Đọc hai tập thơ của Trần Thu Hà

08:59 06/11/2009
HỒNG NHUĐó là “Tình bậc thang” (NXB Hội Nhà văn 2006) và “Mặt cắt” (NXB Hội Nhà văn 2007) của một nữ thi sĩ mà cho đến nay không nhiều người biết đến, ít nhất là trong làng thơ. Vì một lẽ rất giản đơn: chị mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vài ba năm nay thôi.

Nhà văn Hồng Nhu

Xin được phép dẫn hơi xa một chút trước khi nhập đề. Tôi, người viết bài này, là người mới dám làm thơ khi đã ngoài ngũ thập, cụ thể là khi đã 53 tuổi đầu, tóc trên đầu đã bạc xóa. Bởi vì hắn ta quan niệm “Thơ là loại hình khó nhất trong các loại hình sáng tác văn chương” (Thơ chọn lọc - NXB Văn học, 2006). Ấy vậy nhưng thơ của hắn ta chẳng có gì mới mẻ, chỉ là “truyền thống” kiểu như “Ngẫu hứng về chiều”, “Nước mắt đàn ông”, “Rêu đá”… mà nhiều bạn bè đồng nghiệp đã từng nhắc tới. Người ta nhắc tới không phải vì thơ hay thơ lạ mà vì thơ có cảm xúc thật, có thể gọn vài chữ như thế.

Trần Thu Hà hơn hắn ta ít nhất hai điều: một là chị cho in tập thơ đầu tiên khi đã 56 tuổi; hai là các nhan đề sách thơ đã vượt ra khỏi lối cũ xưa mòn lâu nay, mở ra một lối nghĩ khác: Tình bậc thangMặt cắt. Tại sao lại như vậy? Để cố tình làm khác người, để câu khách chăng? Không, hoàn toàn không! Trần Thu Hà giãi bày lòng mình, nói toạc ra là những mối tình của chị như những bậc thang khốn khổ và đớn đau, đầy trắc trở và lắm gian truân. Chị chẻ mình ra thành những mặt cắt rồi ngẫm suy, và từ những lát cắt đó, chị tìm thấy những gì ở cuộc đời mình để sống tiếp, ngõ hầu làm cho nó tốt hơn, đẹp hơn.

Ba mươi lăm bài tập đầu, bốn mươi ba bài tập thứ hai trong hai năm liền nhau. Trong bảy mươi tám bài thơ đó - theo thẩm của riêng tôi - có ít nhất gần 50 bài có thể xếp vào loại hay và mới lạ. Hay chưa chắc đã mới, ngược lại mới chưa chắc đã hay, lẽ thường tình là vậy. Nhưng ở cây bút nữ này, tôi cho được cả hai như đã nói ở trên. Hãy đọc:

“Câu thơ bậc thang/ chùm ba chùm bảy/ Thơ thở ra khói/ Nói điều thật buồn/ Câu thơ khất thực/ Nói điều mơ xanh/ Còn em còn anh/ Chùm ba chùm bảy/ Tung lên trời xanh/ Ta là mây trắng/ Tung vào khoảng vắng/ Ta là hư vô/ Thuở còn ấu thơ/ Ta còn mắt biếc/ Bây giờ không anh/ Ta thành câm điếc”. (Thơ tình bậc thang)

