Đời hoa tình người, lẽ đời và những lời cảnh báo

16:09 08/09/2008
ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.

Đời hoa gồm 41 bài viết ngắn, nắm gọn trong 164 trang văn, nhưng đối với tôi ý nghĩa hàm chứa trong từng đoạn văn, từng bài viết rộng lớn hơn nhiều. Trong đó có nhiều bài viết như là một truyện ngắn.
Tuy gọi là tản văn nhưng đa số tiểu phẩm đều có chủ đề tư tưởng rõ ràng. Lời văn tuy chân tình mộc mạc nhưng triết lý sâu sắc. Có lẽ đích tới của nhà văn nhằm nói đến tình người, lẽ đời và những lời cảnh báo khi xã hội đang trên đà phát triển.
Tác phẩm chia làm 2 phần:
Phần 1 với tiêu đề chung Chợt nghĩ bên đường gồm 33 bài viết về chuyện đời, tình người mà tác giả từng gặp gỡ và chiêm nghiệm, để rồi trực tiếp hay gợi ý người đọc rút ra những bài học bổ ích. "Bà già bên dốc Bến Ngự và những chuyến xe qua" kể về một bà già ăn xin thường được những người nghèo đi chợ về bỏ vào nón cho bà những đồng tiền lẻ, dốc cao người đi xe đạp phải xuống xe dắt bộ, cũng là dịp để họ biểu lộ tấm lòng nhân đạo. Nhưng đó là chuyện cũ, đến bây giờ thiên hạ chuyển lên đi xe máy, xe ô tô thì bóng dáng bà già teo tóp, ngồi ngửa nón ăn xin bên dốc Bến Ngự không còn nữa.
Người đọc cảm nhận phải chăng thiên hạ giàu lên thì tình thương đồng loại lại nghèo đi một ít?!
Bài "Ngày xuân bàn về tốc độ" nói về thời gian qua nhanh như "bóng câu qua cửa" hoặc "thấm thoắt thoi đưa". Con người cảm nhận thời gian qua nhanh, tự thấy nhiều việc phải làm mà chưa làm được. Vì thế nên có ước vọng tăng tốc để khỏi uổng phí thời gian. Ước vọng ấy thật là chính đáng; thế nhưng ở phạm vi nào đó, tốc độ cao còn có những mặt tiêu cực. Ví như: Đi xe tốc độ cao dễ gây ra tai nạn; những công trình làm nhanh, làm ẩu lấy thành tích, lấy lời cho đơn vị cho cá nhân dẫn đến không đảm bảo chất lượng, gây lãng phí tiền bạc của dân, của nước. Những loại tốc độ cao ấy xã hội cần lên án và có biện pháp hạn chế lại, phanh lại...
"Đời hoa" là tên tác phẩm và cũng là tiêu đề cho một bài viết. Trong tiểu phẩm này tác giả kể chuyện chuyến đi viết tại thành phố Đà Lạt: Ở phòng văn của khách sạn, hàng ngày có người mang đến một bông hoa rất đẹp, cắm trong chiếc bình nhỏ đặt trên bàn. Hoa đẹp nhưng chóng tàn, đời hoa ngắn ngủi. Cái còn đọng lại ở tác giả là tấm lòng của người trồng và người mang đến cho hoa thì sống mãi.
Cái đẹp vĩnh cửu vẫn là ở tấm lòng, người đọc suy ngẫm và thấm thía đạo đức truyền thống ông cha: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...
Ở một bài khác, tôi nghĩ nhà văn phải có tấm lòng cao thượng mới viết lên được. Đó là: "Cây bưởi góc vườn" Cây bưởi hoang tự mọc lên ở góc vườn, theo thời gian lớn lên đơm hoa kết trái. Từ đó tác giả liên tưởng: "Tôi nhìn quả bưởi như đoá hoa trắng xòe nở trên bàn, lắng nhe tiếng trống của tốp múa lân "tùng, cắc tùng" dội vang giữa đêm trung thu, bất chấp trời mưa gió chợt nghĩ đến em bé vô gia cư, không rõ dòng giống nào đang lang thang trên các ngả đường hè phố. Biết đâu trong đó rồi sẽ xuất hiện những nhân tài"...
* Phần 2 với tiêu đề Còn lại với thời gian gồm 8 bài viết về những dịp tác giả tiếp xúc với người và việc có ý nghĩa lịch sử, văn hoá lâu dài. Ví như: Lãng mạn cùng đôi bờ sông Hương. Trải qua thời gian, thành phố Huế vẫn giữ được 2 bờ sông Hương với nét đẹp quý giá của thiên nhiên cũng nhờ ý thức văn hóa có cội nguồn được gìn giữ từ cha ông truyền lại. Tiếp đến, ngày nay có tiếng nói của các nhà văn, nhà báo góp phần, hai bờ sông Hương được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm tôn tạo nên đã giữ mãi được nét "đẹp và thơ" "độc đáo, "không nơi nào có được" của nó.
Sức trẻ Hải Triều là bài viết mang nhiều yếu tố lịch sử. Tác giả kể ra những hoạt động cách mạng sôi nổi của Hải Triều từ trước Cách mạng tháng 8 -1945 từ hồi cậu học sinh Nguyễn Khoa Văn 19 tuổi cho đến những năm đầu chống Pháp. Ông sinh ngày 1-10-1908 và mất ngày 6-8-1954 tại một bệnh viện ở tỉnh Thanh Hoá. Tác giả viết: "Có thể mượn hình ảnh Triệu Tử Long tung hoành giữa rừng gươm đao để hình dung những hoạt động của Hải Triều thời trẻ". Và kết luận: "Hải Triều trẻ mãi là vì thế"...

