Ở phía tây nam Kinh thành Huế, thuộc bờ nam sông Hương, có một dãy núi uốn lượn như mình rồng mang tên Long Sơn. Vùng long mạch này từ cuối thế kỷ 17 đã phát tích dòng thiền Việt do tổ Liễu Quán khai sáng.
Tháp tổ ngài Liễu Quán nhìn từ cổng chính vào - ẢNH: BÙI NGỌC LONG
Thâm nghiêm tháp tổ
Từ ngã ba đường Tự Đức -Thủy Dương thẳng lên khoảng 2 km là đến núi Thiên Thai, nơi có tổ đình Thiền Tôn và tháp tổ ngài Liễu Quán nằm ở ấp Ngũ Tây (xưa thuộc xã An Cựu, H.Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc P.An Tây, TP.Huế).
Ở Huế, ngoài lăng mộ của các bậc vua, chúa triều Nguyễn, hiếm thấy có khu lăng mộ nào được xây dựng với quy mô, kiến trúc đẹp và đầy đủ các yếu tố phong thủy như vậy. Tháp tổ được xây dựng vào tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), sau đó được tái thiết vào năm Gia Long thứ 14 (1815) và được trùng tu, xây dựng thêm la thành cùng các hạng mục khác qua các thời kỳ về sau.
Ngôi tháp tựa lưng vào núi, được bao bọc bởi tường thành cổ kính, phía trước là cổng tam quan với trụ biểu, câu đối. Bên trong khuôn viên của cụm công trình bảo tháp, ngay minh đường là một hồ bán nguyệt trồng sen, súng. Đường đi lên bảo tháp có nhiều bậc tam cấp rêu phong. Ngay chân tháp cổ là tấm bia đá, dòng lạc khoản ghi Sắc tứ Chánh Giác Viên Ngộ Liễu công Lão Hòa thượng chi tháp (Tháp của Lão Hòa thượng Liễu công, thụy hiệu là Chánh Giác Viên Ngộ). Văn bia ghi rõ hành trạng và tiểu sử của tổ Liễu Quán. Mặt trong la thành phía bên trái là một nhà bia, ghi: Khai Hoàng, Hậu Thổ, Nguyên Quân từ tọa chi vị (Bài vị thờ các vị Thành Hoàng khai canh khai khẩn, Thổ địa và tổ tiên các đời trước).
Chuyện trong khuôn viên tháp cổ của vị thiền sư có nhà bia thờ Thành Hoàng, Thổ địa này có lẽ liên quan đến một giai thoại về thiền sư Liễu Quán. Giai thoại kể rằng, sau khi lĩnh ngộ tâm ấn đạt đạo từ Tử Dung hòa thượng, vào năm 1708 thiền sư Liễu Quán đi vào chân núi Thiên Thai để ẩn danh, tham thiền. Ban đầu, ngài đến tá túc trong một ngôi miếu cổ thờ Thần Hoàng xóm Ngũ Tây, cách chùa Thuyền Tôn bây giờ độ vài cây số. Đêm hôm đó, các bô lão trong làng thấy vị Thần Thành Hoàng về báo mộng nói rằng kiếm chỗ khác để xây miếu cho ta vì miếu cũ ta đã nhường cho một vị Bồ Tát đắc đạo tu hành. Hôm sau, tờ mờ sáng, các vị bô lão trong làng đến ngôi miếu Thành Hoàng thì thấy đã có vị sư đang ngồi tham thiền. Từ đó họ đã đi làm ngôi miếu khác nhường chỗ cho vị sư tu hành.
