nay; và cũng chẳng biết nơi nào có nơi nào không, bởi vì gần như tất cả mồ mả ở đó đều đã bị thời gian mưa gió bào mòn, chẳng còn nấm ngôi gì cả.

  • TRẦN HẠ THÁP1*Gã nằm xuống thoải mái. Cảm giác mát lạnh của ghế đá còn rịn hơi sương buổi sớm thu giúp gã chợp mắt ngay. Công viên thành phố không chỉ là bạn đời của những ai không nhà, các tên chích choác, kẻ sống ngoài vòng luật pháp... Đây cũng là nơi khá thân quen đối với người như gã. Ít ra đã hơn bốn tháng qua, từ khi gã rời một khách sạn năm sao trong thành phố.

  • THÁI KIM LAN"Làm sao biết từng nỗi đời riêngĐể yêu thương yêu cho nồng nàn”                              Trịnh Công Sơn

  • THÁI KIM LAN(tiếp theo)

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNGLGT: Cuộc sống cứ lao về phía trước, song những tâm hồn đa cảm thì lại hay ngoảnh nhìn về phía sau. Nước nhảy lên bờ là ánh nhìn về những ngày đã qua giữa một vùng quê bình yên của “đêm trước đổi mới”. Một bức tranh quê sống động, dung dị song ngổn ngang những cảnh đời, những cảnh tình mà chúng ta không được phép quên, bởi tư duy đổi mới của đất nước hãy còn tiếp diễn...

  • VĨNH NGUYÊNNgô - bạn tôi rủ tôi về làng Chẻ.Đến thành phố H.H., tôi mượn chiếc xe máy của một người quen. Tôi chở Ngô về làng An Hải Trung.

  • I. Nàng là nhân vật chính của vở kịch. Vở kịch đang diễn ra. Những chủ đề về tình yêu và hôn nhân, về ước mơ và sự thật, về hoài vọng và định mệnh, về sinh ly và tử biệt, v.v và v.v... đan chéo và quyện chặt vào nhau, tạo nên một trường nghĩa lơ mơ lan man đầy ảo dị mà qua đó, những nhân vật còn lại cứ tông tốc xoay xỏa quanh một nhân vật trung tâm đang chơi trò mê hoặc: nhân vật chính.

  • Đó là lần thứ mười Malio quay về góc phố ấy. Phố hẹp, những căn nhà mặt tiền nhấp nhô, khách sạn lấp lánh đèn chen cửa hàng tơ lụa, phòng tranh sơn mài phương Đông sát với những quán cà phê nho nhỏ bài trí kiểu Tây phương...

  • Năm 1966 thầy Phan Linh dạy Toán lớp 7A tại trường cấp II xã Phúc Giang. Đó là năm chiến tranh phá hoại rất ác liệt. Máy bay Mỹ cứ nhằm những tụ điểm đông người thả bom. Học sinh đến trường phải đội mũ rơm. Để tránh bom đạn trường Phúc Giang phải sơ tán về các làng, các xóm học tạm. Lớp 7A của Phan Linh sơ tán về làng Mai.

  • Gió từ đại dương lồng lộng thổi qua cửa sông, qua bãi cát trắng xoá rồi vỗ đập vào những tàu lá dài ngoằng của loài dừa nước, oà vỡ những thanh âm xạc xào.

  • Đúng sáu năm tôi không trở lại thành phố ấy dẫu rằng trong lòng tôi luôn luôn có một nỗi ham muốn trở lại, dù trong sáu năm tôi giấu kín trong lòng mình điều đó, chôn thật sâu trong suy nghĩ của mình, chẳng hề nói ra.

  • Chúng tôi tìm được địa điểm chốt quân khá lý tưởng. Đấy là chiếc hang đá ở lưng triền núi; hang cao rộng vừa lõm sâu vào vách núi. Cửa hang được chắn bởi tảng đá khổng lồ, rất kiên cố; dù máy bay Mỹ có phát hiện thấy cửa hang mà phóng rốc két, đánh bom tấn thì người ở trong hang vẫn chẳng hề gì! B52 có rải thảm bom thì lại càng không ăn thua.

  • Sau khi dọn bàn ghế xong, bà Lan chọn chiếc bàn kê sát ngoài cửa ngồi trang điểm. Từ ngày mở quán, bà đâm ra có thói quen ngồi trang điểm như thế, vừa tiện việc mời chào khách, vừa có đủ ánh sáng đầu ngày.

  • Chiếc váy của Tuyl Cleng va quệt không ngớt vào mấy vạt cỏ hai bên vệ đường. Những chỉ hoa văn ở riềm váy trông như hai cánh tay chạy như bay xuống đồi. Cuốn vở học trên tay cô nhịp nhàng lên xuống như chiếc quạt diễn viên múa. Mùa xuân sắp đến, trời đất như rộng rinh thêm. Những con chim trao trảo, chèo bẻo, ta li eo... cũng hót vang bên rặng rừng, vui lây theo nỗi vui của Tuyl Cleng.

  • Ven Hồ Gươm ở phía lề đường bên phải, cách chân tượng vua Lê Thái Tổ ước ngoài trăm mét, luôn có một bồ đoàn. Bồ đoàn là chừng dăm tấm thảm Tầu rải sàn nhập lậu từ các tỉnh phía Bắc được các gia đình Hà Nội trung lưu ưa dùng.

  • 1Sau lần đi gặt thuê cho đồng bào dân tộc ở Vĩnh Thạnh về, tôi bị trận sốt rét nặng. Dai dẳng trở đi trở lại gần ba tháng mới khỏi. Những ngày sau đó, trong người thấy cứ nôn nao, bứt rứt.