Bất cứ nhà thơ nào cũng có mảng thơ tình của mình. Trần Thu Hà không nằm ngoài thông lệ đó. Nhưng, rõ ràng chị có cách diễn đạt riêng trên cơ sở khuynh hướng cảm xúc riêng và chủ đề chung. Tình bậc thang là tình gì, nó ra sao? Thử khảo sát vài ba trường hợp của vài nhà thơ nữ thành danh đã lâu: Nếu như Xuân Quỳnh là “Ánh trăng góc cạnh, cháy bỏng và dào dạt của vầng mặt trời giữa ngọ”; Lâm Thị Mỹ Dạ là “Ánh trăng xanh êm đềm, dịu mát khoảng nửa đêm về sáng” (Trần Đăng Khoa); thì ở đây, Trần Thu Hà mồ hôi mồ kê nhễ nhại, vật vã đến mức thở ra khói như đang leo ruộng bậc thang ở sườn đồi nơi vùng núi non trùng điệp. Trong trái tim yêu thương độc đáo ấy của Trần Thu Hà, chúng ta thấy sự đằm thắm, thổn thức… không có chỗ để len vào, những giọt nước mắt của sự nũng nịu, dỗi hờn… cũng không tìm được kẽ hở nào để rơi xuống.

“Tháng ba/ Thời gian/ Giọt nước mắt người dưng/ Em đừng bắc cầu vồng lên câu thơ cũ/… Em cởi áo đồng trinh/ Lau thời lam lũ…” (Biểu đồ thời gian)

Và đây:

“Đường gập ghềnh em bấm còi đa hệ/ Tình yêu/ Khai sinh cuộc sống/ Cơn đói anh mọc cánh vào em…” (Cược).

Táo bạo, quyết liệt, hơi có vẻ bất cần, nhưng không bất chấp. Bất chấp mới là điều không nên, mới đáng trách. Chiếc còi đa hệ của Trần Thu Hà thổi ré lên cơn đói anh, không phải chỉ để thỏa nỗi khao khát của cá nhân mình mà còn để khai sinh tình yêu của bao nhiêu người khác như chị và không như chị trên đời này, trong đó có chị đầy gập ghềnh và cheo leo trong cuộc sống riêng tư. Sinh ra trong một gia đình mà phần lớn anh chị em đều làm nghệ thuật. Anh trai là họa sĩ có “mác”, chị gái cũng là nghệ sĩ tạo hình nhà làm tranh cát nổi tiếng Trần Thị Thu, từng được huy chương vàng và danh hiệu “Bàn tay vàng” năm 2005 trên toàn quốc. Mười bảy tuổi vào đoàn văn công Nghệ An đánh đàn thập lục trong dàn nhạc, nghĩa là chẳng ai biết tới mỗi khi có một thành công của đoàn. Những năm đó ở đoàn văn công này, các chị Minh Ngọc, Thanh Xuân và Song Thao mới nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà cả nước. Mười năm sau, Trần Thu Hà rời đoàn, làm giáo viên dạy nhạc ở trường bồi dưỡng giáo viên huyện Nghĩa Đàn, một huyện vùng núi Nghệ An, cho đến lúc về hưu; nghĩa là cũng “vô danh” luôn. Chị đã từng nhiều năm nổi trôi khắp chốn, từ thành thị đến thôn quê, cả đến vùng núi non hiểm trở, nơi sào huyệt của “lâm tặc”, “thạch tặc”… để buôn bán vàng tấm đá đỏ… mưu sinh. Chị có một con trai duy nhất. Rất không may, cháu vướng vào cảnh nghiện ngập. Một người mẹ có con một mà lâm vào cảnh ấy, thử hỏi có ai không đau đớn dày vò, có ai còn thấy hạnh phúc thảnh thơi?

Trước khi đến với thơ, Trần Thu Hà đã sống lăn lộn và dữ dội như vậy. Song, chị là người phụ nữ như bao người phụ nữ khác trên thế gian, cũng sinh hoạt ăn uống, lấy chồng sinh con, cũng yêu đương, hạnh phúc, khổ đau, giận hờn… Trần Thu Hà khi yêu cũng có lần dại khờ, hoang phí và nhầm lẫn vân vân… như “Mũi tên bay không cần mai phục/ rơi/ rơi…” Cái khác của chị - nếu có thể nói - là chẳng giống một ai, chỉ riêng chị mới có, một nội lực tôi gọi là vô song, rất Trần Thu Hà: “Ngực rỉ máu sau mỗi lần va quệt/ Cánh rừng nguyên sinh nảy búp măng tự tình làm môi em biếc/ Gió lục soát đa tình mùa anh phê phê vết cắn…/ Em/ Lục giác đa chiều/ Môi biếc cùng anh” (Yêu)

Chín chữ kết thúc bài thơ chia làm ba câu, là một nỗi ngập ngừng đắm đuối thẳm sâu, đầy nữ tính và khơi gợi. Đồng thời, rất khó nhọc…!

