Đông Hà - cây bút thơ nữ triển vọng của miền Trung

08:39 04/02/2010
NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.

Nhà thơ Đông Hà

Tháng Tám 1999 vừa rồi, Đông Hà trình làng thơ đầu tay của mình có tên là Thơ Đá, cũng là thời điểm chị trở thành cô giáo dạy văn trẻ nhất Trường Quốc Học Huế!

Khác với một vài cây bút thơ trẻ trong Nam ngoài Bắc, người thì gào lên cơn khát tình, nỗi đơn côi tuyệt vọng với thứ ngôn ngữ bốc lửa, bạo dạn đến mức làm không ít độc giả phát "ngượng", người thì lao vào việc "làm khó", làm rối rắm thêm câu chữ để tự bốc thơm mình là cách tân, đổi mới thơ;... thơ Đông Hà chỉ thầm thỉ tâm sự, tâm tình. Tâm sự với mình, với người yêu, với quê hương, với thời gian và không gian ký ức. Tâm sự bằng cái tôi chất chứa tâm trạng luôn đòi được giải bày, chia sẻ. Tâm sự về Tuổi thơ của mình, Đông Hà viết: Tôi thơ dại bắt con cò bỏ chợ / Cổ ngóng trơ vơ - nhớ thuở mẹ đi rồi / Mùa đông năm xưa nghèo hơn hơi ấm... Có lẽ nỗi đau vì phải xa mẹ quá sớm ấy đã thành vết sẹo tâm hồn, thành nỗi buồn trĩu câu thơ, mọt nỗi buồn thấm đẫm tình người:

                        Mùa đông qua sông in thêm vầng trăng vỡ
                        Tuổi thơ tôi qua bao chợ xứ người
                        Để đêm nay có vì sao vời vợi
                        Đổi ngôi cho người rồi lặn xuống sông trôi
...
                                                            (Tuổi thơ)

Dù tuổi còn rất trẻ (năm nay mới 23), Đông Hà có rất nhiều những bài thơ, câu thơ chất chứa sự trải nghiệm, đọc lên nghe nặng nỗi đời: Tôi đếm bàn tay nhặt đời dâu bể / Những dại khôn rơi vãi trắng tươm đồng. (Tình chi) Hay: Giờ tôi cười nụ không công / Đò ngang không bãi chở lòng không neo (Cổ tích) Hay: Bóc bình minh nhìn đâu cũng thấy / Những nỗi niềm mưa vãi nắng tuôn (Gió hồng).v.v... Cái chất ưu tư "già trước tuổi" ấy không phải là sự bắt chước hay "cố tạo ra" theo mốt thơ trẻ thời thượng mà nói rất chân thành bởi nó có căn nguyên từ nỗi đau riêng cộng với sức cảm nhận từ vốn sống, vốn đọc của người viết. Thơ viết về tâm trạng thực, về thân phận con người trước những cơn cuồng phong của nhân tính đọc lên nghe nhói lòng. Đó là những câu, mạch thơ đáng tin cậy, đáng trân trọng, bởi cánh cửa hạnh phúc luôn hẹp, cuộc sống không dễ dàng với bất cứ ai!

Thơ về tình yêu đôi lứa bao giờ cũng là "đề tài" chính của các cây bút trẻ. Họ viết về những mối tình của chính mình. Các cung bậc thơ tình yêu thường là gặp gỡ, yêu thương, nhớ nhung, giận hờn, chia ly... Thơ Đông Hà cũng mang đặc điểm chung đó. Tuy nhiên cái khác trong thơ tình của cây bút thơ nữ trẻ này là sau giây phút nồng nhiệt của tình cảm là cái "giật mình ngoảnh lại" của sự chiêm nghiệm nhói buốt, rất đời: "Tiễn đưa bóng cũ qua cầu / tiễn luôn mình giữa cơi trầu chưa têm" (Tiễn đưa). Một nét lạ của thơ tình Đông Hà đã trở thành đặc điểm riêng của thơ chị trong đội ngũ các cây bút thơ nữ không nhiều ở miền Trung, được người đọc dễ đồng cảm là người viết không ca tụng tình yêu một chiều mà luôn tỏ ra sợ hãi, cật vấn, bỡn cợt, đùa dỡn, chì chiết tình yêu, cứ như mình là người thừa biết, thừa trải mọi cạm bẫy, móng vuốt và sự đỏng đảnh của con tình: "Tôi về gom lại thư xưa / Thủy chung như thể trò đùa lăn ra..." hay "Buồn xong rũ một trận cười / Buồn đơm mấy quả đi mời nhân gian", hay "Lỡ tay đánh vãi nắm vừng / Lỡ duyên em nhặt đến chừng nào xong"... hay"Pha nước mắt cả tiếng cười". Đùa mà không đùa. Thơ như thế là thơ của tấm lòng yêu thật, yêu và dám chấp nhận tình yêu:

