Dòng chảy ý thức thơ tình Trần Hạ Vi trên bình diện siêu hình

08:40 05/11/2019

PHẠM QUYÊN CHI  

Tâm lí học cổ điển đã xây dựng nên sơ đồ quy nạp của quá trình hình thành các đơn vị cơ bản của tư duy - và khái niệm duy lí gắn liền với từ.

Ảnh: internet

Nguồn gốc đầu tiên để xuất hiện suy nghĩ là cảm giác. Các cơ quan cảm giác tiếp xúc với thế giới xung quanh, đem lại cho con người những tri thức về vật thể của thế giới bên ngoài. Không bối cảnh hiện thực, Hạ Vi, cô ấy bước vào công việc hóa giải tình yêu siêu hình. Trong đó, tình yêu (sự thiện) thuộc về hữu, bắt nguồn rễ trong siêu việt thể. Những con chữ của chị như gõ tiếng cửa bằng âm thanh khi con người thức tỉnh, sự hữu đó, ghi lại trong ý thức họ vết tích một ý nghĩa sâu thẳm và bất tận vượt lên trên mọi ý nghĩa khác. Chọn tình yêu - bởi lòng căm thù đang rầm rộ gieo rắc nỗi buồn và tai họa, giết chết sự hữu trong trần gian. Tính ghét luôn là nguy cơ, nên câu thơ chị luôn chiến thắng sự do dự:

“Trái tim thiện lương
Bao dung dưỡng nuôi mầm cảm xúc
Triền cỏ nhòa phủ lấp

Biển nghiêng mình nuốt dấu chân anh vẫn xanh”
                                    (Xanh)

Bình diện siêu việt thể luôn phục hồi khả năng trong tình yêu, đảm bảo cho một luân lí, đời sống có tình yêu là luôn đúng. St - Augustin “Hãy yêu đi rồi làm gì làm!”, hay chính Plotin một triết gia thần bí đã từng mô tả: “Đôi khi thoát được thể xác ngái ngủ và thức tỉnh lại trong bản ngã, tôi thấy lóe sáng một vẻ đẹp phi thường. Chính những lúc ấy, tôi mới tin chắc được rằng: tôi sống ở một thế giới tốt đẹp và cao cả hơn, rồi tôi thấy trào vọt lên một sức sống mạnh mẽ tột bực”. Đọc to dần những câu thơ Hạ Vi hay đọc rõ hơn lại những gì xảy ra trong tính phân ly thì ẩn đằng sau điều tưởng rằng không giải thích nổi lại là dòng ý thức uy lực biến thành siêu hình tinh thần. Tự thân đầy đủ lớp nghĩa giúp ta nhận thức bằng hiện sinh ta chứ không phải bằng trí năng và biết đâu từ nay, con người không nên bỏ qua yếu tố tượng trưng. Tình yêu là con đường gãy khúc không sửa thẳng được nữa, giống cách người ta đoán định, suy tư triết học. Nó còn hiện diện trong tâm hồn và muốn thấy cần phải sáng suốt nghĩa là Hạ Vi đã lí hội qua hình thức khách quan:

“Sinh nhật 911
Một năm trước ngày thế giới đảo lộn
Bởi những chiếc máy bay
ảo ảnh hứng đầy tay
mê rồi lại tỉnh
đập nát phá tung
bạn bè xa lánh
cơ cực hình hài
đêm trăng tròn mùa thu
sinh nhật âm năm nay
em gặp anh
anh bình tĩnh ngỏ lời yêu
sẽ là hạnh phúc trăm chiều
hay tận cùng đau khổ
em mở lòng đón nhận
và được sống hơn một lần
và được có anh…”


