Đôi điều về thư pháp của Hải Trung

14:26 17/03/2009
NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

Khi gửi sách biếu cho các tác giả có thơ trong tập sách quý này, nhà thơ Ngô Minh (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) mưu sinh ở Huế cũng có sách biếu, đã cho tôi biết Hải Bằng và Hải Trung đều là dân Huế và là hai bố con!. Qua cuốn sách quý này và qua thông tin của nhà thơ Ngô Minh, duyên kỳ ngộ tôi làm quen được với  cả hai nhà thơ Hải Bằng và Hải Trung. Cả 10 tập thơ của Hải Bằng in vào các năm 1980,1988, 1989, 1992, 1993, 1994, 1995, 1996, mà tác giả lận đận phải tự bỏ tiền in sách may mắn tôi cũng có. Hải Bằng còn tặng tôi cả tượng gốc cây đã từng đạt huy chương vàng. Tôi vẫn giữ những kỷ vật này như là một kỷ niệm quý báu về xứ Huế thơ và mộng. Rồi Hải Trung cũng tặng thơ cho tôi, trong đó có cả thơ chữ Hán. Nhưng quý hơn Hải Trung còn tặng tôi bức Thư pháp to như chiếc chiếu một, đó là bài thơ của Lý Bạch:
Bất đáo đông sơn cửu
Tường vi kỳ độ hoa
Bạch vân hoàn tự tán
Minh nguyệt lạc thuỳ gia.
Tôi treo bức thư pháp này ở phòng đọc tranh của mình. Hàng ngày vẫn ngắm nghía “thần thái” của Hải Trung qua bức thư pháp này.

2. Khi Hội Văn nghệ Dân gian tổ chức đi chơi bên đất Trung Quốc, tôi đã tìm được một số sách về thư pháp tiếng Tàu. Tôi đọc và ngẫm nghĩ. Sau đó lại đọc lại suy ngẫm. Ở Hà Nội cũng có một quán bán mì mằn thắn và hủ tiếu ở Đình Ngang. Vì chủ quán có giao du với các nhà thư pháp Hà Nội, cho nên tại đây có treo nhiều bức thư pháp của nhiều nhà thư pháp nổi tiếng Hà Nội. Tôi ngắm nghĩa mãi bức thư pháp viết bài hịch của Lý Thường Kiệt:
quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đằng hành khan thủ bại hư.
Hoặc  câu của Cao Bá Quát  Thập tải luân giao tầm cổ kiếm/Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.
Quán ăn này thậm chí còn treo cả thư pháp của mấy du khách Trung Quốc sang triển lãm thư pháp tại Việt .
Đọc sách và nghiên cứu thư pháp qua mạng Hanosoft.com của nhóm Tống Phước Hải (tongphuochai@yahoo.com). Theo Lê Anh Minh thì cụ Lê Xuân Hoà là thư pháp gia rất nổi tiếng trong ngoài nước.

3. Nhân tố nào tác động đến  thư pháp của Hải Trung:
Theo nhiều nhà nghiên cứu thư pháp, trong đó có Lê Anh Minh cho rằng:  người Tàu cho rằng “Thư pháp cũng là Đạo”, còn người Nhật cho thư pháp là Thư đạo.
Vậy Hải Trung có cho thư pháp là đạo như người Trung Quốc không? hoặc có coi  thư pháp là Thư đạo như người Nhật Bản không?
Theo tôi người ảnh hưởng trực tiếp đến thư pháp của Hải Trung là nhà thơ Hải Bằng. Theo thông tin cập nhật của tôi thì Hải Bằng là thân sinh của Hải Trung. Hải Bằng sinh 3-2-1930 tên thật là Vĩnh Tôn. Quê gốc Huế, lính Trung đoàn 101 Trị Thiên Huế từ 1945. Sau năm 1954 về công tác tại Vụ văn hoá địa phương (Bộ Văn hoá), từ 1959 về công tác tại Ty Văn hoá Quảng Bình. Sau năm 1975 ông về quê ở Huế. Năm 1965 đã được giải thưởng báo Văn nghệ với bài thơ Cồn Cỏ. Năm 1994 ông được giải thưởng của Uỷ ban Trung ương liên hiệp Văn học nghệ thuật với tập thơ “Sóng đôi bờ”. Hải Trung sinh năm 1971, như vậy không thể sinh ra ở Huế. Sau 1975 mới trở về được Huế.