                        Thì bán cho người luôn cả lòng tin
                        Tươi hơn cỏ, úa hơn màu khói thuốc
                        Tôi trở về lấp nỗi sầu bằng muôn vàn mảnh kính
                        Vỡ ra trong trái tim mình

Có lẽ từ nhỏ Đông Hà đã thấm thía nỗi đắng cay của tình yêu qua bài học riêng ám ảnh đời mình, nên lớn lên vào tuổi yêu, thơ Đông Hà "chín sớm" trước những cảm xúc tuổi trẻ. Bởi vậy mà Đông Hà thấu rõ "Tình yêu xanh buốt lòng thiếu nữ".

Thơ Đông Hà còn "chín sớm" trong ngôn ngữ và cách tu từ. Thơ chị đã có không ít câu đa nghĩa, biết nhòe mờ khi cần thiết. Một số câu thơ đã có thể đứng độc lập, ít câu kể kiểu văn xuôi. Đông Hà rất dễ thương trong cách biến danh từ thành động từ: "Em gương lược với người ta đèo bòng" hay sự ví von tinh tế: "Lòng tôi một khoảng sân chùa / Bàn chân thơ dại bước thừa vào rêu". Sự chân tình trong tình cảm trong thơ Đông Hà được khẳng định hay được nhân lên trong âm hưởng ca dao nhuần nhị: Về đây hát tròn câu ví / Rằng yêu xui nhớ đi tìm", hay "Đem lòng níu ngọn sầu đông / Rơi bên bãi vắng ba đồng một duyên..."..v.v.

Còn quá sớm để bàn sâu về một cây bút trẻ. Hơn nữa cũng như thơ của nhiều bạn trẻ khác, thơ Đông Hà còn không ít câu chữ vội vàng thiếu cảm, viết lấy được, hay nhiều khi nói bộ đầy lý tính, khô khan: "Cớ gì đánh đổ niềm tin / Khi tình yêu không hề có mặt / chúng ta cùng rơi từ nơi sâu nhất / mượn trái tim làm chỗ dựa trên đời.. "hay" Chẳng cần đến dòng sông / thì em cứ khóc / thôi phần nào đau nhất / hãy trả về anh.".v.v... Mặt khác thơ Đông Hà còn quá hẹp về đề tài. Phải mở rộng tối đa biên độ cảm xúc, thơ mới khai thác hết cái tôi đa nghĩa, đa thanh của mình, mới trở thành hơi thở của thời đại v.v... Dẫu thế, Đông Hà đã khởi đầu nghiệp thơ đầy ấn tượng. Mười tám tuổi (1994) đã giành giải thưởng cuộc thi thơ "Bút mới" Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh; năm hai mốt tuổi (1997) nhận giải thưởng cuộc thi "Thơ tình lục bát" của Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; năm hai mươi hai tuổi được tặng thưởng "Tác phẩm tuổi xanh" Báo Tiền Phong. Giải thưởng chẳng nói được điều gì lớn đối với một nghiệp thơ. Nhưng với một cây bút trẻ sớm có giọng điệu riêng như Đông Hà, những giải thưởng trên như là một sự đánh giá, phát hiện!

Tôi tin rằng với thời gian, Đông Hà sẽ chín hơn trong thơ.

N.M
(131/01-2000)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).

  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.