Mỗi nét nghĩa tái hiện tình yêu, trong các tri giác trí nhớ làm nảy sinh định hướng, em đã đi đến hình tượng anh. Em và anh, tính liên kết bằng từ, đã tác động cảm giác. Cấu trúc thơ đi theo thuyết cảm thán, từ ngữ ấy mang tính võ đoán “hạnh phúc” hình thành bản tính chung tự nhiên của con người “được có”. Xét dưới góc độ ý nghĩa chứa đựng, em trong tính phân định - đã thống nhất về mặt tâm lí, âm hưởng của bài thơ thuộc về tính chất ước lệ. Tình yêu ấy, không hề đơn giản và bẩm sinh, phán đoán như phản xạ cảm giác. Trong bài “Lá thư gửi ngày độc lập” giống như một văn bản phục nguyên (phục lại nét ngôn ngữ thực sự) mà Sleikher tạo ra mô hình lý thuyết phục nguyên các thuộc tính ngôn ngữ nhất định phản ảnh được bản chất ngôn ngữ thì Hạ Vi tạo ra tư duy trừu tượng (vị tính) giống trò chơi - sự nghỉ ngơi của tín hiệu ngoài ngữ cảnh, mang lại tính biểu cảm cao:

“Anh thực dân em
Tỉ tê bụi mưa âm thầm chiếm đất
Chất nhớ chở thương bằng câu chữ màu sắc
Chiều Hà Nội buồn

Em thực dân anh
Lấp đầy hờn ghen khoảng trống
Thả con sáo xa hót véo von kỳ vọng
Mây NoVa Scotia trắng
Biển Mahoney đá sỏi cười
Những dòng thư đưa cay

Ngày độc lập
Anh ngậm ngùi thoát ách thực dân
Nghe chừng luyến tiếc

Có cô gái nào thực dân như em
Có cô gái nào yêu anh hơn em”


Kiểu lời nói phân tiết, tạo ra dòng ý thức trừu tượng, còn tạo ra cả biểu tượng. Như Potebnja về sáng tác thơ ca là động lực phát triển ngôn ngữ. Mà đâu đó, Sakhmatov đưa ra cách giải quyết khác về cơ chế tâm lí lời nói. Vậy, Hạ Vi chị ấy, trên nền liên tưởng cấu trúc thơ áp dụng lời nói và cả ý nghĩa tu từ đã không mất đi tính ngôn ngữ giải thích trong tồn tại mà Potebnja đề ra như giải thích được các điềm (triệu chứng). Tính trừu tượng trong thơ đã nhất thiết vấn thiết giúp ta nhìn nhận mảng kí hiệu tư duy ngôn ngữ thơ.  

Thơ trong phát ngôn ấy, ai đã nói gì với ai? Tính thông tin qua lời tạo lập Hạ Vi rất cao, đưa ra lí lẽ rất thuyết phục vừa là lời chân thành vừa đi đúng thời điểm. Thơ ca, có ít bài là những bài phong tình, sầu tình có thể mê hoặc tinh thần, làm quên được nỗi nhọc nhằn đau khổ để ta bước qua mọi điều. Bởi trong tình yêu ấy, không đơn thuần là bẩm sinh. Các chân lí siêu hình tiềm tàng trong các sự vật hiện hữu, rồi chính tình trạng hư vô lại biến thành sự Hữu và xuất hiện ra với ta, và hư vô không phải là hư vô trống rỗng: “Hãy tưởng tượng/ bạn hôn một người/ ngủ với một người khác/ và nhớ về một người khác nữa” trong “học yêu như đàn ông”. Như thế, đi tới sự suy niệm trầm mặc theo ba khía cạnh vừa nói tức là suy nghĩ về chính mình, một nhiệm vụ hiện hữu, bạn đi tới được tới đâu? Cảm thông? Tình yêu sáng suốt? và chính tình yêu hiện ra một sự bình an hay lo âu xuất hiện, ngừng tưởng tượng bạn có còn lòng trung thành giữa những quyến rũ do ảo ảnh gây ra?

“Là cơm áo mặc vẫn cứ nao nao
Giấu diếm dúi dụi bấm nhau trong bóng tối
Xác thịt nào phải tội lỗi
Chỉ là… vẫn ngượng mà thôi
Thu mỏng khoác hờ tấm áo đời bạc vôi
Nhục dục tình trường bỏ ngõ
Tâm tịnh trong vòng lửa đỏ
Có lần nào…
Chúng ta thử bước qua?”

