Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.
Chiếc áo dài đã gắn bó với Cố đô Huế từ rất lâu. Thời vua Minh Mạng, nhà vua đã ra sắc chỉ: Các phi tần, người hầu kẻ hạ đều phải mặc áo dài ngay khi vừa bước chân khỏi cấm cung. Với người lớn, áo dài đã trở thành trang phục bắt buộc khi ra đường.
Năm 1917, ngay tại kinh đô Huế, trường Đồng Khánh, ngôi trường nữ đầu tiên của 13 tỉnh Trung kỳ được xây dựng dưới sự hiện diện của vua Khải Định. Những tiểu thư khuê các từ các vùng như: Đập Đá, Nam Giao, Bến Ngự, Đông Ba, Vĩ Dạ, Kim Long… của Huế nhân dịp này đã có cơ hội bước được ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” và trở thành những nữ sinh Đồng Khánh duyên dáng trong chiếc áo dài tím, đồng phục quy định của trường. Những chiếc áo dài này có cổ vuông ngắn, eo buông, tay dài, tà rộng che kín toàn thân nên khi mặc áo dài, họ buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái. Chính vì vậy, nhà thơ Mai Văn Hoan đã dành tặng cho những nữ sinh Đồng Khánh những vần thơ đầy ngưỡng mộ: Nữ sinh Đồng Khánh qua đò/Xui dòng Hương cất giọng hò xa xôi…Gió vờn tà áo khẽ lay/Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười…Nữ sinh Đồng Khánh nhớ ai/Mi cong khẽ chớp mắt nai thẫn thờ. Còn trong dân gian thì vẫn lưu truyền câu truyền khẩu: “Học trò xứ Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành” để nói lên vẻ cuốn hút của những cô nữ sinh Đồng Khánh sâu lắng, dịu dàng trong tà áo dài tha thướt.
Còn nhớ, tại Lễ hội Áo dài của Festival Huế cách đây 12 năm, năm 2002, 12 nhà tạo mẫu chuyên nghiệp đã mạnh dạn sử dụng 550 người mẫu không chuyên là các nữ sinh đến từ trường THPT Nguyễn Huệ và trường THPT Hai Bà Trưng (TP. Huế). Lễ hội Áo dài Festival Huế năm đó tuy chưa chuyên nghiệp như bây giờ nhưng đã làm cho các du khách ngẩn ngơ trước vẻ đẹp quyến rũ của các cô gái Huế trong những chiếc áo dài.
Chính vì lý do đó, mà mỗi kỳ Festival về trên đất Cố đô, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vận động các chị em phụ nữ mặc áo dài khi đến công sở, nơi làm việc. Đặc biệt, có năm nữ sinh trường THPT Hai Bà Trưng và trường THPT Quốc Học đã mặc áo dài và đội nón đi học, còn các tiểu thương ở một số chợ như: Đông Ba, An Cựu… đã tự nguyện mặc áo dài trong suốt những ngày diễn ra Festival, nhằm quảng bá hình ảnh tà áo dài Huế cũng như nét duyên của người phụ nữ Huế đến với du khách. Bên cạnh đó, nữ nhân viên nhà hàng, khách sạn và lực lượng nữ tình nguyện viên cũng thường xuyên mặc áo dài để tạo ấn tượng đối với du khách khi đến Huế.
|
Những chiếc áo dài tím trong Lễ bế mạc Festival Huế 2014 (ảnh chụp tại đường Trịnh Công Sơn). |
Mới đây, áp phích quảng bá Festival Huế 2014 với hình ảnh ấn tượng là hai cô gái Huế với chiếc áo dài màu vàng đã khiến du khách mường tượng đến thời hoàng kim của vương triều nhà Nguyễn trên mảnh đất Cố đô. Điều đặc biệt là hai cô gái trong áp phích chỉ là một. Đó là Thân Thị Ái Hoa, Miss Áo dài Đại học Huế 2012. Hay cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế (nay là trường THPT Hai Bà Trưng) với chiếc áo tinh khôi như thưở nào trong chương trình ca nhạc “Mùa xuân – Khúc tình ca xứ Huế & Về giữa phố xá thênh thang”, là một chương trình nghệ thuật biểu diễn đường phố tại Festival Huế 2014. Cho đến khi bế mạc Festival Huế 2014, những chiếc áo dài tím vẫn là một hình ảnh đặc biệt và vô cùng ấn tượng để đưa hình ảnh của Cố đô đến với thế giới...
Theo baobaovephapluat.vn
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.