NGUYÊN SA(*)
Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Nhà thơ Nguyên Sa - tranh Nguyên Khai - Ảnh: TL
Tôi cũng nghĩ, từ cái nhìn dựa lưng vào dân tộc đó, nén thật mạnh thật sâu xuống từng sợi rễ chằng chịt trong lòng đất, tôi nghĩ mỗi tập thể nằm trong lòng dân tộc cũng có một triết lý riêng. Phải có, có chứ, một triết lý rất Huế, phải có một triết lý của tình yêu, cũng như có triết lý thi ca, triết lý âm nhạc.
Thơ của Kiêm Thêm, đọc suốt một đêm qua, bỗng nhiên mang lại cho tôi cảm tưởng ấm áp. Trong đêm, thật kỳ lạ, những dòng chữ viết tay rất đẹp của Thêm giống như những dòng cổ ngữ bị che phủ bởi rêu phong bỗng hiện ra dần dần rõ nét. Thơ đó hiện ra như chứng liệu chứng minh cho tôi thấy có một triết lý của thi ca, có một triết lý của Huế tất cả cô đọng lại, kết tinh lại thành một quan niệm triết học rất nhân bản, rất người.
Người đọc sẽ tự hỏi cái phong thái nghiễm nhiên, cái thái độ rộng lượng bao la, cái nhìn soi thấu đời như có như không, như hữu thể mà cũng vẫn hư vô, không mà có ở trước mặt, là nhân sinh quan của thi sĩ, là triết học Phật giáo, là triết lý của Huế hay của thơ? Cái tâm hồn tình tự riêng tư mà đầy ắp dân tộc, cơn đam mê nồng nàn đầy thể xác mà rất đổi tinh thần đó là thơ, là Huế, là Kiêm Thêm hay là Việt Nam? Kiêm Thêm là "gã lưu dân" hay là "Tôi phượng hoàng bay" là "Hạt bụi của trời" hay là "những nhánh sông chia biệt", là "vô thường", là "ấn kiếm xin trả lại cho đời" hay chính là những cơn mơ của "thời hạnh phúc", là đôi mắt buồn đứng "dưới mái tam quan".
Thơ Kiêm Thêm là tất cả những thứ đó. Bởi vì chính Kiêm Thêm là tất cả những thứ đó. Là trí tưởng phượng hoàng bay. Là Huế trong những tế bào ký ức thẫm sâu đó. Thơ Kiêm Thêm có triết lý Huế, rung động Huế, tình yêu Huế. Ðam mê Huế. Thơ đó có cả cuộc đời lẫn vô thường, tình yêu và tuyệt vọng, hân hoan và thống khổ. Có Việt Nam. Có kiếp người? Huế nào không Việt Nam? Người nào không tình tự? Ðam mê nào không đớn đau? Hữu thể nào không vô thường? Và hư vô nào không là khởi nguồn của một sinh động mới?
Những người đã gặp Kiêm Thêm, những bằng hữu của Thêm, như Nguyễn Anh Tuấn, như Du Tử Lê, như Du Miên nhìn thấy ngay trong thơ Kiêm Thêm, Huế mà rất Việt Nam, Việt Nam không bao giờ quên Huế, có ngao ngán lẫn khuất trong đam mê, nhìn thấy định mệnh, thấy hư vô mỗi lần dần bước vào đời. Nhưng những bằng hữu của Kiêm Thêm còn nhìn ngoài Kiêm Thêm đa dạng mà đơn thuần, mâu thuẫn mà thuần lý, đúng thế, những bằng hữu của Thêm còn nhìn thấy một Kiêm Thêm khác nữa:
"Ta lẫm liệt đi trên ngàn giông bão
Tay vung gươm chém nát những ươn hèn
Chẳng bao giờ là một kẻ tham lam
Chân ngạo mạn bước đi cười nửa miệng
Ðời tặng ta với muôn ngàn quỷ quyệt
Ta khước từ làm kẻ lạ không quen
Ðể suốt đời cùng bằng hữu anh em
Nhấp chén rượu ngang tàng như đá núi..."