                        (Hỏi khó)

Không có gì bắt rễ vào thông cảm, cũng chỉ là bắt đầu với hai người mà thôi. Hôm nay, dạo quanh một vòng qua vườn thơ tình của chị, trên cả truyền thống hay giây phút hiện tại chị vẫn đang xây nên bức hình siêu hình kì diệu, tư tưởng ấy, như bàn tay đỡ lấy đóa hoa đã héo khô đặt chúng xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng hơn. Và mỗi khi hé nhìn vào dòng ý thức ấy, ta lại lại thấy hiện lên trước mắt một tình yêu huyền bí: Vậy tình yêu ấy là gì? “Khi người ta yêu nghệ thuật thì không có việc gì khó” - Nó - một sự giúp đỡ của tình yêu! Phải chăng chị Vi nhỉ?

P.Q.C  
(SHSDB34/09-2019)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĨNH NGUYÊNNhững năm gần đây, người ta tranh luận, ồn ào, khua chiêng gõ mõ về việc làm mới văn chương. Nhất là trong thơ. Nhưng cái mới đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau những cuộc tranh luận toé lửa rốt cục vẫn là: hãy đợi đấy, lúc nào đó, sẽ... cãi tiếp...

  • TRẦN VĂN LÝAi sản xuất lốp cứ sản xuất lốp. Ai làm vỏ cứ làm vỏ. Ai làm gầm cứ làm gầm. Nơi nào sản xuất máy cứ sản xuất máy. Xong tất cả được chở đến một nơi để lắp ráp thành chiếc ô tô. Sự chuyên môn hoá đó trong dây chuyền sản xuất ở châu Âu thế kỷ trước (thế kỷ 20) đã khiến cho nhiều người mơ tưởng rằng: Có thể "sản xuất" được thơ và sự "mơ tưởng" ấy vẫn mãi mãi chỉ là mơ tưởng mà thôi!

  • HOÀNG VŨ THUẬTChúng ta đã có nhiều công trình, trang viết đánh giá nhận định thơ miền Trung ngót thế kỷ qua, một vùng thơ gắn với sinh mệnh một vùng đất mà dấu ấn lịch sử luôn bùng nổ những sự kiện bất ngờ. Một vùng đất đẫm máu và nước mắt, hằn lên vầng trán con người nếp nhăn của nỗi lo toan chạy dọc thế kỷ. Thơ nảy sinh từ đó.

  • BÙI QUANG TUYẾNThơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng dáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ , Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v.v... Đồng thời, Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây rất nhiều ý kiến khác nhau trong giới phê bình, nghiên cứu và độc giả theo từng thời kỳ lịch sử xã hội, cho đến bây giờ việc đánh giá vẫn còn đặt ra sôi nổi. Với phạm vi bài viết này, chúng tôi điểm lại những khái niệm về Thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ của các bậc thầy đi trước và tìm câu trả lời cho là hợp lý trong bao nhiêu ý kiến trái ngược nhau.

  • MẠNH LÊ Thơ ca hiện đại Việt Nam thế kỷ XX đã thu được những thành tựu to lớn đóng góp vào sự phát triển của lịch sử thơ ca dân tộc. Đặc biệt từ ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thay thế chế độ phong kiến thực dân hơn trăm năm đô hộ nước ta cùng với khí thế cách mạng kháng chiến cứu nước theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 12 năm 1946 đã thổi vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới để từ đó thơ ca hiện đại Việt Nam mang một âm hưởng mới, một màu sắc mới.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNếu gọi Huế Thơ với tư cách đối tượng thẩm mĩ thì chủ thể thẩm mĩ của nó trước hết và sau cùng vẫn là sự hoá sinh Thơ Huế. Đương nhiên, không hẳn chỉ có Thơ Huế mới là chủ thể thẩm mĩ của Huế Thơ và cũng đương nhiên không hẳn chỉ có Huế Thơ mới là đối tượng thẩm mĩ của Thơ Huế. Huế Thơ và Thơ Huế vẫn là hai phạm trù độc lập trong chừng mực nào đó và có khi cả hai đều trở thành đối tượng thẩm mĩ của một đối tượng khác.