4.
Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện (Lê Anh Minh). Điều này đúng với Hải Trung.  Hiện nay Hải Trung là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội viên Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế; Hội viên Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Hải Trung đã cho in Thần kinh nhị thập cảnh Thơ Thiệu Trị (khảo cứu- soạn chung), Khoa cử và các nhà khoa bảng Triều Nguyễn (khảo cứu, soạn chung), Chơi chữ Hán Nôm những bài thơ độc đáo (khảo cứu) và Hải Trung đã có thơ in riêng (Cho từng ánh lửa và Thơ chữ Hán Không đề & những vần điệu cũ).
Điều quý giá là Hải Trung đã triển lãm Thư pháp Hán Nôm tại Huế (Festival Huế 2000), tại Phú Yên 2003. Uy tín Thư pháp của Hải Trung đã vượt ra khỏi biên giới Việt (Thư pháp của Hải Trung đã được triển lãm tại Bỉ và Pháp).
Hải Trung đã nhận được nhiều giải thưởng, ví dụ như Thơ Tạp chí Nhật Lệ 2000, Thơ Tạp chí Sông Hương 2003, văn học nghệ thuật cố đô (1993-1997), Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam 2003 và giải thưởng thi pháp toàn quốc năm 2003.
Thư pháp Hải Trung đã thành danh không chỉ trong nước và quốc tế. Theo tôi Thư Pháp Hải Trung không chỉ là niềm tự hào cho Huế, mà là niềm tự hào cho người Việt . Nếu bạn đọc Tạp chí Sông Hương có trong tay một bản thư pháp của Hải Trung sẽ thẩm định được những điều tôi viết ở trên.
N.V.H
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.

  • Trong đội ngũ những người hoạt động văn nghệ tại Thừa Thiên Huế, bên cạnh các Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc…) có một tổ chức gọi là “Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế”(CHNV).

  • Hà Khánh Linh xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Tên khai sinh của chị là Nguyễn Khoa Như Ý. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì chị quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu chị đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Chị quen biết và giao tiếp khá rộng từ các vị quan chức đến các vị đại đức, linh mục, trí thức... cùng những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia... đã giúp chị có một vốn sống hết sức phong phú.

  • Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng. Nhưng tuổi thơ của chị chứa đầy buồn đau và nước mắt: Mẹ không có cửa nhà/  Em đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa? Nỗi tuyệt vọng cứ ám ảnh suốt cả tuổi thơ của chị. Trong một bài thơ đầu tay chị viết: Tuổi thơ tôi như ráng chiều đỏ lựng/ Hắt máu xuống dòng sông đen.

  • Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975). Tốt nghiệp vào loại xuất sắc, chị được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường đại học Sư phạm Huế. Dạy ở trường đại học Sư phạm Huế được một vài năm, chị chuyển sang làm công tác biên tập ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Đây là một quyết định khá táo bạo và sáng suốt. Làm việc ở nhà xuất bản, chị có điều kiện viết lách hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂM                 (Đọc Viết bên Hộ Thành hào - thơ Nguyên Quân -, Nxb Thuận Hoá, 2009)Giữa những đổ nát hoang tàn quá khứ và hiện tại, khi mà thang giá trị bị đảo lộn, những mảnh vỡ đang vung vãi mọi nơi, tác giả lại tìm đến Hộ Thành hào để nhìn ngắm cõi lòng đang hỗn hênh mọi thứ và như chợt nhận ra niềm hy vọng mỏng mảnh, anh đã Viết bên Hộ Thành hào.

  • HOÀNG DIỆP LẠCBất chợt giữa một ngày mưa gió, nhìn những hạt nước toé lên từ mặt đất như những đoá hoa mưa. Một loài hoa của ảo giác. Có thể trong tâm trạng như vậy, Lê Tấn Quỳnh chợt hỏi:Hoa vông vangCó hay không

  • ĐINH NAM KHƯƠNG(Thơ Tuyết Nga - NXB Hội Nhà văn 2002)

  • NGA LINH NGA1. Xuất bản mười hai tập thơ, mười hai tập văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các phim khác, biên soạn hai mươi tập nhạc... điều thật khó tin ở một người nổi tiếng rong chơi, thích cao đàm khái luận, thường không mấy khi vắng mặt nơi những cuộc rượu của đám văn nghệ Hà Thành như Nguyễn Thụy Kha.