Cái triết lý bằng hữu, triết lý huynh đệ, triết lý ngang tàng chính là một trong những triết lý lâu đời và sâu sắc nhất tiềm ẩn trong triết học Ðông phương. Nó chính là cái triết lý mà từ lâu chúng ta mong nhớ. Từ mấy chục năm nay. Càng mong nhớ hơn kể từ mười năm nay, trên con đường lưu lạc...
N.S
..............................................
(*) - Nhà thơ, tác giả "Áo lụa Hà Ðông" nổi tiếng.
![]() |
Nhà thơ Kiêm Thêm - Ảnh: luanhoan.net |
Thơ TRẦN KIÊM THÊM
Thư về Huế
những con chim sẻ, chim chìa vôi, con chiền chiện
đang múa ca
những ao bèo, giếng nước lạnh và nắng ấm
một sáng xuân
trong đời ta
một thời đã lỡ
như đã lỗi hẹn với ngọn cỏ may
như đã quên và nhớ
những áo mới thơm mùi băng phiến
trong dĩ vãng
hãy thức dậy đi trí nhớ nhỏ nhoi
phải lục lọi xem những ngày đã cũ
phải tìm cho được tiếng thở của chú nhện
trong xà nhà đã ở
và bước đi rất khẽ của chàng kiến đen
![]() |
minh họa: Nhím |
hàng xóm đã thức dậy chưa
hãy ra xem
có lời ru của hàng tre mới
những cây măng đã mọc đầu mùa
chim muông và cây cỏ
đã thay áo mới
chào đón một ngày rất trẻ
như ta đã già
những sợi tóc bạc buồn bã im lìm
phần còn lại một thời dĩ vãng
phải báo cho dĩ vãng biết
hôm nay có buổi chiều tà
xin tạ lỗi em
ta đã đến trễ
mọi chuyện đã được xếp đặt
như căn phòng của trái tim đã cũ
tiếng đập của hai buồng phổi mệt mỏi
chiều nay
xin lỗi em
xin lỗi một thời đã sống
như đã lựa chọn những nhầm lẫn
rất tình cờ
![]() |
minh họa: Nhím |
Ngoài vườn địa đàng
ta tới cuốn hồng hoang
tay cầm cành nguyệt quế
môi ngậm trái khổ đau
cũng em vừa trao tặng
cho nhau chút mật đắng
mời nhau trái cấm này
nuốt đi anh yêu dấu
đời sau còn hờn căm
ở trong vườn địa đàng
làm sao em thấu hiểu
nỗi khô cạn đời ta
cơn đau này đã trải
ta ngoài vườn địa đàng
nhìn nhau mà lệ mặn
hãy sống đời riêng em
ta có đời cô quạnh
ta có cuộc đời riêng
làm sao em hiểu thấu
![]() |
minh họa: Nhím |
Mai sau
mai sau nắng tắt lòng khô cạn
tưởng nhớ nhau người mãi biệt ly
hồn thiêng hiển hiện trên sông nước
hoa cỏ u buồn trên bước đi
lòng đã quá giang về nẻo bến
núi nhớ rừng lá đổ nghiêng nghiêng
sương pha mầu áo người năm trước
mưa đã chiêm bao nửa giấc mềm
đời đã rêu phong lòng đã tạnh
giận vừng trăng biếc ở ngàn khơi
cửa chiều đã khép tình khô hạn
đêm lạnh hồn đau mấy mảnh đời
em nói cười vui giữa giấc mơ
hoang liêu nhầu nát lạnh ơ hờ
chuông chiều Thiên Mụ vang vang vọng
tưởng gót em về dưới cội hoa
(Rút trong tập “Bái biệt Huế” NXB Văn Học, 12.2012)
(SH278/4-12)
Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.
(Đọc tập thơ “Thế giới và tôi” của Ngô Tự Lập)Tôi kém Ngô Tự Lập hơn chục tuổi nhưng không “trẻ” hơn anh. Tuổi trẻ làm ta cao ngất lên, tuổi già đôi khi cũng vậy. Nhưng cao ngất lên ta thấy gì nào?
“Tết không vào nhà tôi”(*)nghĩa là tết không vào nhà Phùng QuánCâu thơ tâm trạngVấn nạn một đời
Nhà thơ Phùng Quán trọn cuộc đời (1932 - 1995) là một chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn xông xáo và nhiệt huyết.
