Đồng hành

17:06 09/01/2009
QUẾ HƯƠNG                                                                                                                                1. Chị đi qua, tẻ nhạt và cũ kỹ như cái áo đề mốt thơm mùi long não lấy từ hòm gỗ ủ hương kỷ niệm. Khu cư dân tôi ở thì mới toanh, chưa tròn mười. Cơ ngơi phó giám đốc xí nghiệp gỗ sực nức mùi rừng.

Bác sĩ khoa lây chơi màu trắng lạnh cho vi trùng sợ. Nhà ông giáo về hưu rợp bóng cây. Cây bò lên cả lan can, phủ mảnh sân bé bằng manh chiếu, thả từng chuỗi hoa tím chạm đất. Ong kéo tới từng đàn, có lần đốt khách sưng vù mặt. Nhà ấy khách thưa dần, đi ngang qua chỉ còn nghe tiếng ho. Nhà chị cách tôi bởi nhà ông giáo, cầu kỳ nhất dãy với vô số hình khối, đường cong, nét lượn ngược với với nữ chủ nhân giản dị đến đơn điệu của nó.
Sáng tối, giữ eo tôi cũng đi bộ chục vòng trên những con đường nội bộ rộng 5m. Chụm lại thành nhóm vừa đi vừa so bụng và nói đủ thứ chuyện. Chỉ có chị đi một mình với con chó. Cứ thấy cột điện là nó dừng lại tè vài giọt đánh dấu. Quay vòng giáp mặt nhau, nếu ai ngó chị thì chị chào bằng một nụ cười rất nhẹ. Ai lơ, chị cũng lơ.
“Bà đó chó mèo hành. Sáng dắt chó. Tối đem thức ăn cho mèo hoang”.
“Tẻ nhạt thế đàn bà cũng chán!”
“Ông chồng ít thấy nhỉ!”
“Ở nhà ngó bả thêm buồn”.
“Bà ta mà tân trang mình cũng chịu thua đấy chứ!"…
Cứ thế, đài phát thanh mồm sáng sớm không bao giờ cạn đề tài. Hết người này đến người khác. Nhà này đến nhà khác. Chuyện này đến chuyện khác.
 
2. Đi công tác về, tôi được thông báo:
“Nhà bà chó mèo hành Việt kiều thuê 400 đô đấy! Từ đây đến Tết.
“Thế bả ở đâu?"
“Nhà ngang"
“Việt kiều nào thế?”
“Em bà Thu”.
Bà Thu rỉ tai đang tìm vợ cho ông em. Gà trống nuôi con thấy không đành. Cô vợ trước cùng học bên Tây, cùng đỗ tiến sĩ, xứng đôi vừa lứa chẳng hiểu sao mà rã…
Đài phát thanh mồm hào hứng phát tin về ông tiến sĩ độc thân. Từ sở thích. Đứa con trai. Tiền lương. Học vị đến ai sẽ là đối tượng bà Thu nhắm nhe.
“Cô được đấy!" - Một bà chỉ cô Ngà tuổi băm dáng xì-po. Nhà đẹp, người đẹp, có tất cả ngoại trừ ông chồng.
“Em xin. Làm nghề chụp ảnh cưới thấy sự phù du của hạnh phúc mà sợ”.
“Thử một lần coi. Có khi may mắn”.
“ Sống thế này gọn nhẹ, đi đâu thì đi, cặp ai thì cặp”.
Chủ nhà vẫn đi qua, tẻ nhạt và khó nối kết. Con chó vẫn co cẳng tè mười mấy cột điện. Sáng nay đài phát thanh mồm loan tin nóng sốt: ông tiến sĩ không ăn cơm nhà bà chị nữa. Ông ấy nhờ chủ nhà nấu luôn cho hai cha con.