  • ĐỖ LAI THÚYThanh sơn tự tiếu đầu tương hạc                                  Nguyễn KhuyếnNói đến Dương Khuê là nói đến hát nói. Và nói đến hát nói, thì Hồng Hồng, Tuyết Tuyết làm tôi thích hơn cả. Đấy không chỉ là một mẫu mực của thể loại, mà còn làm một không gian thẩm mỹ nhiều chiều đủ cho những phiêu lưu của cái đọc.

  • NGUYỄN NGỌC THIỆNHải Triều tên thật là Nguyễn Khoa Văn, sinh năm 1908 trong một gia đình Nho học, khoa bảng. Năm 20 tuổi, trở thành đảng viên trẻ của Tân Việt cách mạng Đảng, Nguyễn Khoa Văn bắt đầu cầm bút viết báo với bút danh Nam Xích Tử (Chàng trai đỏ). Điều này đã khiến trong lần gặp gỡ đầu tiên, người trai có "thân hình bé nhỏ và cử chỉ nhanh nhẹn theo kiểu chim chích" (1) ấy đã gây được cảm tình nồng hậu của Trần Huy Liệu- chủ nhiệm Nam Cường thư xã, người bạn cùng trang lứa tuy vừa mới quen biết, nhưng đã chung chí hướng tìm đường giải phóng cho dân tộc, tự do cho đất nước.

  • TÔ VĨNH HÀ Huế đang trở lạnh với "mưa vẫn mưa bay" giăng mờ như hư ảo những gương mặt người xuôi ngược trên con đường tôi đi. Tôi giật mình vì một tà áo trắng vừa trôi qua. Dáng đi êm nhẹ với cánh dù mỏng manh như hơi nghiêng xuống cùng nỗi cô đơn. Những nhọc nhằn của tuổi mơ chưa đến nỗi làm bờ vai trĩu mệt nhưng cũng đủ tạo nên một "giọt chiều trên lá(1), cam chịu và chờ đợi nỗi niềm nào đó hiu hắt như những hạt mưa...

  • NGUYỄN HỒNG DŨNG1. Một cuộc đời lặng lẽ và những truyện ngắn nổi danhO' Henry, tên thật là William Sydney Porter, được đánh giá là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất của nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XX. Ông sinh tại Greenboro, tiểu bang North Carolina vào năm 1862. Năm 15 tuổi (1877), ông thôi học và vào làm việc trong một hiệu thuốc tây. Vào tuổi hai mươi, ông bị đau nặng và sức khoẻ sa sút nên đã đến dưỡng sức ở một nông trại tại tiểu bang Texas. Ông đã sống ở đấy hai năm, đã làm quen với nhiều người và hiểu rất rõ tính cách miền Tây. Sau này, ông đã kể về họ rất sinh động trong tập truyện ngắn có tựa đề đầy xúc cảm Trái tim miền Tây.

  • MAI KHẮC ỨNGCó thể sau khi dẹp được loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng (968- 979) thống nhất lãnh thổ và lên ngôi hoàng đế, đã đặt được cơ sở ban đầu và xác định chủ quyền Đại Cồ Việt lên tận miền biên cương Tây Bắc vốn là địa bàn chịu ảnh hưởng Kiểu Công Hãn. Trên cơ sở 10 đạo thời Đinh nhà vua Lý Thái Tổ (1010- 1028) mới đổi thành 24 phủ, lộ. Nguyễn Trãi viết Dư địa chí (thế kỷ XV) vẫn giữ nguyên tên gọi đạo Lâm Tây. Tức vùng Tây- Bắc ngày nay.

  • TRẦN ANH VINHÂm vang của những sự kiện xẩy ra năm Ất Dậu (1885) không những vẫn còn đọng trong tâm trí người dân núi Ngự mà còn được ghi lại trong một số tác phẩm. Bài vè “Thất thủ Kinh đô” do cụ Mới đi kể rong hàng mấy chục năm ròng là một tác phẩm văn học dân gian, được nhiều người biết và ngưỡng mộ. Riêng Phan Bội Châu có viết hai bài:+ Kỷ niệm ngày 23 tháng Năm ở Huế (Thơ)+ Văn tế cô hồn ngày 23 tháng Năm ở Kinh thành Huế.

