Đọc tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường

15:54 31/08/2009
ĐẶNG TIẾNNhà xuất bản Trẻ, phối hợp với Công ty Văn hoá Phương Nam trong 2002 đã nhẩn nha ấn hành Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, trọn bộ bốn cuốn. Sách in đẹp, trên giấy láng, trình bày trang nhã, bìa cứng, đựng trong hộp giấy cứng.

(Ảnh: vinabook.com)

Tập I, 340 trang, thu thập những bài Nhàn Đàm đã đăng rải rác trên báo Thanh Niên. Tập II, 860 trang, gồm có 31 bút ký rút ra từ 9 tác phẩm đã in từ 1972 đến nay, những ký sự thời thế và chiến tranh pha ít nhiều chính luận, những tác phẩm chủ lực đã làm nên danh phận Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tập III, 410 trang, gồm những tuỳ bút ngắn về địa dư, lịch sử, văn học và bằng hữu. Tập IV, 200 trang, là phần Thơ, bắt đầu bằng bài Rừng cũ:

                        Ôi những con đường chỉ một lần qua
                        Hai mươi năm biết ai còn nhớ

Bài thơ làm giữa Trường Sơn, đã được đài Hà Nội phát hành đầu năm 1971.
Việc làm của Nhà xuất bản Trẻ đáng hoan nghênh và trân trọng giới thiệu, vì nhiều lý do.

Trước hết là vì cá nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh chưa phải là tác giả kinh điển; anh đã lập thân và lập ngôn trong chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Những tác giả và tác phẩm "giải phóng" chưa được đánh giá đúng mức: có lúc được đề cao quá đáng, lúc khác - nếu không bị nghi kỵ và đố kỵ -thì chìm vào quên lãng.

Từ đó một Tuyển tập - có thể tạm xem như là Toàn tập, trong khi chờ đợi - cho ta cái nhìn khá toàn diện về một tác giả, một tác gia, một con người, một địa phương, qua những truân chuyên của đất nước từ bốn mươi năm trở lại đây; nó làm cơ sở cho cái thương cái ghét, bên ngoài những thành kiến, thị phi và đồn đãi.

Giá trị cơ bản của Tuyển tập, dĩ nhiên là ở tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một ngòi bút lãng mạn và tài hoa, say đắm quê hương, thiết tha với đất nước, tận tụy với văn chương, chung thuỷ với bạn bè.

Đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy những nỗi nênh của nghề, và nghiệp cầm bút - và qua đó - thân phận của người trí thức. Từ những bồng bột, sôi nổi của tuổi trẻ trong chiến đấu đến những băn khoăn trăn trở trong  việc xây dựng một xã hội cởi mở, những bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường phản ánh một thời quá độ gian nan của dân tộc. Tâm hồn cuồng nhiệt của Hoàng Phủ hội đủ những ưu điểm, khuyết điểm và nhược điểm, để con đò lịch sử đưa từ một cực đoan này đến cực đoan kia. Trong trí tưởng tượng của nhiều người, Hoàng Phủ Ngọc Tường là kẻ hành động, là tác nhân của lịch sử, biết đâu rằng anh là nạn nhân, dù là nạn nhân chủ động; là khách tài hoa, tâm hồn nghệ sĩ anh còn là nạn nhân của mấy chữ nhất phiến tài tình, cho đến một ngày kia, nhận ra rằng: tài hoa cũng chuyện đùa chơi, làm sao thưa hết một lời yêu thương.

Về Trịnh Công Sơn, bạn thân của Hoàng Phủ, tôi đã viết "dù đánh giá ra sao đi nữa, nhạc Trịnh Công Sơn cũng là sản phẩm của chế độ Việt Nam Cộng Hoà, trong cả hai mặt tích cực và tiêu cực của chế độ này". (1). Nay nhắc lại, để khẳng định và dẫn nhập một ý khác: tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sản phẩm của chiến tranh giải phóng trong cả hai mặt khai phá và hạn chế của nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sống dưới chế độ Sài Gòn đến 30 tuổi. Năm 1960, anh tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn, dạy Quốc học Huế đến 1966: đây là thịnh thời của văn chương đô thị miền Nam, mà không thấy anh đăng tải, in ấn gì, trong khi bạn bè đồng lứa và chí hướng đã có sách in như Chứng nhân của Nguyễn Đắc Xuân, Hoa cô độc của Ngô Kha. Bài thơ đầu tiên của Hoàng Phủ được in lại, chắc không phải là đầu tay, là bài Hành Trang, để ngày lên đường 5/1966, tức là ngày anh thoát ly theo Mặt Trận Giải Phóng. Tập bút ký Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, nhà xuất bản Giải Phóng in năm 1972 là cuốn sách in đầu tiên, được anh xem như là khai sinh cho sự nghiệp văn học của mình. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sáng tác theo những thôi thúc của lịch sử nhiều hơn là đòi hỏi cá nhân, nhu cầu nghệ thuật hay tham vọng văn chương. Có thể vì thế, trong văn xuôi, anh không viết gì ngoài bút ký, một thể loại mà chính anh gọi là "thủ công nghiệp mang tính cách gia công, một sản phẩm văn học thử cấp, sous-littérature" trong một bài rất hay về thế kỷ (tập III, trang 163). Nhưng sự thật không phải vậy, và thật sự anh cũng không nghĩ như thế.

