Đón đọc Sông Hương số 337 - tháng 03.2017

13:59 28/02/2017
Một trong những vấn đề giới cầm bút đang quan tâm, dù nhân loại có “thờ ơ” với thi ca thế nào đi nữa, đó là làm thơ như thế nào trong thế kỷ 21? Những nhịp điệu và luật tắc thi ca cũ xưa đang biến mất, vậy thì làm sao để các cây bút đương đại có thể thực hành thơ trên cơ sở kế thừa di sản thi ca nhân loại đồ sộ? Bài viết “Cách làm thơ cho các nhà thơ-thế kỷ 21” trong số này sẽ bàn góp một số kiến giải thú vị. 
 
Nỗ lực tiếp nhận trong thời đại toàn cầu hóa nhiều năm qua đã đưa đến những dấu hiệu đáng mừng trên lĩnh vực nghiên cứu, giới thiệu lý thuyết văn học thế giới vào Việt Nam. Nhu cầu tiếp nhận các tư duy lý thuyết văn học của thế giới đã phần nào được đáp ứng, từ đó nảy sinh những kết quả phái sinh: hình thành từng bước những hệ hình tư duy lý thuyết mới, và đến lượt nó, tư duy lý thuyết mới lại cần đến những tri thức lý thuyết tiếp tục được nghiên cứu, giới thiệu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, giới thiệu lý thuyết văn học thế giới vẫn đang còn nhiều bất cập, hạn chế, phiến diện và nguy hiểm hơn, nhiều khi đã mang đến sự ngộ nhận. Bài viết “Những giới hạn của lý thuyết văn học nước ngoài ở Việt Nam” sẽ đem lại cho bạn đọc bức tranh chung của vấn đề cùng những kiến giải thẳng thắng. 
Riêng bức tranh tiếp biến nghiên cứu, lý luận, phê bình Việt Nam sẽ được đẩy lùi xa hơn trên một thế kỷ, mang tính lịch sử, được nhìn lại một cách kỹ lưỡng khu biệt từ địa lý Huế qua bài viết “Nghiên cứu, lý luận, phê bình của văn học Thừa Thiên Huế những năm đầu thế kỷ XX (1990 - 1945)”. Bạn đọc sẽ có dịp nhìn lại lịch sử qua các cuộc tranh luận văn chương, nổi bật là cuộc tranh luận “duy tâm hay duy vật”, “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”… đã biến xứ Huế thành trung tâm, thu hút sự quan tâm của học giới văn nghệ sĩ của cả nước một thời. 
 
Năm nay, vừa tròn 140 năm ngày sinh của Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 - 2017), một tác giả đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với hơn 1000 bài thơ trong đó rất nhiều bài đã được dân gian hóa, với tuồng “Lộ Địch” nổi tiếng… Trong số này, Sông Hương giới thiệu một nghiên cứu mới về ông “Minh triết đạo Phật trong thơ ca Ưng Bình Thúc Giạ Thị” để cùng bạn đọc nhớ về một nhà thơ xuất thân tầng lớp quý tộc song sống rất bình dị, gần gũi với nhân dân. Điều mà Sông Hương muốn bày tỏ băn khoăn cùng bạn đọc là: di sản ngôi nhà “Châu Hương viên” của ông để lại, đang lâm cảnh hoang tàn đổ nát. Việc chăm lo gìn giữ di tích này đã đến lúc không thể thờ ơ thêm nữa.
 
Liên quan đến việc đi tìm mộ Quang Trung được khởi xướng mạnh mẻ trở lại suốt hơn 30 năm qua, bài thơ “Cảm hoài” qua nghiên cứu “Tâm cảm Ngô Thì Nhậm khi viết bài thơ Cảm hoài”, sẽ gợi ý những tri kiến mới rất cần được giới nghiên cứu cùng trao đổi. 
 
Những trang sáng tác trong số này được góp mặt từ các cây bút trong và ngoài nước, hy vọng sẽ đem lại những cảm hứng mới mẻ trước mùa xuân đang còn vương đọng trên ngọn cỏ lá cây. Chúc quý bạn đọc những ngày vui của một mùa tháng ba gợi nhiều khói sương hoài niệm và đầy những cội hoa sầu đông hương ngát tím. 
 
Dưới đây MỤC LỤC Sông Hương số 337 - tháng 03.
 
- Thư Tòa soạn 
 
VĂN:
- MÁ ĐÀO - Vũ Thanh Lịch 
- CHẠP ĐÃ TAN RỒI - Nguyên Hương 
- VỐN LIẾNG SAU CÙNG - Nguyễn Thị Duyên Sanh 
 
THƠ:
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO - VI THUỲ LINH - PHAN LỆ DUNG - NGUYỄN HỚI THỌ 
 MAI VĂN HOAN - NGUYỄN THỊ HẢI - TRẦN XUÂN AN - HUY UYÊN  
TRẦN QUỐC TOÀN - LÊ VĂN LÂM - LAN ANH - VÕ NGỘT
 
NHẠC:
- KHÁT VỌNG MÙA XUÂN - Nhạc: Trần Ngọc Sanh  & Lời: Nguyễn Bội Nhiên 
- CUNG ĐÀN - Nhạc: Văn Nhi Phan & Lời: Ngọc Thọ - Bìa 4
 
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- NHỮNG GIỚI HẠN CỦA LÍ THUYẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM - Trương Đăng Dung - 39
- NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC THỪA THIÊN HUẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 - 1945) - Phạm Phú Phong 
- CÁCH LÀM THƠ CHO CÁC NHÀ THƠ - THẾ KỶ 21 - Timothy Steele 
 
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
Kỷ niệm 140 năm sinh của nhà thơ xứ huế Ưng Bình Thúc Giạ Thị (9/3/1877 - 9/3/2017)
- MINH TRIẾT ĐẠO PHẬT TRONG THƠ CA ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ - 
Nguyễn Xuân Tùng 
- VỀ ĐÂU “CHÂU HƯƠNG VIÊN”? - Sông Hương 
 
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN: 
- TÂM CẢM NGÔ THÌ NHẬM KHI VIẾT BÀI THƠ CẢM HOÀI - Trần Viết Điền 
- SONG TỬ TRÀN ĐẦY NGHỊCH LÝ - Nguyễn Thị Thanh Lưu 
 
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI: 
- WILLIAM STAFFORD: ĐI QUA BÓNG TỐI - Nguyễn Đức Tùng 
- TẶNG THƯỞNG TÁC PHẨM, CÔNG TRÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT XUẤT SẮC NĂM 2016.... 
- Thư tín Sông Hương 
- Bìa 1:   Tác phẩm “ĐÈN VÀ TRĂNG” (Sơn mài) của họa sỹ Tôn Thất Minh Nhật
- Phụ bản: NGHỆ THUẬT NỮ QUYỀN LUẬN - Khả Hân
- Những khoảnh khắc đẹp: “MƯA XUÂN” - Ảnh: Hồ Ngọc Sơn
 
BAN BIÊN TẬP








 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

  • Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.

  • Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).

  • Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.

  • Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.

  • Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.

  • Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật

  • Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.

  • Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.

  • Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.

  • Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.

  • Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.

  • Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.

  • Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

  • Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.