  • L.T.S: Trong vài năm lại đây, ở Huế, chưa có tập sách nào ra đời lại gây được “hiệu ứng ngạc nhiên” cho bạn đọc như một hiện tượng ngoài tập Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa ấn hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Huế và Đà Nẵng vừa qua. Ngoài các bài viết giới thiệu, phê bình in trên nhiều tờ báo trung ương và địa phương, Sông Hương vẫn tiếp tục nhận được thêm các ý kiến cảm thụ về tập thơ này.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)

  • YÊN CHÂU          (Đọc Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)Giống như những cây xanh bói muộn bất ngờ cho một mùa hoa trái, thơ Nguyễn Xuân Hoa xuất hiện đột ngột như vậy. Anh không cho in rải rác đâu đó, cũng không đọc thơ ở những cuộc gặp gỡ bạn bè. Im lặng, đùng một cái cho ra hẳn một tập thơ. Thơ Trà My của nguyễn Xuân Hoa đã đến với bạn bè như vậy.

  • BÙI ĐỨC VINH            (Nhân đọc tập thơ “Cho người tôi thương nhớ”-NXB Hội Nhà văn 2004)Có một chàng thi sĩ phong tình đi lang thang vô định trên nẻo đường mưa bay gió tạt, chợt lơ đãng nhận ra mình là kẻ bị tình yêu truy nã trong bài thơ “Nhận diện” anh đã tự thú với trái tim thổn thức của mình.

  • INRASARA           (Đọc Mang, tập thơ của Phan Trung Thành, Nxb, Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2004.)Dòng Seine và cầu Mirabeau, cuộc tình với người tình. Sông đi và cầu ở lại, cuộc tình tan nhưng người tình thì ở lại. Mãi mãi ở lại, cùng nỗi buồn ở lại.                Con sông nào đã xa nguồn                Thì con sông đó sẽ buồn với tôi                                                (Thơ Hoài Khanh)

  • THANH THIỆNBốn mùa yêu là tập thơ tình mang ý nghĩa "vật chứng" cho một biệt lập tâm hồn có tên là Lưu Ly. Người thơ này dường như luôn đắm mình trong giai điệu tình yêu muôn thuở giữa ba ngôi Trao - Nhận - Trả và đã chọn cách trả sòng phẳng nhất cho sự nhận của mình là trả vào thơ.

  • NGUYỄN VĂN HOA(Nhân đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tôi cũng đã gặp ông trực tiếp đôi ba lần ở Huế và Hà Nội. Nhưng ấn tượng nhất là buổi hội ngộ của gia đình tôi với ông ở nhà nhà thơ Ngô Minh ở dốc Bến Ngự Huế.

  • HOÀNG VŨ THUẬT         (Thơ Chất trụ của Nguyễn Hữu Hồng Minh- Nxb Thuận Hoá 2002)Nguyễn Hữu Hồng Minh không làm cái phép phù thuỷ đưa độc giả tới một không gian rắc rối. Quan niệm về thơ của anh được trình bày rất nghiêm túc qua bài “Chất trụ”, lấy tên cho tập thơ. Tôi rất đồng tình quan niệm này, không mới, nhưng không dễ làm người ta chấp nhận.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Dòng sông Mía của Đào Thắng)

  • TRẦN THIÊN ĐẠOCứ suy theo nhan đề, thì chúng ta có thể xếp các trang Viết về bè bạn - Tập chân dung văn nghệ sĩ (NXB Hải Phòng, 2003) của Bùi Ngọc Tấn cùng một loại với mấy tập sách đã ra mắt bạn đọc vài ba năm nay.

  • NGÔ MINHDi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do BCH TW Đảng công bố  trong ngày tang lễ Bác tại Quảng trường Ba Đình ngày 3-9-1969 (năm Kỷ Dậu) là một tác phẩm văn hóa lớn, thể hiện tình yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân và nhân cách vĩ đại của Bác Hồ.