Đọc tập thơ “Không thể đếm”

08:30 16/04/2009
NGÔ MINHKhông thể đếm là tập thơ đầu tay của cây bút nữ Nguyễn Thị Thái người Huế, sống ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành. Tôi đã đọc một mạch hết tập thơ với tâm trạng phấn khích. Tập thơ có nhiều bài thơ hay, có nhiều câu thơ và thi ảnh lạ làm phấn chấn người đọc.

Cách đây mười tám năm, trên chuyên mục “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương xuất hiện một chùm thơ ba bài của Nguyễn Thị Thái. Chùm thơ đã làm mọi người yêu thơ ở Huế trầm trồ tán thưởng. Những câu thơ mới lạ, mạnh bạo nhưng chân thành và chua xót:
Trên ngực anh hao gầy tôi đếm được
Những chiếc xương lộ liễu phơi bày
Tôi lần tay đếm, đếm và đếm
Cô đơn xin nắm lại giữa đêm này!  
               (Không thể đếm)

Hồi đó, các biên tập viên tạp chí Sông Hương rủ nhau tìm đến “tổ con tò vò”, thì ra Nguyễn Thị Thái là một cô thợ may khéo tay đang trọ may ở thôn La Chữ ở cách Huế hơn chục cây số. Ngày ngày may quần áo cho khách, đêm Thái chong đèn đọc sách, làm thơ. Đó là nét sinh hoạt hiếm thấy ở những người công nhân cùng lứa của chị! Từ đó thơ Thái thường xuyên xuất hiện trên các báo Tuổi trẻ chủ nhật, Sông Hương, báo Thừa Thiên-Huế, Chưyangshin, Văn Nghệ.v.v... Dần dần Nguyễn Thị Thái khẳng định mình, làm cho độc giả tin rằng đây là một cây bút thơ nữ chững chạc, một tác giả thơ nữ có bản sắc và ấn tượng.
... đàn ông nhiều như chim cánh cụt
đẹp lắm nhưng sợ nhầm giống nhau
nên tôi chẳng dám mơ màng
chỉ thiết tha với bạn bè
bạn tóc xanh gọi bằng anh
tóc bạc cũng bằng anh tuốt.
                   (Bạn trai)

Chị cũng nhiều câu thơ hay với cảm xúc tinh thế, nhiều câu lục bát nhuần nhuyễn, như “Bánh tròn xinh như vú”, “Bàn tay chạm biển hái toàn trăng rơi”, “Chuồn chuồn mỏi cánh vẫn bay / Còn bao nhiêu nữa mà ngày cứ xa...”. Chị cũng có nhiều hình ảnh lạ trong thơ như “Quả tim vuông, quả tim tròn”, “rượu như trăng”... Hẳn nhiên đây không phải là cách lộng ngôn chữ nghĩa như trong thơ một vài cây bút nữ gần đây, mà đây là tâm trạng thật, cái tình thật. Chính cái thật đã làm nên cái lạ, làm nên sự xúc động.

Trong cuộc thi thơ của Tạp chí Sông Hương 1996- 1997, Nguyễn Thị Thái giành được giải 3 với chùm thơ hai bài: “Bạn trai”, “Thiếu phụ”. Đây là hai bài thơ có nhiều phát hiện mới về hình ảnh, rất trực cảm, không hoa hòe hoa sói mà chinh phục được người đọc: “Đàn ông-
nhiều như chim cánh cụt” nhưng “Bạn tôi không giống loài cánh cụt”. Nên tôi có nhiều bạn trai. Nhưng khi đến thăm họ thì gặp phải “Đằng sau mắt khác long lên / Cùng tiếng rủa thầm cay độc”, và tôi đã khóc:
Tôi khóc bằng chân, đôi chân run bần bật
Không có nước mắt mà nghẹn chìm lồng ngực
                                        (Bạn Trai)

khóc bằng chân” là hình tượng thơ ám ảnh, lần đầu tiên tôi đọc được. Đúng là “khóc bằng chân” là rất nữ tính, những tôi nghĩ không chỉ phụ nữ, mà đàn ông cũng không ít khi “khóc bằng chân”. Nhưng chỉ có Thái mới thốt lên đường bằng thơ... Đêm của người “Thiếu phụ” mới là những đêm khủng khiếp. Người thiếu phụ “Mơ tay mình là thiếu nữ / Mơ tay mình là lửa thiêng”, rồi thiếu phụ “Vẽ vầng thơ nàng tặng gió / Vẽ điệu hờ nàng tạng dêm / Vẽ cho trời xóa bớt trăng”. Thật đau đớn và nghiệt ngã!

Nhưng, hình như Huế chưa đủ rộng để chị tìm hiểu, khám phá, Nguyễn Thị Thái đã tự tìm lên vùng đất Tây Nguyên phóng khoáng, nơi “Chân phấp phỏng rừng cao su lá rụng”, “Nụ cà phê như hoa tai bằng ngọc”... Đến DakLak, chị vẫn sống bằng nghề may và thơ. Thơ Thái ngày càng chín chắn và có chiều sâu hơn:
Em như con ve tìm tình yêu
Hát một đời một mình vẫn hát...

Nguyễn Thị Thái đã có gần hai mươi năm gom nhặt chữ nghĩa cho thơ, hai mươi năm chắt chiu những nỗi đời vất vả, buồn đau của mình để đúc nên những câu thơ buốn tê buốt. Nhờ sự tài trợ giúp đỡ của Hội Văn học nghệ thuật DakLak, chị mới mạnh dạn chọn trong hàng trăm bài thơ chép trong sổ tay ra thành một tập thơ mỏng “Không thể đếm”, mong gửi đến độc giả niềm an ủi, sẻ chia giữa cuộc đời còn lắm đen bạc này!
N.M

(201/11-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)