Khi nói rằng sáng tác Hoàng Phủ Ngọc Tường là sản phẩm của chiến tranh giải phóng (không phải của Mặt Trận Giải Phóng) không chỉ căn cứ trên thời điểm, mà chủ yếu là dựa vào nội dung của tác phẩm. Những trang sách sắc sảo nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ký sự hay hồi ký về chiến tranh, dù phần lớn viết vào thời hoà bình, sau 1975, tại thành phố Huế. Trong số các tác giả gốc gác đô thị miền Nam đi theo kháng chiến thời đó, dường như Hoàng Phủ Ngọc Tường là người viết sung mãn, bền bỉ và đều đặn nhất, cho đến ngày anh bị tai biến mạch máu não vào mùa bóng đá thế giới 1998.

Đề tài của tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường rộng lớn, đi từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận mảnh đất phù sa mũi Cà Mau, từ Nguyễn Trãi đến công chúa Diana; nhưng những bài viết về Huế hay Thuận Hoá quê hương, và hai tỉnh tình nghĩa giáp ranh: Quảng Trị, Quảng Nam là những bút ký hàm súc nhất.

Đặc điểm trong tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường là chất trí tuệ, dựa trên vốn kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn học, kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn trong hành văn súc tích, say đắm và hào hoa. Tình cảm dành cho đất nước, quê hương, bè bạn, thiên nhiên và nhân đạo vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, trở thành sinh lực lay chuyển tâm tư người đọc.

Hoàn thành văn nghiệp trong những điều kiện lịch sử và xã hội nghiệt ngã, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo cho thể loại bút ký một phong cách riêng, một hơi thở mới, tiếp nối và khai triển kinh nghiệm các bậc thầy của tuỳ bút là Nguyễn Tuân, Tô Hoài và...

Mỗi người một cảnh éo le, mỗi tác giả một phiến tài tình, tuỳ bút của họ sóng sánh thân phận dân tộc, giữa bóng tối và ánh sáng.

23/11/2002
    Đ.T
(186/08-04)


----------------------------
(1) Diễn Đàn, Paris, số 107, tháng 5/2001. Văn, Califonia, số 53-54, tháng 5-6/2001. Hương Văn, California, số 14, mùa Hạ 2001. Khi được in lại trong nước câu này đã bị đục bỏ (Trịnh Công Sơn, cuộc đời, âm nhạc, hội hoạ, suy tưởng, nxb Văn Nghệ, TP.HCM, 2001).

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THU NGUYỆTLTS: Tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới chuyên môn đánh giá cao như một hiện tượng văn học trong thời gian gần đây. Giữa lúc đông đảo bạn đọc đang hứng vị với hiện tượng này thì có một hiện tượng khác “ngược chiều” đã gây sốc dư luận.Để bạn đọc Sông Hương có thêm thông tin, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến sau đây.

  • HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

  • BÙI VIỆT THẮNGTôi có theo dõi “vụ việc Nguyễn Ngọc Tư” đăng tải trên báo Tuổi trẻ (các số 79, 80, và 81 tháng 4 năm 2006) thấy các ý kiến khen chê thật ngược chiều, rôm rả và quyết liệt. Kể ra không có gì lạ trong thời đại thông tin mọi người đều có quyền cập nhật thời sự, nhất là trong lĩnh vực văn chương vốn rất nhạy cảm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ“Người kinh đô cũ” (NKĐC - NXB Hội Nhà văn, 2004) là tác phẩm thứ 14 của nhà văn Hà Khánh Linh, cũng là tác phẩm văn học dày dặn nhất trong số tác phẩm văn học của các nhà văn ở Thừa Thiên - Huế sáng tác trong khoảng 20 năm gần đây.

  • HỒ THẾ HÀ   Trong cuộc đời mỗi con người, điều sung sướng nhất là được hiểu biết, khám phá và sáng tạo để ý nghĩa tồn sinh không ngừng được khẳng định và nâng lên những tầm cao mới. Theo đó, những thang bậc của nhận thức, nhân văn, của thành quả lao động lại biến thành những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lấp lánh lời giải đáp.

