CHÂU THU HÀ
Em chắc rằng
Minh họa: Nhím
Ô cửa phòng anh giờ này vẫn sáng đèn
(thành phố đang rộn ràng mùa lễ hội)
Công việc cứ cuốn ta đi
Mình gặp nhau lúc nào cũng vội
Nhớ anh dài hơn thế kỷ
Dữ liệu về anh mỗi lúc một đầy
Em chắc rằng trong ngôi nhà ấy
Có một người chờ anh về đêm nay
Đừng nói thêm gì những chuyện xa xôi
Xin anh đừng nói về cuộc tình này thêm nữa
Em đã từng ước mình như người nghệ sỹ De Steltenlopers
van Merchtem đi đôi cà kheo trên phố
Vẫn giữ thăng bằng ngay khi không anh
Như khối rubic tình yêu, em sắp đặt cuộc đời mình
Bên những mảnh ghép mang tên anh vụn vỡ
Chưa kịp ghép vào đã sợ bung ra bởi gió
Nên những muộn phiền em giấu ở trong tim
Ô cửa phòng anh giờ vẫn sáng đèn
Nơi em dường như thân thuộc
Chỉ có chiếc giường kia biết là em thường khóc
Khi quay về trên những bước chân, từng bậc thang đơn độc
Làm sao để giữ được một người
Làm sao em chắc rằng anh chỉ có em thôi?
(SDB13/06-14)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI