Đừng để nhà văn bất an khi cầm bút

15:13 01/12/2008
THU NGUYỆTLTS: Tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới chuyên môn đánh giá cao như một hiện tượng văn học trong thời gian gần đây. Giữa lúc đông đảo bạn đọc đang hứng vị với hiện tượng này thì có một hiện tượng khác “ngược chiều” đã gây sốc dư luận.Để bạn đọc Sông Hương có thêm thông tin, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến sau đây.

- đời, khi mắng thì bao giờ người ta cũng lớn tiếng và khi xin lỗi thì bao giờ cũng thấp giọng (thậm chí, không mắng nữa nghĩa là đã xin lỗi rồi đó!) Đối với nhà văn và tác phẩm văn học thì sau khi xúc phạm nặng nề, sau khi kết oan đủ kiểu, người ta nhận ra rằng họ đã sai thì họ thường không hề nói lên một lời xin lỗi, và cũng thường không hề bị kết án tuyên tội như những trường hợp vi phạm pháp luật khác. Im lặng là huề!
- Ở đời, người ta có thể chạy tội bằng cái câu: “Tui làm điều này có phải vì quyền lợi của tui đâu? Vì dân, vì nước, vì.. (đủ thứ) đó chứ!” để mà làm những điều thực sự ra chẳng vì ai cả, mà vì... vì cái gì thì thú thật là cho đến giờ phút này tôi vẫn còn chưa dám mạnh miệng nói ra! Nhưng cứ được “đỡ đầu” bằng cái cớ “vì lợi ích chung” đó mà người ta đã làm biết bao chuyện hại biết bao người, và vẫn vô tư hồn nhiên vô tội!

- Ở đời, thường thì người ta chỉ thấy những tác hại của cái ác trực tiếp, còn cái ác gián tiếp thì ít ai thấy dù tác hại của nó đôi khi còn gấp tỉ lần. Cũng như khi ta chạy xe đụng một ai đó bị đau cái chân, ta phải bồi thường ngay, nhưng khi hằng ngày ta bóp còi inh ỏi làm đau cái đầu (và hậu quả tiềm ẩn không thể lường hết được) cho bao người thì chẳng ai bắt đền ta cả!
Khi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm và có rất nhiều dư luận ủng hộ NNT, tôi cảm thấy mừng nhưng vẫn e mừng chẳng bao nhiêu, bởi vì 3 cái lẽ “ở đời” như trên.

Đối với tác phẩm văn học mỗi người có thể cảm nhận một cách khác nhau. Tôi có thể không ăn được sầu riêng (*) nhưng tôi không thể bảo rằng sầu riêng là thứ trái cây hôi thối, nhân dân không thể ăn được. Cái chuẩn của văn học – dù không ai có thể đưa ra cái chuẩn ấy nhưng nó vẫn có. Tôi có thể không thấy Truyện Kiều hay như mọi người ca tụng, nhưng tôi không thể không công nhận rằng Truyện Kiều là một tác phẩm lớn; không thể bảo rằng đó là một tác phẩm nói về gái điếm, ở bên Tàu thời đó thì mới có những quan chức như Hồ Tôn Hiến, những người như Mã Giám Sinh, chớ ở ta thời nay làm gì có, cớ sao mọi người cứ đem Truyện Kiều ra dạy cho trẻ con học! (Chức năng “giáo dục” “định hướng” của Truyện Kiều nằm ở đâu khi viết về một cô gái làm điếm và kết thúc cuộc đời rất là tiêu cực: nhảy sông tự tử rồi cuối cùng là đi tu, chẳng chịu lấy chồng sinh con đẻ cái góp sức xây dựng xã hội gì cả!)

