Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.
Lăng Tự Đức
Trước cổng lăng, một dãy dài hàng quán bán hàng lưu niệm, giải khát kiêm giữ xe máy, xe đạp chen chúc theo kiểu mạnh ai nấy làm, lô nhô lổn nhổn đủ màu sắc, hình hài. Mỗi khi có đoàn khách đi qua là tiếng mời chào, chèo kéo vang dậy. Bước vào cổng lăng, đập vào mắt du khách là hình ảnh hòn đảo Tịnh Khiêm nằm giữa hồ nước, do không được chăm sóc cẩn thận nên cây cối tiêu điều, xơ xác để lộ những phiến đá mốc meo trông đến não lòng. Hòn đảo này nằm phía trước Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách. Trên đảo vốn trồng cây cảnh và những hang động nhỏ để nuôi các loài thú quý hiếm cho nhà vua lên đây săn bắn giải trí. Hồ Lưu Khiêm do lâu ngày không được nạo vét, chăm sóc nay đầy rong rêu và rác rưởi với làn nước đục ngầu.
Con đường gạch Bát Tràng mềm mại uốn lượn quanh hồ Lưu Khiêm dẫn du khách đến khu vực lăng mộ nhà vua, nhưng trước mắt du khách không phải bia mộ uy nghiêm mà là một dãy hàng quán nhếch nhác nằm án ngữ ngay trước bia mộ nhà vua. Đó là những hàng quán bán đồ lưu niệm, giải khát, ăn uống... xập xệ y hệt một góc chợ xép. Những tấm bạt nilông đủ các màu sắc sặc sỡ được căng kéo bừa bãi che hẳn một góc lăng, những chiếc dù rách rưới, chỏng gọng phơi bày cùng vài chiếc ghế nhựa, chen lẫn ghế gỗ lăn lóc bên lối đi. Không thể tưởng tượng được một khu di tích nổi tiếng mà lại luộm thuộm bừa bộn mất mỹ quan đến thế!
Chúng tôi đã đến nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Ở đấy người ta cũng bán rất nhiều hàng lưu niệm và giải khát trong các địa điểm tham quan, nhưng họ không làm một cách luộm thuộm như ở lăng Tự Đức. Ở mỗi địa điểm tham quan luôn có những hệ thống kiôt được thiết kế rất thẩm mỹ và bố trí ở một vị trí hợp lý, cho du khách thoải mái mua bán mà vẫn đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng đến mỹ quan của di tích.
Những người bán hàng phải bỏ ra số tiền không nhỏ để có được một chỗ kinh doanh trong di tích. Do đó, đơn vị quản lý di tích cần phải sắp xếp cho các hàng quán này một vị trí hợp lý, không án ngữ ngay trước nhà bia của lăng mộ vua Tự Đức, và thiết kế lại các hàng quán theo một mẫu kiôt thật thẩm mỹ. Như vậy mới gọi là kinh doanh du lịch ở một nơi tôn nghiêm và thơ mộng.
Ông Mai Xuân Minh - phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - trả lời: Tình trạng che bạt nilông, bàn ghế, bày bán lộn xộn phía trong lăng Tự Đức từng diễn ra và được khắc phục bằng cách cho xây kiôt, lập lại trật tự buôn bán. Nếu vẫn còn tiếp tục xảy ra tình trạng lộn xộn như bạn đọc báo Tuổi Trẻ nêu, chúng tôi sẽ cho kiểm tra, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Hồ nước và đảo Tịnh Khiêm ô nhiễm một phần do thời tiết. Chúng tôi đã nhiều lần cho nạo vét và chỉnh trang khu vực này nhưng không thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Sắp tới trung tâm sẽ có kế hoạch chỉnh trang và nạo vét lòng hồ ở các di tích thuộc trung tâm quản lý. Việc chèo kéo du khách phía trước cổng vào lăng Tự Đức vẫn còn diễn ra do khu vực này không thuộc kiểm soát của chúng tôi, mà thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế. Mong có sự phối hợp, kiểm soát đồng bộ giữa phường và trung tâm để tình trạng này chấm dứt triệt để. PHAN THÀNH ghi |
Theo Tuổi trẻ online
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.
Sáng này 17/3, tại Quảng trường Ngọ Môn, chương trình ThuaThienHue Jogging lần thứ I – hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 được tổ chức thực hiện để hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1993-26/3/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng các sở, ban, ngành và đông đảo VĐV.
Chiều 15/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 155 năm thành lập Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (14/3/1869 - 14/3/2024).
Chiều 15/3, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật với chủ đề "Sắc xuân ba miền".
Chiều ngày 14/3, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban Tổ chức Festival Huế 2024 và Tổng Công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2024 với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.
Thường trực HĐND tỉnh vừa thông báo sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.