3.
Dãy tôi ở xuất hiện một con mèo trắng khoảng mấy tuần tuổi kêu meo meo thảm thiết. Không biết nó đi lạc hay bị quẳng.
Nó vừa lò dò bước vào sân bị ông chồng cực ghét mèo của tôi đá bay ra đường.
“Sao anh ác thế?".
“Mùi cứt đái của giống này kinh dị lắm”.
“Ghét mèo thì nuôi chuột"
“Xưa rồi Diễm! Giờ có keo dính chuột khỏe re!"
Nhỏ nhoi, đói khát, sợ hãi, con mèo vẫn quẩn quanh kêu khào khào như sắp tắt hơi. Bà Tư bực mình xách ném vào bãi đất trống đổ xà bần. Không chết lại ngoi ngóp bò ra, lại tìm tới người. Mèo ơi, người đã chối bỏ mày. Họ không cần mày nữa bởi vì keo dính chuột đỡ phức tạp hơn mày. Thôi ra bãi rác sống ngày nào hay ngày ấy. Tôi xách con mèo lên, ngang qua cổng chị, nghĩ sao thả đại vào sân chị.

4. Meo…
Con chó nhảy xổ ra.
Con mèo cong đuôi xù lông gừ gừ.
Không kịp ngạc nhiên chị bế con mèo giơ cao.
Con chó đứng hai chân, chồm tới…
“Đưa con mèo cho tôi!” - người thuê nhà xuất hiện sau lưng chị.
Con chó chạy theo nhưng cánh cửa nhà ngang đã khép lại.

5. “Con mèo sao rồi anh?

Nó tìm chỗ ngủ độc lắm. Thò đầu vào chiếc giày tôi. Chị xem này, dễ thương chưa?"
“Cám ơn anh…"
“Vì sao?"
“Thay cho con mèo”
Chị có gì cho nó ăn không?”
“Có. Anh để cái thau cát này cạnh nó. Nó sẽ biết làm gì đấy. Ai quẳng vào đây ác thế không biết. Tôi thương mèo nhưng… không thể nuôi!”
“Chị từng nuôi hả?"
“Mẹ nuôi con tam thể đẹp lắm nhưng ba dội nước sôi chết rồi!”- con bé 10 tuổi đứng cạnh mách.

6. Anh đứng trên nhà lớn nhìn xuống nhà ngang. Khoảng trời bé tẹo, một mảnh sân con, một bộ bàn ghế. Chiếc máy may. Và bếp. Anh thích ngửi mùi thức ăn phả ra từ đó. Mùi cá kho tiêu. Mùi canh mít nấu lốt. Mùi ruốc sả… Nhũng mùi ấy xông vào khứu giác, sục vào ký ức khiến anh cồn cào. Lâu lắm rồi, dễ chừng đến 20 năm anh chưa được ăn lại một bữa cơm gia đình có mùi nồng cay của ruốc ớt và vị tê tái rả rích của mưa dầm. Có khi anh nhìn qua cửa sổ bữa cơm chiều dọn ở nhà ngang. Đĩa rau luộc xanh nõn. Những con cá bống thệ cong vòng nâu sẫm… Hai mẹ con lặng lẽ ngồi ăn. Con chó ngồi chầu hẫu dưới đất. Một bức tranh buồn.
Tiếng máy may ở nhà ngang vọng lên cũng buồn như tiếng mưa, rào rào, triền miên, day dứt. Đường may nối đường may, dằng dặc như ngày nối ngày.
Thoạt đầu anh định trả nhà vì mình đã quá thừa thãi nỗi buồn. Hít thở thêm bầu không khí đặc quánh cô đơn này thêm rầu. Nhưng anh dùng dằng. Dễ gì có cả một ngôi nhà yên tĩnh để thuê. Một chủ nhà không nhiều chuyện, nấu ăn lại cực ngon. Mỗi bữa ăn đối với anh đều bất ngờ bởi sự kết hợp tài tình giữa thanh đạm và tinh tế. Vả lại con anh rất thích chơi với con bé con chủ nhà…

