Festival làng nghề truyền thống 2015 thành công mỹ mãn

08:01 03/05/2015

SHO - Tối 2/5, tại sân khấu Bia Quốc Học, thành phố Huế đã diễn ra lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế 2015. 

Bản đồ Việt Nam kết bằng nón lá Huế kèm chủ đề của Festival nghề truyền thống 2015

Về tham dự có các ông Nguyễn Khoa Điềm, Nguyên UV Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và các nghệ nhân, đông đảo người dân, du khách đến tham dự.  

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2015 phát biểu bế mạc: “Các hoạt động tham quan du lịch, các chương tình văn hóa, các hoạt động cộng đồng, hưởng ứng của thanh thiếu nhi và các hội đoàn thành phố trong Festival Nghề truyền thống 2015 đã diễn ra nhằm phô diễn vẻ đẹp, bản sắc văn hóa Huế, những tinh hoa của nghề Việt. Làm cho các ngày quốc lễ, đại lễ trên địa bàn thành phố Huế có ý nghĩa hơn, đông vui hơn.”

Tiết mục múa hoa đăng trong đêm bế mạc


Những kết quả khả quan tốt đẹp đã được thông báo trong lễ bế mạc. Cụ thể, trong năm ngày đã có hơn 100.000 lượt khách tham dự Festival với hơn 30.000 lượt khách quốc tế, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Tại lễ bế mạc, UBND thành phố Huế đã trao giấy chứng nhận cho 80 nghệ nhân tiêu biểu đại diện cho các làng nghề trong nước và nước ngoài.  
 

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trao giấy chứng nhận cho các nghệ nhân


Trước đó vào buổi chiều cùng ngày tại công viên Tứ Tượng, ban tổ chức đã long trọng tổ chức lễ tế tổ bách nghệ và lễ rước tôn vinh nghệ nhân và nghề truyền thống. Lễ tế nhằm tỏ lòng tri ân các bậc hiền tiền nhân đã sản sinh ra làng nghề truyền thống, đồng thời cầu mong được sản xuất tốt đẹp, bình an, may mắn và thành đạt.
 

Lễ tế tổ được diễn ra theo truyền thống một cách nghiêm trang

Đoàn rước xuất phát từ công viên Tứ Tượng đi dọc theo đường Lê Lợi đến Bia Quốc học, nơi diễn ra lễ bế mạc.   

Đoàn rước xuất phát ở khách sạn Sài Gòn Morin
Kiệu tổ bách nghệ

Với đoàn lân sư rồng, nhạc, hoa cùng dàn nghệ nhân, người mẫu nổi tiếng... đoàn rước đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách trong và ngoài nước.  

Đoàn lân sư rồng hoạt náo lễ rước thu hút sự chú ý của rất nhiều người
Đoàn rước chuẩn bị tiến vào sân khấu Bia Quốc học

" Festival nghề truyền thống Huế 2015 diễn ra từ ngày 28-4 đến 3-5 với sự tham gia của hơn 150 nghệ nhân đến từ 34 làng nghề truyền thống tiêu biểu, nổi tiếng trong cả nước như: gốm Bát Tràng (Hà Nội), lụa Hội An (Quảng Nam), dệt Zèng A Lưới (TT-Huế), gốm Phước Tích (Huế)… Đặc biệt có sự tham gia của các làng nghề truyền thống đến từ thành phố Gyeongju (Hàn Quốc) và Nhật Bản tham dự lễ hội. "

Festival đã tạo thêm động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, khẳng định và tôn vinh những tinh hoa của nghề thủ công truyền thống. Góp phần phát triển nghề và các làng nghề gắn liền với du lịch, góp phần xây dựng huế thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa Asian.

Những chiếc nón lá vẫy chào tạm biệt du khách và hẹn dịp Festival mùa sau


Nhật Hoàng - Phương Anh 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BÙI MINH ĐỨCNói tới “khẩu vị” là nói tới món ăn mà mình thích ăn, nói tới món ăn mà mình ăn thấy vừa miệng. Mỗi khi ăn món ăn nào mà mình thấy món đó ngon và lại còn muốn ăn thêm nữa thì người Huế bảo đó là “món ăn hợp khẩu vị”.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUYMỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để thương nhớ khi vì cuộc mưu sinh mà phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng thế. Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi vườn rợp bóng cây xanh ở khu Nội thành Huế cổ. Nơi đầy ắp bao kỷ niệm thời thơ ấu đã qua.

