Đọc thơ “Ký ức hoa cẩm chướng đỏ”, của Phan Lệ Dung

15:19 28/12/2015

THÁI KIM LAN

Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
 

Tập thơ của một o người Huế - mà là một o Đồng Khánh thuộc thế hệ sau nữa chơ, thế là không thoát khỏi những cliches (khuôn sáo) lờn vờn trong mắt, đại loại như những thứ bích chương bề ngoài, - những thứ giết chết thơ lúc nào không hay - đã thường được gán cho như những thương hiệu: Đồng Khánh yêu kiều, mơ mộng, tím Huế, đẹp e ấp, cười nghiêng nón, ít nhiều với dáng dấp “ai bảo em là giai nhân/cho mộng tràn đêm xuân/ai bảo em ngồi bên cửa sổ…”. Nếu tình thì phải là hai sắc hoa ti gôn, nếu là hoa thì phải là hoa hồng rớm lệ… Chí ít nếu là Huế thì phải là Huế Mưa…

Nhưng hình như tôi đã sửa lại tất cả những định kiến ấy khi đọc những bài thơ đầu tiên, và dần dà đã trút bỏ hết mọi định kiến trong khi đọc tiếp, ngay cả hoài nghi ban đầu về màu đỏ của một loài hoa ấy, hoài nghi hay tình nghi một thứ hoa của chiến thắng, của lao động vinh quang có mặt trong thơ… cũng biến mất.

Thơ Phan Lệ Dung đã giải thể những điều miễn cưỡng của một người khi dấn thân vào một tập thơ xa lạ. Và cuộc gặp gỡ ban đầu trở nên một ngạc nhiên thích thú. Ở đây Huế… không mưa mà nắng, ô hay nắng Huế của tôi đang Ru nồng nàn tình thơ:

cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
sao không về thắp lửa bên em…
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
sao không về qua cửa nhà em…
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
nắng hời, nắng ơi
thôi thì bỏ thói giang hồ
về đây gánh nước trồng trầu cùng em
mùa đông chở nắng qua sông

con le le ngậm ngùi gọi bạn
đi đâu mà vội
sao không đợi chiều âu yếm cùng em
nắng hời nắng ơi!


Ai người Huế chắc cũng cảm biết nắng Huế độ nào, hình như nắng làm ta cụt hứng hơn là mưa, nhưng nắng cũng có thể gây mê đến mộng mị hân hoan hay sầu muộn giữa ban ngày, thơ của Phan Lệ Dung ru cơn mộng mị ấy, tạo cả một chiều kích không gian và thời gian bằng màu nắng ở rất nhiều gam màu và âm thanh khá tinh tế cho vần điệu thi ca. Người đọc bước vào trong vùng nắng lóa ấy, và ngỡ cũng là ký ức của mình, mình gặp mình, nhưng ký ức vẫn là riêng, hóa ra ta gặp người. Có lẽ thi ca là nghệ thuật liên tưởng ra ngoài mọi định luật như một giây tơ khởi lên cho nhiều giai điệu âm thanh khác nhau. “Cái nắng” trong Ký ức hoa cẩm chướng đỏ là giây tơ ấy trong hầu hết tập thơ. Như đã nói trên không gian thơ của Ký ức hoa cẩm chướng đỏ là nắng, như bầu trời Huế, mà nắng cũng là chiều kích thời gian trong ký ức, trong cảm nhận nỗi phôi pha, vô thường của tình yêu. Từ chiều kích không và thời gian, nắng hiện hình thành bóng dáng của tình yêu, của người yêu, của cuộc tình bỗng đi xa, nắng và hoa thay người “muốn nói điều không nói được”.

và một chiều nắng muộn
anh đi
gió mang cánh hoa màu đỏ bay về
phía cuối trời
nắng buổi chiều
nhòa nước mắt tôi


Chất thơ “nắng” trong Ký ức hoa cẩm chướng đỏ có lẽ nằm ở cực điểm mâu thuẫn mà nắng đem lại trong cảnh huống của đời người, nắng bỗng trở nên một thứ siêu hình, một thứ ánh sáng từ trong quá khứ làm cho con người rơi vào… cô đơn, và ý thức vô cùng nỗi lạnh buốt trong thân xác hiện hữu

bây giờ
mùa hạ đang hừng hực thả lửa trên những mái nhà
sao tôi thấy lòng mình lạnh buốt (một ngày ảm đạm)
…tôi đứng một mình
còn nắng
ngẩn ngơ ngoài phố
anh đi…