Đầu những năm 61, Phùng Quán về lao động tại nông trường Thắng Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Quán ở đội 6 khai hoang, tôi ở đội canh nông Ngọc Ách từ trước.
Chỉ trong vòng 63 năm từ 1930 đến 1993, văn học Mỹ đã vinh dự nhận được 11 giải Nobel. Đây là một thành tựu vượt bậc đáng tự hào mà không phải bất cứ một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đóng góp vào ánh hào quang ấy có John Steinbeck - nhà văn lớn của văn học hiện thực Mỹ.
(Đọc “Thơ Trần Quốc Thực” – Nxb HNV 2007)Giữa rất nhiều giọng thơ khoa trương, khoe mẽ hôm nay, Trần Quốc Thực là một giọng thơ lặng lẽ đầy bản sắc. Sự ngại giao tiếp, sự âm thầm dâng hiến cho thơ của Trần Quốc Thực đã khiến cho nhiều người không biết đến thơ anh.
Văn học huyền ảo ra đời mang lại một thành tựu của phương pháp sáng tác. Một bước chuyển tiếp sau hàng thế kỉ từ cổ điển, lãng mạn, rồi hiện thực.
(Đọc lại "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa)Tôi đã viết vài dòng góp ý chân tình sau khi đọc lướt cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa. Nếu Khoa thực sự hiểu được vấn đề cũng như dư luận đánh giá đúng cuốn sách thì tôi không đọc lại và cũng không viết nữa làm gì.
Nếu ai đã được say, đã được bay cùng vầng trăng trong thơ Lý Bạch, thì sẽ không khỏi chạnh lòng khi đọc những vần thơ trăng của Đặng Huy Trứ. Đặng Huy Trứ có yêu trăng không ?Rất yêu. Yêu rất nhiều...
Phùng Quán ơi ! Bây giờ trước cái chòi ngóng sóng ở mé Hồ Tây nhà anh, quán nhậu mọc lên nghi ngút, che khuất những bầy sâm cầm đương hạ cánh xuống hoàng hôn. Cái nhìn của anh cũng đói, nhưng ở thế giới bên kia anh đâu có ngán :"Trong trăm nghìn nỗi đói/tôi nếm trải cả rồi/tôi chỉ kinh khiếp nhất/ là nỗi đói tình người
Những câu thơ này ở trong bài Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi. Lịch sử đất nước, qua con mắt thơ Lưu Quang Vũ, bao trùm là gió và tình yêu. Cũng có thể mượn câu này để nói về đời và thơ của chính anh. Điều anh ước đã làm những trang thơ anh có rất nhiều gió.
Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KXO6 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm. Văn hóa chính trị truyền thống Việt là một đề tài quan trọng của công trình.
NGUYỄN THỤY KHA(Đọc “Gửi VB” thơ của Phan Thị Vàng Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2006)Có một thời, người ta giấu kín nỗi cô đơn như một khuyết tật của mình để được hoà nhập vào đám đông ồn ào, hơn hớn lên đường, để được hy sinh và dâng hiến vô danh. Nhưng đã là khuyết tật thì có giấu mãi cũng đến lúc phải lộ ra, nữa là nỗi cô đơn không thể thiếu ở mỗi kiếp người. Mãi đến thời thanh bình, nỗi cô đơn của thân phận dần dà mới được nói ra.
Hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng nguyên ủy viên thường vụ Hội LH.VHNT TT.Huế, nguyên chủ tịch Hội Mỹ thuật TT.Huế, nguyên giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế v.v... đã từ trần ngày 26 tháng 10 năm 2006, hưởng thọ 75 tuổi.Thương tiếc người hoạ sỹ tài danh xứ Huế, Sông Hương xin đăng bài viết của nhà thơ Võ Quê và xin được coi đây như một nén hương tưởng niệm
Ai cũng biết, anh là tác giả của các tập thơ và trường ca Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím...với những thao thiết của dã quỳ vàng, của thông xanh, xoan tím, phượng hồng, những gió và nắng, những bùn lầy và cát bụi, những cần rượu và cồng chiêng