  • HOÀNG CÔNG KHANHCó một thực tế: số các nhà văn cổ kim đông tây viết tiểu thuyết lịch sử không nhiều. Ở Việt Nam càng ít. Theo ý riêng tôi nguyên nhân thì nhiều, nhưng cơ bản là nhà văn viết loại này phải đồng thời là nhà sử học, chí ít là có kiến thức sâu rộng về lịch sử. Cũng nhiều trường hợp người viết có đủ vốn liếng cả hai mặt ấy, nhưng hoặc ngại mất nhiều công sức để đọc hàng chục bộ chính sử, phải sưu tầm, dã ngoại, nghiên cứu, đối chiếu, chọn lọc hoặc đơn giản là chưa, thậm chí không quan tâm đến lịch sử.

  • TRƯƠNG ĐĂNG DUNG                 Tặng Đỗ Lai ThuýChủ nghĩa hiện đại là kết quả của những nỗ lực hiện đại hoá đời sống và tư duy xẩy ra từ những năm cuối của thế kỷ XIX, ở Châu Âu. Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên, của triết học, xã hội học và tâm lí học đã tác động đến cách nghĩ của con người hiện đại trước các vấn đề về tồn tại, đạo đức, tâm lí. Tư tưởng của Nietzsche, Husserl, hay Freud không chỉ ảnh hưởng đến tư duy hiện đại mà tiếp tục được nhắc đến nhiều ở thời hậu hiện đại.

  • ĐẶNG TIẾNTân Hình Thức là một trường phái thi ca hiện đại được phổ biến từ năm bảy năm nay, phát khởi do Tạp Chí Thơ, ấn hành tại Mỹ, chủ yếu từ số 18, xuân 2000 “chuyển đổi thế kỷ”, và được nhiều nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước hưởng ứng. Tên Tân Hình Thức dịch từ tiếng Anh New Formalism, một trường phái thơ Mỹ, thịnh hành những năm1980 - 1990.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP Một ngày kia, cát bụi vùng Hoan Diễn đã sinh tạo một “kẻ ham chơi”. Y cứ lãng đãng trong đời như một khách giang hồ mang trái tim nhạy cảm, một trái tim đầy nhạc với những đốm lửa buồn. Để rồi sau những cuộc say tràn cung mây, khi dòng cảm hứng chợt bùng lên từ những vùng u ẩn nằm sâu trong cõi nhớ, những giai âm ùa về như những luồng điện làm vỡ òa bí mật: có thương có nhớ có khóc có cười- có cái chớp mắt đã ngàn năm trôi. Đây là những câu thơ khép lại một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Trọng Tạo: Đồng dao cho người lớn(1).

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTừ lâu, ở Huế, nhiều người đã biết tiếng ba công chúa, ba nữ sĩ (Tam Khanh) con vua Minh Mạng, em gái nhà thơ nổi tiếng Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, trong đó MAI AM là người được nhắc đến nhiều nhất. Mai Am nổi tiếng trước hết vì tài thơ và cùng vì cuộc đời riêng không được may mắn của bà, tuy bà là người sống thọ nhất trong “Tam Khanh”.

  • LÊ DỤC TÚCùng với nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực, nghệ thuật miêu tả và khắc họa chân dung nhân vật, nghệ thuật châm biếm và sử dụng ngôn ngữ cũng là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc ta thường gặp trong các phóng sự Việt Nam 1932 - 1945.

  • NGUYỄN VĂN DÂNTrong thế kỷ XX vừa qua, thế giới, đặc biệt là thế giới phương Tây, đã sản sinh ra biết bao phương pháp phục vụ cho nghiên cứu văn học, trong đó phương pháp cấu trúc là một trong những phương pháp được quan tâm nhiều nhất.

  • AN KHÁNHHai mươi tám năm kể từ ngày chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đủ để một thế hệ trưởng thành, một dòng thơ định vị. Tháng 3 vừa qua, Hội Văn nghệ Hà Nội và nhóm nhà thơ - nhà văn - cựu binh Mỹ có cuộc giao lưu thú vị, nhằm tìm ra tiếng nói "tương đồng", sự thân ái giữa các thế hệ Mỹ - Việt thông qua những thông điệp của văn chương.