Tình hình giới văn nghệ sĩ cũng như tình hình cả xã hội ta hiện nay có thể tóm gọn trong một từ: nhốn nháo. Nhưng, theo cách diễn đạt của một tác giả Việt đương đại, đây là một sự nhốn nháo vĩ đại (1). Vì sao lại nhốn nháo? Trước Đổi mới, trong thời kỳ Chủ nghĩa xã hội “cũ”, những sự o ép và gò bó khá phổ biến đã tạo ra trong tâm lý người dân, đặc biệt trong giới nhân viên công chức một tâm quán xấu: sự phục tùng tự nguyện (và mù quáng). Với phong trào Đổi mới, tâm quán này bị phá vỡ và thế là nhốn nháo, những công chức vốn ngoan ngoãn nay không thể không tự hỏi: Cớ sao lại phải phục tùng một cách mù quáng và vô lý như vậy? Cùng với Đổi mới, kinh tế thị trường thâm nhập, tư hữu được khẳng định, những giá trị của cá nhân được đề cao, thế là có một sự đảo lộn về kỷ cương, về những giá trị và thứ bực, chỉ những sự đảo lộn này cũng đủ để tạo ra sự nhốn nháo. Vì sao lại nhốn nháo vĩ đại? Công cuộc Đổi mới đã thức tỉnh ở người dân ba bản năng vĩ đại của loài người: bản năng sống, bản năng tự do, bản năng mưu cầu hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội cũ đã dồn nén chúng nhưng chúng không bị cạn kiệt. Đuổi chúng ra khỏi cửa chính thì chúng chui vào cửa sổ. Không như ở Nga sau Cải tổ, ở Việt đến thời Đổi mới thì chúng còn đủ sức để bật lên mạnh mẽ, tạo ra sự nhốn nháo vĩ đại. Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì ba bản năng này được nâng lên thành quyền: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…, những quyền này đã từng được khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ 1776. Nếu như mọi đường lối, chính sách biết nương theo ba bản năng này và nhân dân kiên quyết bảo vệ những quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng nêu lên trong Tuyên ngôn, chắc chắn sự nghiệp Đổi mới sẽ thành công rực rỡ. Trước bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã có bài thơ “Nam quốc Sơn hà…” của Lý Thường Kiệt, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là những áng văn thực sự có ý nghĩa Tuyên ngôn độc lập. Vì sao trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh tác giả không trích dẫn hai bản kia mà chỉ trích dẫn từ bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Pháp. Chúng ta cần suy nghĩ về vấn đề này. Theo giả thuyết của tôi, Hồ Chí Minh không chỉ là một người yêu nước, thương dân, nếu chỉ có vậy, ông có thể bằng lòng với tư tưởng “ái quốc ưu dân” trong hai áng văn của Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi. Hồ Chí Minh còn là một chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ, ông tha thiết với quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người, đây là những tư tưởng có ý nghĩa phổ quát nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh có tầm phổ quát nhân loại. Tôi mong muốn các nhà văn, các nghệ sĩ Việt đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta chưa có được những tác phẩm lớn như chúng ta mong muốn, phải chăng vì chúng ta bị cuốn hút vào những mô típ có tính chất thời sự, những chủ đề “bức xúc” của giai đoạn, quên đi mất cái tầm phổ quát nhân loại bao giờ cũng vẫy gọi những tâm hồn thực sự nghệ sĩ, không kể là trước đây sống ở Hà Nội hay Sài Gòn và hiện nay sống ở trong nước hay ngoài nước. |
NGHIÊM DIỄM
Nguyễn Du (1766 - 1820) là nhà văn nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông không chỉ sáng tác truyện thơ lục bát chữ Nôm “Kim Vân Kiều Truyện” nổi tiếng trong và ngoài nước, mà còn sáng tác ra một số lượng lớn thơ chữ Hán.
VŨ NHƯ QUỲNH
Khẳng định vai trò đặc biệt của công tác tuyên giáo, Đảng ta đã tập trung xây dựng và phát triển lực lượng tuyên giáo với đầy đủ các lực lượng tinh nhuệ, đủ sức gánh vác nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
THÁI PHAN VÀNG ANH
Cùng với sự dịch chuyển liên tục biên giới/ lằn ranh phân định giữa các quốc gia, dân tộc, những vấn đề toàn cầu hóa cũng ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân loại, đến từng số phận cá nhân.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là truyện ngắn, viết về cuộc sống thì hiện tại tiếp diễn của cư dân vùng sông nước Cà Mau cực Tây Nam Bộ, còn Chúa đất của Đỗ Bích Thúy là tiểu thuyết, sản phẩm hư cấu trên nền cảm hứng về truyền thuyết xưa gắn liền với nhân vật chúa đất Sùng Chúa Đà và sự tích cây cột đá hành quyết ghê rợn nơi cao nguyên Hà Giang cực Đông Bắc Bộ.
TRIỀU NGUYÊN
1. Hiện nay, “vè” là tên của một thể loại, thể loại vè, thuộc văn học dân gian Việt Nam.
MAURICE BLANCHOT
PHAN TRẦN THANH TÚ
Công cuộc Đổi mới đã diễn ra hơn 30 năm trong lòng xã hội Việt Nam với dấu mốc trọng đại là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
HOÀNG THỤY ANH
Dấu ấn, cá tính của nhà văn thể hiện rất rõ trong cách xử lý cốt truyện, khai thác tâm lý nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng,… Và tất cả những yếu tố này còn ít nhiều bị ảnh hưởng, khu biệt bởi đặc trưng văn hóa nơi nhà văn sinh ra.
JONATHAN CULLER
LÊ TỪ HIỂN
PHẠM PHÚ PHONG
Đọc Nguyễn Văn Xuân toàn tập [1] mới có thể nhận diện một cách đầy đủ chân dung ông, không chỉ với tư cách là nhà văn, mà còn là học giả, một nhà Quảng học.
TRẦN THỊ NHƯ NGỌC
Viên Chiếu thiền sư không những là bậc chân tu, còn có tài văn chương xuất chúng. Tất cả những tác phẩm ngài trước tác và để lại cho đến nay chỉ còn Tham đồ hiển quyết, đó là kết tinh từ những hương thơm cỏ lạ, khoe sắc giữa vườn văn học thiền tông Việt Nam.
HOÀNG NHẬT
Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?
NGUYỄN HOÀN
Nhận định về Trịnh Công Sơn, lâu nay có câu so sánh gần như mặc định: “Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam”.
HÀ VĂN LƯỠNG
Haruki Murakami sinh ra ở Nhật Bản, nhưng lại sống nhiều năm ở nước ngoài, chịu ảnh hưởng khá đậm nét văn hóa phương Tây, trong sáng tác của ông, cùng với những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hậu hiện đại, những yếu tố vô thức, tâm linh cũng được nhà văn thể hiện trên các bình diện khác nhau.
Li-Hsiang Lisa Rosenlee, sinh năm 1968, hiện là Giáo sư Triết học ở Đại học Hawaii - Hoa Kỳ, lĩnh vực nghiên cứu chính của bà là Triết học nữ quyền, Đạo đức và triết học Trung Quốc thời cổ đại.
PHAN TUẤN ANH
Uông Triều là nhà văn tạo được dấu ấn trên văn đàn Việt Nam trong khoảng gần mười năm qua. Ngòi bút của anh xông xáo, mạnh mẽ thể nghiệm mình trên nhiều thể loại, nhiều trường phái và hệ hình nghệ thuật khác nhau.
LÊ QUANG TRANG