7. Con chó, con mèo đã quen nhau. Con mèo đôi khi còn nhào tới ôm cổ con chó. Con chó gừ gừ càu nhàu nhưng không cắn. Chúng đuổi nhau quanh sân. Con mèo thua chỏng vó hươ huơ mấy cái chân có vuốt sắc hoặc tót lên cây trêu ngươi.
Hai đứa bé cùng tuổi huyên thuyên bằng thứ ngôn ngữ hầm bà lằng tiếng Việt xọ tiếng Mỹ. Chị nhìn chúng chơi, nghe chúng nói. Khuôn mặt buồn như bếp lạnh được tiếng cười nhóm lửa, bùng lên những tia nồng nàn. Má căng ra. Đôi mắt mùa đông có nắng… Lúc ấy người khách thuê nhà rời mắt khỏi chiếc laptop nhìn chủ nhà lạ lẫm.
Cũng lạ lẫm anh nhìn người đàn bà chăm chút hai đứa trẻ, hai con vật và cây cối. Lạ lẫm nhìn chị tẩn mẩn tách xương xóc khỏi đồ ăn thừa vì sợ con heo bà xách nước cơm mắc họng. Lạ lẫm khi tối tối chị đem thức ăn ra bãi rác cho mèo hoang… Chị giăng sợi thương sợi buồn quanh thế giới chị ở đơn giản như nhện giăng tơ.

8. Giữa tháng chạp, chị làm mứt gừng. Gọt, xắt, luộc, rim, âm thầm một mình ở nhà bếp đến tận khuya. Mùi gừng ấm nồng khiến anh thấy lạnh. Anh xuống bếp, thấy chị ngồi như gục xuống bên lò than tàn.
“Nghe mùi mứt… tôi nhớ mẹ quá chị ạ! - Anh ngập ngừng.
“Nếm không?”
“Có”
Họ uống trà ủ hương mộc và ăn vụn gừng. Chị bảo tinh túy thau mứt tụ ở đáy.
“Ngon đến bối rối! Thế này coi như tôi được ăn tết sớm!"
“28 nhà tôi về”
“Anh ấy làm gì?”
“Đi giang hồ… Nhà như quán trọ…”
Chị nâng chén trà lên môi, tay run run. Đột ngột chị để xuống, nhìn thẳng vào mắt anh:
“Anh chia tay với chị ấy có dễ dàng không?"
“Cô ấy bỏ cha con tôi đấy chứ. Cô ấy không thích hợp đời sống gia đình. Nấu nướng, chăm con cái, làm việc nhà là khái niệm xa lạ. Cô ấy thích hội họp, tiệc tùng, báo cáo, nghiên cứu, tóm lại chuyện to tát, phi thường. Còn những điều bình thường… tôi làm”.
“ Hôn nhân là một cuộc phiêu lưu, không phải ai cũng may mắn”.
“Còn chị?"
Anh kịp níu hai từ ấy lại khi gặp mắt chị. Đôi mắt quạnh quẽ như bãi bờ hun hút trải bơ vơ đến tít tắp khiến lòng anh rùng mình. Một bóng trắng nhỏ nhoi phóc lên chân chị, khoanh tròn như cuộn len, rù rù khoái trá.
“Con mèo!"
“Ừ. Tôi chẳng biết làm gì với nó đây? - giọng chị nghèn nghẹn - Anh không thể đem theo. Tôi không thể nuôi…”
“Tôi nhờ chị Thu…”
“Nó sẽ quay về!"
“Tôi cột nó lại…”
 

9.
Ông Táo được tiễn về Trời bởi một mâm cỗ đẹp như tác phẩm nghệ thuật. Anh biết cũng là tiễn cha con anh. Họ ngồi chung mâm. Lần đầu tiên chị ăn cùng. Con chó và con mèo gặm xương dưới gầm bàn, bên nhau.
Như một gia đình!" – Anh nói bằng mắt.
Một bức tranh ghép" – Nụ cười buồn trả lời.