Phát tích dòng thiền Việt
Hòa thượng Thích Thiện Siêu viết trong sách Lịch sử Phật giáo và nhân vật Phật giáo: thiền sư Liễu Quán quê ở làng Bạch Mã, H.Đồng Xuân, phủ Phú Yên. Ngài họ Lê, pháp danh Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán. Tu học từ thuở nhỏ, ngài tỏ ra thông minh khí tiết hơn các bạn đồng học. Mất mẹ năm lên sáu, theo ý nguyện của ngài, thân phụ ngài đã gửi đến chùa Hội Tôn thụ giáo với Tế Viên hòa thượng. Bảy năm sau Tế Viên hòa thượng tịch, ngài ra Huế vào chùa Hàm Long (tức chùa Bảo Quốc ngày nay) thụ học với Giác Phong lão tổ. Năm Tân Mùi (1691), sau khi xuống tóc được một năm, ngài được gọi về làng cũ để giúp đỡ phụ thân trong lúc già yếu. Nhà nghèo ngài phải đi hái củi bán lấy tiền lo thuốc thang. Bốn năm sau phụ thân qua đời, ngài lại trở ra Huế chính thức thụ giới Sa-di với Thạch Liêm Đại Sán hòa thượng. Năm Đinh Sửu (1697) ngài tiếp tục thụ giới với Từ Lâm lão hòa thượng. Năm Kỷ Mão (1699), ngài đi khắp Tòng Lâm thăm viếng nhiều chùa để học hỏi đạo lý và quyết định hiến thân cho đời sống đạo, chẳng quản đạm bạc gian lao.
Năm Nhâm Ngọ (1702) ngài đến Long Sơn đầu sư với Tử Dung hòa thượng (người sáng lập Ấn Tôn Từ Đàm hiện nay), một vị hòa thượng có tiếng thông thái khéo dạy người niệm Phật tham thiền đương thời. Trước khi chấp nhận ngài làm học trò, hòa thượng Tử Dung đã thử nhiều lần và bắt ngài giải đáp công án: “Muôn pháp quy về một, một về đâu?”. Ngài đã tìm kiếm 8, 9 năm không ra câu giải đáp và đã thất vọng.
Một hôm nhân đọc Truyền Đăng Lục, ngài gặp câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ” (Chỉ vật truyền tâm, chỗ mà người ngoại cuộc không hiểu được), bỗng nhiên ngài thấy đã tìm ra câu giải đáp mà thầy mình đặt ra, nhưng vì đường sá xa xôi cách trở, không thể đến trình chỗ ngộ với thầy ngay được.
Năm Mậu Tý (1708) ngài đến Long Sơn (Huế) để đệ trình kết quả công án với Tử Dung hòa thượng. Sau nhiều vấn đáp, đến khi ngài đọc hai câu: “Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi”, hòa thượng mới tán thán.
Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742), ngài lại dự lễ giới đàn ở chùa Viên Thông. Cuối mùa thu năm ấy, ngài có chút bệnh, gọi môn đồ đến dạy rằng: “Nhân duyên ta đã hết, ta sắp đi đây”. Môn đồ kêu khóc ầm lên. Ngài lại bảo: “Các ngươi kêu khóc mà làm gì? Chư Phật ra đời còn nhập Niết bàn; nay ta đi lại rõ ràng, về ắt có chỗ, các ngươi không nên khóc lóc và đừng buồn thảm lắm”. Cuối tháng hai năm Quý Hợi (1743), trước mấy ngày tịch, ngài còn ngồi dậy vững vàng, tự cầm bút viết bài kệ từ biệt.
Cùng với vương triều nhà Nguyễn đóng đô ở phía bắc sông Hương, ở phía nam sông Hương lại có dòng thiền Lâm Tế, phát xuất từ thiền sư Liễu Quán với pháp kệ truyền thừa phát triển thiền môn. Hai dòng chảy song hành này đã làm nên vận mệnh văn hóa đặc thù của xứ Huế.
Nguồn: Bùi Ngọc Long - TN
HOÀNG NGỌC CƯƠNG
LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.
TÔN THẤT BÌNH
Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.
CAO THỊ THƠM QUANG
Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.
TRẦN VĂN DŨNG
Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.
TRẦN VĂN DŨNG
Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.
THANH HOA - LÊ HUỆ
Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.
VÕ QUANG YẾN
Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.
“Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế, từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.
PHẠM HỮU THU
Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.
LÊ QUANG THÁI
Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết.
LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.
ĐỖ XUÂN CẨM
TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI
Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.
NGUYỄN XUÂN HOA
Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.
Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.