  • TÔ VĨNH HÀNếu có thể có một miền thơ để mà nhớ mong, khắc khoải; tôi tin mình đã tìm được rồi, khi đọc Mưa Kim Cương của nhà thơ Đông Hà (Nxb Thuận Hoá, Huế, tháng 11.2005). Sợi dây mảnh mục như các khớp xương đan chằng, xéo buốt, chơi vơi; được giăng giữa hai bờ lở xói của cuộc đời. Trên cao là “hạt” kim cương thô ráp và gan lỳ hơn cả là đá nữa, nhưng lại giống với thân hình thần Vệ Nữ đang rơi, đang rơi, nhọn sắc, dữ dằn... Minh hoạ ở trang bìa xanh và sâu thẳm như những trang thơ.

  • TRẦN THANH HÀLGT: Có thể nói rằng, “Tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết của Milan Kundera được xem như là một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý trong văn học Châu Âu hiện đại”. Mỗi cuốn tiểu thuyết cô đọng của nhà văn, mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới hiện đại và vị trí con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và mối quan hệ liên cá nhân, “các chủ đề sắc sảo và các tính cách con người sinh động được kết hợp với những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu”.

  • HOÀNG VĂN Đọc Hoang thai ta có thể hình dung ra xã hội Ba Lan đương đại và những vấn đề nẩy sinh trong xã hội này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGặp nhà văn - dịch giả Đoàn Tử Huyến - một người “chơi” sách có hạng ở đất Hà Thành - tại nhà sách lớn của Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây mới khai trương trên khu Cầu Giấy, trước ngày hội thảo về tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, tôi hỏi: “Có đúng là ông đã nói trên một tờ báo rằng “Một tác phẩm kiệt xuất như “Nghệ nhân và Margarita” (NNVM) mà chưa có một nhà phê bình Việt Nam nào sờ đến cả! “Đúng vậy không?” Đoàn Tử Huyến cười nhăn cả mũi: “Thì đúng vậy chứ sao!”

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Hoạ mi năm ngoái - Thơ Trần Kim Hoa, NXB Văn học, 2006)

  • LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)

  • VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)

  • NGÔ MINHLTS: Ngày 13-2-2007, Bộ Văn hoá Thông tin đã công bố quyết định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được là 1 trong 47 nhà văn được giải thưởng nhà nước với chùm tác phẩm: Đề tặng một giấc mơ (tập thơ 1988), Trái tim sinh nở ( tập thơ - 1974), Bài thơ không năm tháng (tập thơ - 1983). Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, TCSH xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Ngô Minh về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

  • BÙI VIỆT THẮNGVịt trời lông tía bay về (*) là sự lựa chọn có thể nói rất khắt khe của chính nhà văn Hồng Nhu, rút từ cả chục tập và chưng cất ba mươi truyện ngắn tiêu biểu của gần trọn một đời văn. Con số 33 là ít những không là ít vì nhà văn ý thức được sâu sắc quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật ngôn từ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 33 truyện được chọn lọc trong tập sách này có thể gọi là “tinh tuyển truyện ngắn Hồng Nhu”.

  • PHẠM PHÚ PHONGPhạm Đương có thơ đăng báo từ khi còn là sinh viên khoá bốn, khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Huế. Đó là thời kỳ anh sinh hoạt trong câu lạc bộ văn học của thành đoàn Huế, dưới sự đỡ đầu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (lúc này vừa rời ghế Bí thư thành đoàn, sang làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vừa mới thành lập.)

  • HÀ KHÁNH LINHNgười lính chiến trở về bỏ lại một phần thân thể của mình trên trận mạc, tựa vào gốc nhãn hoang bên vỉa hè lầm lụi kiếm sống, thẳng ngay, chân thật, khiêm nhường.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNTrong Ngày Thơ Việt vừa qua, một tuyển tập thơ “nặng hàng trăm năm” đã được đặt trang trọng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Rất nhiều những bài thơ xứng đáng với danh xưng hay nhất thế kỷ XX đã “biện lý do” vắng mặt, và ngược lại. Đấy là một trong nhiều sự thật được đa phần dư luận kiểm chứng. Cũng là một góc nhìn khá rõ nét, Sông Hương xin giới thiệu ba bài viết của Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Qúy và Phước Giang về tuyển tập thơ “nặng ký” trên.

  • NGUYỄN HỮU QUÝCuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã kết thúc. Một ấn phẩm mang tên “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” đã được ra đời. Nhiều người tìm đọc, trong đó có các nhà thơ và không ít người đã tỏ ra thất vọng, nghi ngờ.

  • PHƯỚC GIANGTrung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục vừa tuyển chọn và giới thiệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.Việc này thực hiện trong hai năm, theo ông Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân thì kết quả thật mỹ mãn: hơn 10.000 phiếu bầu, kết quả cuối cùng “không ai bị bỏ sót” và “trong 100 bài đã được chọn chỉ chênh với các danh sách khác khoảng 5-7 bài”.