Thằng con anh biết mai đi cứ níu chị hỏi vì sao không cho nó ở nữa. Con bé ghé vào tai trả lời:
“Vì ba tớ về!"
Anh tặng con bé một con miu nhồi bông trắng muốt nhưng nó chỉ quan tâm đến con miu dưới gầm bàn:
“Rồi ba có dội nước sôi con mèo không hả mẹ?"

10. Thằng bé đi để lại trên má con bé nụ hôn và vệt nước mắt.
Chị lau như sợ nó thành vết thương.

11. Đang dọn dẹp, tôi dừng tay bởi một tiếng kêu xé toạc đêm. Chạy ra thấy con mèo trắng từ cổng nhà chị tuôn ra. Nó quằn quại gào điên dại. Bóng thứ hai là chị. Chị ngồi bệt bên con mèo bất hạnh, túm thân hình rúm ró bị tuột từng mảng lông da vào vạt áo, run bần bật. Bóng thứ ba là con bé. Nó không dám tới gần, đứng xa khóc như ai dội nước sôi vào tim nó.
Tôi đến bên chị, nghẹn ngào:
“Chính em…chính em quẳng con mèo vào nhà chị. Tưởng nó được sống…”
“Gửi rồi nhưng bứt dây chạy về…”

12. Đầu năm đi lại trên những con đường nội bộ, ngang qua nhà chị, đài phát thanh mồm bình luận:
“Nhà đẹp thế này mà cưa đôi, uổng nhỉ!"
“Dàn xếp được thì kẻ ở, người đi mắc mớ gì cưa!"
“Ngó nhà và bả là biết lệch pha rồi. Nhà đi đằng nhà, người đi đằng người!
 “Bà ấy mủ mỉ mù mì mà quyết liệt thật. Nhất định ly dị”
 “Nghe đâu vì con mèo bị dội nước sôi! Vô duyên!”
Chị ra đi cũng lặng lẽ như chị có mặt. Muời vòng ngang qua đó, tôi vẫn nghe mùi hương nguyệt quế dịu nhẹ đeo đẳng mãi cho đến khi chủ nhà cho đốn cây, quét vôi, sơn cửa đón nữ chủ nhân mới. Một bả láng lẩy sực nức mùi mánh mum huê tình hứa hẹn sẽ khiến ngôi nhà thời thượng nhảy lambada… 
                      Q.H

(nguồn: TCSH số 238 - 12 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG QUỐC HẢI              Truyện ngắn lịch sửNăm Nhâm Thân (1392) mùa hạ, thượng hoàng Trần Nghệ Tông xuống chiếu “CẦU LỜI NÓI THẲNG”Thường trong nước mỗi khi có đại sự, nhà vua ban chiếu cầu hiền. Mục đích tìm người tài cho nước.

  • KIỀU VƯỢNGĐêm giữa thu. Hà Nội se lạnh. Sao chới với nhưng mây vẫn vũ làm nền trời như khô khốc, nhạt nhòa. Một hồi còi tàu rú dài như thả thêm vào đêm luồng khí lạnh. Quang nhìn đồng hồ sân ga dã quá mười hai giờ khuya.

  • CAO HẠNHTôi sinh ra ở làng quê, lớn lên cũng ở làng quê. Tôi là hạt máu đỏ rơi xuống bùn đất mọc lên một thằng người cùng với ngọn cỏ lá rau, cây lúa và những sinh linh khác. Tôi cùng chịu đựng chia xẻ với chúng ngọn gió Lào cát trắng và những trận mưa dầm dề của xứ miền Trung khắc nghiệt.

