TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...
Hình ảnh của cháu bé 5 tuổi không may nhiễm SARS CoV-2 hồn nhiên và mạnh mẽ mang lại tinh thần mới với thông điệp "Đừng quá lo âu, sợ hãi" (trích ký họa của Lê Sa Long)
Chị tôi năm nay 56 tuổi, từng mưu sinh nhiều nơi, đã chọn đất TP.HCM, nơi có các con của chị đang sinh sống, để gắn phần đời còn lại.
Với năng khiếu bẩm sinh về nấu ăn, và tính chịu thương chịu khó của người miền Trung, chị đã gầy dựng một điểm bán bún bò Huế nhỏ ở một con đường thuộc khu vực Bàu Cát, quận Tân Bình, lấy công làm lời tạm đủ qua ngày, không lệ thuộc tài chánh vào người thân, con cái.
Ngày 2-7 vừa qua, chiếc xe để thức ăn nơi cái quán nhỏ của chị đã bị đội trật tự địa phương “chở” lên phường, để lại trên khuôn mặt của chị, cả người chồng đã ngoài 60 và những người làm có cuộc sống bấp bênh nỗi buồn nặng trĩu, mà đằng sau đó tôi cảm nhận là nỗi sợ hãi, lo âu cho thời kỳ sắp tới không biết sẽ ra sao.
Không sợ hãi sao được khi thế giới thông tin hàng ngày ngồn ngộn những con số, cảnh báo khiến người tiếp nhận như tôi đôi khi cũng bủn rủn tay chân, huống nữa là người lao động tính công theo buổi, theo ngày.
Không sợ hãi sao được khi người dân được cơ quan Bộ Y tế phát đi yêu cầu “Cảnh giác cao độ vì ai cũng có thể là F0”; Lãnh đạo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM phổ biến thông điệp “Hãy xem người đối diện với mình như là F0”, trong khi đó thông tin về các biến chủng với tốc độ lây nhiễm cao, có khả năng tấn công vào cơ thể con người một cách khó lường…
Covid-19, không chỉ là bóng ma, mà là nỗi ám ảnh thường trực với người dân TP.HCM, không chỉ gây bệnh mà đè bẹp cả đời sống vì chợ bị dẹp, hàng quán đóng cửa, bất cứ nơi nào cũng có thể bị phong tỏa vì có ca nhiễm, hoặc nghi nhiễm hay chỉ vì nguy cơ.
Cũng chỉ mong muốn được đi lại để mưu sinh mà người dân một số nơi bất chấp nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, chen lấn nhau để được cầm cho được tấm giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính tạm thời.
Tôi không muốn gọi việc phòng, chống cơn đại dịch này là một cuộc chiến, vì không muốn xem ai là kẻ thù, cả với con virus corona mà chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường kia bởi như thế thì càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi, lo âu và nghi kỵ, vì nó có thể ở trong bất cứ người nào, cả người thân của mình, hay chính chúng ta.
Trong khi hơn lúc nào cả, chúng ta cần tinh thần cảm thông, chia sẻ, bình tĩnh và trách nhiệm liên đới để làm nên sự đoàn kết trước những làn sóng của đại dịch tấn công dồn dập, ở nơi này và nhiều nơi khác.
TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi.
Mỗi sáng, trưa, chiều, tối… các kênh thông tin liên tục cập nhật các ca nhiễm mới, và ở TP.HCM vẫn ở 3 con số. Niềm hy vọng tuần tới sẽ yên, cuộc sống “bình thường mới” sẽ trở về, và mong rằng đừng để nỗi lo âu, sợ hãi vì Covid-19 lớn quá lấn che mất những tia hy vọng kia.
Hiểu biết, đủ thông tin, khuyến khích sự chia sẻ, cảm thông và đoàn kết trong tinh thần trách nhiệm liên đới trong niềm hy vọng kia sẽ làm gia tăng sức chịu đựng, tính bền bỉ để đi qua cơn dịch này, như chúng ta đã từng đi qua những khó khăn mà tính khốc liệt còn dữ dội hơn nhiều.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.