Đời hoa bao gồm những bài viết mang tính tự sự, câu chuyện kể rất đời thường nhưng lại mang ý nghĩa giáo dục đạo đức phẩm chất làm người. Tác giả ca ngợi những tấm lòng ngay thẳng (Chuyện bên lề phim Tể tướng Lưu gù) hoặc đời sống thanh bạch của ông quan triều Nguyễn (Của để lại cho con cháu), phê phán những thói hư tật xấu, những hành vi tham ô hối lộ, quan liêu lãng phí gây thất thoát tiền bạc của nhà nước của nhân dân như (2,9 tỷ và 500), (Nỗi khổ của giám đốc trong ngày tết)... Tác giả còn chỉ ra những việc làm trái với quy luật tự nhiên như người đến tuổi nghỉ hưu nhưng không chịu nghỉ; những nhà máy nông trường chỉ toàn nữ, toàn nam được thể hiện trong (Quy luật của muôn đời; Như sừng có cặp như đũa có đôi).
Đời hoa
còn mang đến cho người đọc những suy nghĩ hướng thiện. Từng bài viết đều chứa đựng ý nghĩa nhân bản có tác dụng giáo dục lâu dài như bài: Thử bàn chuyện "sướng", "khổ", đã được tuần báo Văn Nghệ tái đăng trên chuyên mục Nhàn đàm, số 19 (11 - 5 - 2002).
Người xưa nói: Người làm sao chiêm bao làm vậy quả là đúng với nhà văn Nguyễn Khắc Phê, tác phẩm của anh như con người anh, lúc nào cũng cẩn trọng, mô phạm, văn anh viết rất giản dị đời thường. Cái đáng quý ở anh là tinh thần dũng cảm, dám chống lại cái ác, cái xấu. Với tác phong lao động cần cù, tác phẩm của anh chứa đựng nhiều tư tưởng có giá trị cao đẹp. "Đời hoa" là một tác phẩm như vậy.
Tôi quen biết anh từ thời chúng tôi còn trẻ, còn là sinh viên trường Đại học Giao thông. Anh cầm bút trên 30 năm, với 12 tác phẩm đã ra đời (trong đó có 7 tiểu thuyết).
Với bề dày hàng ngàn trang in và tuổi đời anh không còn trẻ, có lẽ mọi cái đã định hình, đã thành phong cách. Tôi nghĩ: ta không nên đòi hỏi gì hơn chỉ hy vọng và mong gặp lại anh ở những tác phẩm khác hay hơn.
Trường An, tháng 5 - 2002
Đ.X.N

(nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.