  • HỒ VĨNH“Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôiGạo De An Cựu mà nuôi mẹ già”                                (Ca dao)

  • THÁI KIM LANTôi đã bắt đầu đọc Văn hoá ẩm thực Huế với một chút lo âu, nỗi lo của một người “chẳng biết ất giáp chi” đang đứng trước một tác phẩm e chừng… đồ sộ bao trùm cả một vùng trời chưa tới… như một chú (chị) dế mèn - tuy đã nhiều lần phiêu lưu - vẫn còn run đôi râu khi chạm vào những gì khác hẳn với độ mềm của hạt sương hay cái tươi mát của ngọn cỏ hay chút rung động của màu trăng rơi trên lá…

  • LÊ PHÙNGTừ những thành công của các kỳ Festival văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, cũng như các Festival chuyên đề Nghề Truyền thống, Huế đã khẳng định được năng lực tổ chức, điều hành chương trình của một loại hình hoạt động văn hóa khá mới mẻ ở Việt Nam.

  • Tối ngày 13/6, tại sân khấu Bãi bồi Đập Đá đã diễn ra lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2009 và ra mắt Hội áo dài đầu tiên của Việt Nam, chương trình đã tạo được nhiều ấn tượng với người xem ngay từ cách thiết kế, bài trí sân khấu đến những màn trình diến của các nghệ sỹ, diễn viên.

  • Sáng ngày 12/6, tại Khu trưng bày số 15 Lê Lợi,  Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc Không gian làng nghề và Trưng bày cổ vật với sự tham gia của 100 nghệ nhân từ 12 làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước và cuộc hội tụ của hơn 50 nhà sưu tập cổ vật ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh...

  • Tối ngày 11/6, tại sân điện Thái Hòa, Đại Nội Huế, Công ty Cổ phần Truyền thông Vẻ Đẹp Việt phối hợp với Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình ‘Vẻ đẹp Việt” lần thứ nhất, vinh các nghệ nhân Ca Huế, Ca Trù và Nhã Nhạc.

  • Chiều ngày 11/6, tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc triển lãm ảnh tư liệu- nghệ thuật “ Cây cầu và dòng sông”  nhân kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Với hơn 80 bức ảnh chụp về cầu Trường Tiền và dòng sông Hương qua các thời kỳ.

  • Chiều 11/6, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm Gốm nghệ thuật của các tác giả chuyên ngành Trang trí và Điêu khắc, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

  • Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, số 15 Lê Lợi, Huế, BTC Festival nghề truyền thống- Huế 2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cùng Trung tâm đã phối hợp tổ chức triển lãm tranh sơn mài của các hoạ sỹ Huế và gốm của học sỹ Lê Bá Đảng.

  • Chiều ngày 9/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, phòng triển lãm tranh sơn mài truyền thống của cố hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng đã được khai mạc.

  • CUỘC HỘI TỤ CỦA GỐM SỨ, PHÁP LAM VÀ SƠN MÀI BÊN BỜ SÔNG HƯƠNGXUÂN ANVới chủ đề “Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển” Festival nghề truyền thống Huế 2009 được diễn ra từ 12 - 14/6/2009 tại thành phố Huế. Đây sẽ là cuộc trưng bày Gốm sứ, Sơn mài và Pháp lam lớn nhất từ trước đến nay; là nơi hội tụ, gặp gỡ của các họa sĩ, nghệ nhân và thợ lành nghề Gốm sứ, Pháp lam và Sơn mài ba miền bên dòng sông Hương thơ mộng.

  • Sáng ngày 9/6, tại Café Art Gallery Sông Như số 7/14 Nguyễn Công Trứ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh mang tên “ Mùa tháng sáu”. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động chương trình Festival nghề truyền thống- Huế 2009.