 
ở nơi kia anh có biết xuân về
nắng vẫn vàng như thuở xa xưa
…có thể
xuân này không có những cơn mưa
nhưng sao
cây lá trong vườn xao động
còn tôi
lặng… chờ


Chất tố thơ trong thơ của Phan Lệ Dung thường nằm trong trời đất hồn nhiên, đi vào thơ bằng ngõ rung cảm của người nhạy cảm thân phận cô đơn, Phan Lệ Dung “lặng… chờ tiếng thơ đến, tình yêu đến để làm thơ…”.

anh đi rồi
em đứng thẫn thờ
chiều rụng đầy vạt cỏ


Và tôi nghĩ Phan Lệ Dung đã bước vào cõi thơ một cách nhẹ nhàng hồn nhiên bằng ngôn ngữ mang nhiều hình ảnh đời thường nhưng đầy hình tượng thơ ca.

T.K.L
(SH322/12-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HỒNG NHU“Trường đại học của tôi” là cuốn sách thứ 4 của Nguyễn Nguyên An (tức Nguyễn Văn Vinh) trình bạn đọc trong khoảng mười năm trở lại đây. Ba cuốn trước là truyện ngắn, cuốn này là truyện dài.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊChỉ mới qua hai tác phẩm “Báu vật của đời”(NXB Văn nghệ TPHCM, 2001) và “Đàn hương hình”(NXB Phụ nữ, 2002), Mạc Ngôn - nhà văn “hạng nhất” thuộc Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí đã vượt lên cả những “ngôi sao” quen thuộc như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông... và cả nhà văn Cao Hành Kiện (Noben 2001).

  • ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.

  • HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.

  • LÊ THIẾU NHƠN(Tản văn và bình văn của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Lục)Một cuốn sách tập hợp những bài báo của nhà văn Trần Hữu Lục sau nhiều năm anh đồng hành với bè bạn văn nghệ.

  • HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.

  • HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Đọc tập truyện "Ngôi nhà hoang bí ẩn" của Phan Văn Lợi)Tôi đọc mê mải tập truyện đầu tay của tác giả Phan Văn Lợi. Cái tựa "Ngôi nhà hoang bí ẩn" gợi trong lòng người đọc một câu hỏi ban đầu: Cuốn sách viết về cái gì đây? Càng đọc, càng bị cuốn hút khi cùng anh trở lại miền ký ức, để đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

  • LÊ MỸ ÝSau một loạt tác phẩm và tác giả được giới thiệu trên nhiều lĩnh vực tôn giáo, triết học, văn hoá, khoa học và nghệ thuật để làm tư liệu nghiên cứu và tham khảo, trong quý một năm nay, Nhà xuất bản Văn học lại tiếp tục cho ra mắt bộ sách lớn:"Krishnamurti - cuộc đời và tư tưởng" do Nguyễn Ước chuyển ngữ. Đây là một bộ sách công phu và được nhiều độc giả chờ đợi đón đọc.

  • VĂN CẦM HẢI       (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".

  • TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Vậy là đã đúng một chu kì World Cup, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị “cải bệnh hoàn đồng” và phải tập ăn tập nói, tập đi tập đứng lại từ đầu. Dù vậy, anh vẫn viết được và viết hay như trước.Trong dịp Festival Huế 2002, đã diễn ra một cuộc hội thảo văn học về Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân bộ tuyển tập của anh được Công ty Văn hóa Phương ấn hành.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến đã thành văn được trình bày trong hội thảo đó.

  • NGUYỄN THIỀN NGHIHai chữ "Trăng lạnh" trắng trên nền bìa màu lam do tác giả tự trình bày bềnh bồng một chút tôi bằng những bài thơ tự sự của mình.

  • VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.

  • NGUYỄN VĂN HOA           Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...

  • KIM QUYÊNĐọc tản văn của nhà văn Mai Văn Tạo (*) và nhà văn Trần Hữu Lục (*) tôi như đứng trên những tảng mây lấp lánh sắc màu, theo gió đưa về mọi miền, mọi nẻo quê hương.

  • HƯƠNG LANGuy de Maupassant sinh ngày 5-8-1850 ở lâu đài xứ Normandie. Trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi mà nước Pháp vừa trải qua cuộc đụng đầu lịch sử giữa giai cấp tư sản hãy còn nhức nhối những vết thương thất bại của cuộc cách mạng năm 1848.

  • TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.

  • TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)