  • HỒ ANH THÁI Tác giả thấy cần phải tóm tắt chuyện cô bé quàng khăn đỏ trước, rồi mới kể tiếp phần hậu cô bé quàng khăn đỏ. Con sói đến lừa bà cô bé, nuốt sống bà, rồi mặc váy áo của bà, trùm khăn giả vờ làm bà. Cô bé về nhà, thấy bà rởm mà không biết, cứ hỏi vớ hỏi vẩn sao tai bà to thế, sao mắt bà to thế, sao mồm bà to thế. Sốt ruột. Con sói bèn nuốt chửng luôn cô bé. Nhưng rồi quần chúng tiến bộ tập hợp lại đấu tranh, con sói phải nôn cả bà lẫn cháu ra, hứa cải tà quy chính. Từ đây bắt đầu phần hậu cô bé quàng khăn đỏ…

  • PHẠM XUÂN PHỤNGHọ như không còn trẻ. Người lớn tuổi hơn có khuôn mặt thanh thản vì đã giãn mềm những nếp nhăn. Người trẻ tuổi khuôn mặt nhuốm già bởi màu từng trải và những nét khắc chán chường.

  • MAI HUY THUẬTNằm cuộn tròn trong cái rọ lợn Cuội mới có thì giờ ngẫm nghĩ về cái thân phận của mình. Cả cuộc đời dối trá, lừa gạt bây giờ bị tù hãm sau mấy cái nan tre tưởng như mong manh thế mà càng cựa quậy càng trầy da rách áo, không thể nào thoát được.

  • NGUYỄN VĂN VINH Thường thường, mỗi sớm tôi và các bạn gặp nhau ở quán cà phê vỉa hè. Ngồi vệ đường, không tiếng nhạc quấy phá phút tĩnh tâm để ngẫm ngợi sự đời, quả thú vị! Tôi biết các loại quán đều tiêu phí thời giờ của mình, nhưng quán cà phê ít tốn, ít nguy hiểm hơn quán bia ôm và các toan tính, bon chen trong vòng danh lợi gươm đao nên tôi không bỏ uống cà phê buổi sáng, ngày mình giết một tí, lại được chuyện vãn với nhau: nào thời sự, tin tức trên trời dưới biển, cũng vui!

  • LINH CHIKhi chỉ mới là giọt máu, sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể XY bám vào dạ con của mẹ, nó đã không được công nhận. Chào đời, mẹ con nó ở với ông bà ngoại cùng các cậu, các dì cho đến năm nó tròn bảy tuổi. Nhà ngoại nó ở ven triền núi của vùng đồi miền trung du hẻo lánh độ chừng vài ba chục nóc nhà rải rác trên mấy quả đồi đầy hoa sim, hoa mua tím. Chiều chiều nó thường hay tha thẩn trước sân nhà ngắm nhìn những đàn chim bay về tổ, thả hồn theo những đám mây màu cánh vạc đùn lên phía sau dãy núi đối diện nhà ngoại và tưởng tượng, ước ao…

  • TRẦN CHINH VŨAnh nghĩ là mình có thể ngủ được trong đêm nay - ngủ ngon là khác nữa - Đêm qua anh đã ít ngủ rồi - Hơn nữa, cùng với cậu em trai anh lại vừa có cuộc đi chơi đêm ở công viên Đầm Sen, đến muộn mới về. Vậy mà cho đến lúc này, đã qua nửa đêm được ít phút, mắt anh vẫn cứ trơ ra, cứ như thể nó chưa biết khép lại bao giờ.

  • ĐÔNG TRIỀUMười hai giờ đêm.Tôi bước ra khỏi rào lưới sắt còn ngoảnh lại nhìn căn trọ, nơi cửa sổ vẫn phụt ra luồng sáng trắng bởi đèn điện. Tất cả đã im lặng. Tiếng cót két của đôi cánh cửa gỗ mà người thiếu phụ vừa khép lại hòa vào nhịp rơi lộp độp của những giọt sương trên lá, tiếng côn trùng trỗi lên cùng thanh âm mà con chim cú đâu đây vẫn bỏ tiếng rúc đều đều nghe rợn người.