Chúng ta cứ ước vọng về một nền văn học MỚI, mà lại để cho những người “chăm sóc văn học” CŨ (tôi dùng từ này chưa chính xác lắm) như thế này thì biết chừng nào con cái chúng ta mới có cái gì hay để mà xách đem khoe với hàng xóm? E rằng con số 197 năm nữa nước ta mới đuổi kịp hàng xóm ( ) sẽ bị văn học góp phần làm cho tăng cao hơn nữa.
Nhà văn chúng tôi tâm hồn rất nhạy cảm, một người bị đánh cả làng giật mình. Mà cái giật mình của những người sống nặng về tâm hồn thì hậu quả không thể lường hết được! Kính mong Đảng và Nhà nước khi đã xem chúng tôi là những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” thì hãy quan tâm đến chiến sĩ nếu có ai đó (nhân danh....) áp đặt, bắt nạt chiến sĩ; có như thế thì “chiến sĩ” mới yên tâm mà làm chiến sĩ. Kính mong những vị có trách nhiệm “chăm sóc về văn học” hãy làm đúng, làm tròn trách nhiệm của mình, giữ uy tín cho Đảng và Nhà nước; giúp chúng tôi, đừng để cảm giác bất an luôn đè nặng chúng tôi khi cầm bút.
T.N

(nguồn: TCSH số 207 - 05 - 2006)

 



-----------------
(*) Nguyễn Ngọc Tư có lần đã ví mình như trái sầu riêng.
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THẢO LINH 

    Đà Lạt thành phố của ngàn hoa với những con đường trập trùng quanh phố núi với ảo diệu sương mù. Đà Lạt với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc họa từ bao đời nay và còn tiếp tục làm say lòng bao người đến kẻ đi.

  • TRẦN TRIỀU LINH

    (Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)

  • UYÊN PHƯƠNG 

    Bạn đang sống ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm cổ kính hay giữa Sài Gòn hoa lệ vàng rực ánh nắng hoặc giả có thể ở bất cứ thành phố náo nhiệt nào trên đất nước Việt Nam? Bạn đang hòa mình vào nhịp sống đô thị với đầy ắp sự văn minh, hiện đại nhưng cũng khá ồn ào và bụi bặm, thậm chí có lúc bạn cảm thấy chán nản muốn rời xa sự xô bồ và ngột ngạt của chúng?... Vào lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ rất vui nếu được đi đâu đó vài ngày… Cảm giác khi tạm rời xa nơi thành phố cũng rất tuyệt”.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” là công trình Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6 năm 2014.

  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Có thể nói cuốn “An lạc mùa chay - Món chay dâng Mẹ” của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh (Nxb. Phụ Nữ, 2014) vừa được Nhà sách Phương Nam ấn hành trong tháng tám vừa qua, là cuốn sách thực hành về sự an lạc.

  • Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.

  • (Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần)

  • Hữu Loan [1916-2010 là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam đương đại từ non 70 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự.

  • Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.

  • (Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn TRƯƠNG VĂN DÂN
    (cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • “Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói đó của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống hiến của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà. Từ thành tựu sáng tác cho đến nhận định của các nhà văn, nhà báo tiền bối (Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan...) về Lan Khai, chúng ta càng thấy tự hào về một con người, một nhà văn đáng kính đã làm trọn thiên chức của mình đối với dân tộc...

  • “Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”

  • Khi cầm bộ sách này trong tay thì hình ảnh nhà nho yêu nước Phạm Phú Thứ không còn bị khuất lấp trong lớp sương mù thời gian mà hiện ra rờ rỡ, rõ ràng trước mắt chúng ta với một tâm thế mới.

  • “Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? ​Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.

  • NGÔ MINH

    Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.

  • “Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.

  • Sự nát tan của các giá trị tinh thần trong đời sống hiện đại được Trần Nhã Thụy đưa vào tiểu thuyết mới bằng văn phong hài hước, chua chát.

  • Cuốn sách "Trăm năm trong cõi" của giáo sư Phong Lê viết về 23 tác giả khai mở và hoàn thiện diện mạo văn học hiện đại Việt Nam.

  • Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng  bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.