  • PHẠM NGỌC TÚY“Ngày...tháng...nămDòng nhắn tin trên báo cho em biết rằng em đã tìm thấy anh. Cuối cùng thì chúng mình cũng nhận ra nhau. Anh thân yêu. Hôm nay trời không mưa và không nắng. Từ cửa phòng em nhòm ra có một cây trạng nguyên. Cây này nhô lên cao giữa khoảng trời xanh hiếm hoi. Những chiếc lá đến mùa, đỏ thắm màu xác pháo. Nó là cây hoa độc nhất ngoài cửa phòng em.

  • NGUYỄN BẢNHắn đến tôi, mặt thẫn thờ ngơ ngác như người vừa mất của. Tôi hỏi ngay:- Có chuyện gì vậy?- Không, không có chuyện gì.

  • ĐÔNG LA       Sài Gòn mùa mưa, trời lúc nào cũng âm u. Những tán cây sẫm hơn, không khí nóng rát của những tháng cuối mùa khô đã được làm nguội lại, dịu mát. Mấy ngôi nhà cao lênh khênh dường như chỉ cần kiễng chân lên một chút là có thể gội đầu được trong những đám mây sũng nước, là là bay trên đầu.

  • ĐÀO PHONG LAN         Tôi là đứa con gái duy nhất của cha mẹ, và trời cũng ban cho tôi một nỗi bất hạnh để tương xứng với niềm hạnh phúc của một đứa con chắc chắn được cưng chiều: Tôi bị liệt hai chân từ bé.

  • MAI HUY THUẬTCon tàu Thống nhất nhả Văn xuống ga Huế vào một trưa mưa tầm tã khiến Văn chợt thấm thía một câu thơ Tố Hữu:...“ Nỗi niềm chi rứa Huế ơiMà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?”...

  • NGUYỄN VĂN THANHSau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi không ngờ được Ngọ hỏi làm vợ. Không giống như những cô dâu khác, ngày tôi về nhà chồng có dắt theo một đứa con riêng. Tên nó là Hòa. Ngọ rất thương yêu hai mẹ con tôi. Không có gì đáng trách anh ấy dù cuộc hôn nhân của chúng tôi không bình thường.

  • NGUYỄN LÊ VÂN KHÁNHTôi xa nhà trọ học thành phố khác. Dịp nghỉ ngắn ngày không về nhà được, tôi đón xe về thị trấn men con nước nhánh sông lớn về nhà ngoại. Từ ngoài ngõ con Bơ sủa váng, Vinh chạy ra ôm bụi chè tàu nơi đầu bến nước, gọi mạ ơi, Sương về.

  • NGUYỄN HÙNG SƠN          Một buổi chiều cuối tháng ba trong lúc ngồi bón cháo cho chồng, bà Loan nhận thấy hôm nay Hào, chồng bà có những biểu hiện khác thường. Ông có vẻ suy nghĩ, ăn uống uể oải.

  • LỆ THANHBé Khánh Hạ - đứa con gái duy nhất của chị đã đi! Chiếc lá xanh độc nhất trên thân cây khô héo, khẳng khiu đã lìa cành. Ngọn lửa cuối cùng trong đêm dài trơ trọi của chị đã tắt ngấm trong bỗng chốc. Chị tưởng rằng mình sẽ không thể sống nổi trên cõi đời héo hắt này nữa.

  • HOA NGÕ HẠNHHọ Nguyễn ở Trung Lộc quê gốc huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân, Thanh Hóa. Gia phả ghi rõ, ông tổ của dòng họ theo chân Chánh đô An phủ sứ Phạm Nhữ Dực vào khai khẩn đất Thăng Hoa năm 1402. Ban đầu họ Nguyễn định cư tại Hương Ly. Đến đời sau, một nhánh trong tộc chuyển hẳn lên Trung Lộc, nằm ở thượng lưu sông Thu Bồn.