Làng Lòi ở Yên Thành Nghệ An là một cái làng đặc biệt. Đó là nơi mà những chị em Thanh niên xung phong thời chống Mỹ đã quá lứa tập họp lại, thành một làng không chồng. Viết về cái làng này, đã có nhiều truyện nhiều thơ, nhiều bài báo trên các báo, tạp chí… nhiều năm qua. Nói chung - không biết có đúng không - các tác phẩm trên chỉ làm người đọc thấy thương tâm, thấy buồn thay cho họ. Nhưng đến Trần Thu Hà, chị khai thác khía cạnh đau đớn nhất, khát khao nhất - rất con người - của họ. Phải chăng đó là tính nhân văn cao cả mà chị đã phát hiện ra?

“Làng Lòi nằm úp thìa/ Chỏng chơ gió cát/ Chị nuốt khan/ Em cũng nuốt chay…

Cơn khát cuồng điên - cơn khát thịt da, cơn khát kinh niên/ Nỗi buồn rơi tự do em rên em gọi/ Anh trắng tinh, em cũng trắng tinh…”

Rồi điều gì đến tất phải đến. Hiện thực cuộc sống mà! “Làng Lòi nằm úp thìa/ soi gương soi những đứa trẻ không cha/ Hơ hớ trắng/ Hơ hớ vầng trăng bóc vỏ/ Làng Lòi trở dạ/ Làng Lòi như mơ” (Làng Lòi).

Sex đấy thôi. Thật sự Sex! Nhưng không hề thấy tục. Chỉ thấy đẹp và cao sang!

Nếu như tập thơ đầu “Tình bậc thang”, nói như nhà văn Nguyễn Quang Hà là “Những câu thơ đi tìm mình” (Lời tựa) thì tập thơ tiếp “Mặt cắt” là sự thể hiện mình, sự chiêm nghiệm mình. Trần Thu Hà không lập ngôn như một số nhà thơ đàn anh đàn chị; chị chỉ diễn ngôn và lập ý theo cái cách của riêng mình, cái cách mà nhà thơ Thạch Quỳ đã nói: “Ở tập thơ này, cái mới đã tìm ra chữ của nó.”

Chị khá công phu trong việc làm nổi bật sắc màu riêng biệt những chi tiết cựa quậy của cuộc sống thời hiện đại đang diễn ra; mà mới nhìn qua tưởng chừng như rối loạn, xô bồ, vô định hướng. Ấy là đóng góp nghệ thuật bất ngờ và đáng giá của chị - tôi nghĩ. Trong số lượng hàng năm của thơ đại trà tứ xứ hiện nay ở nước ta, có biết bao là cái tên trên các nhan đề tập thơ xuất hiện khắp nơi; và than ôi, chúng tan biến đi đâu trong dòng đời… vô tận! Trần Thu Hà là một trong số hiếm hoi giữ được người đọc thơ vốn cũng hiếm hoi và khó tính hiện nay. Chị trải đời, có thể gọi được là “già đời” - mà vẫn hồn hậu, trẻ trung đến lạ! “Linh hồn vỡ/ Buồn như đá ngủ/ Cơn sốt ký sinh/ Khuôn mặt - tấm gia huy tháng năm lồng ghép/… Em cười/ Đá nở hoa…” (Hoa đá).

Chị vẽ chân dung mình: “Thiếu phụ/ Giấu nụ cười sau chùm chìa khóa/… Tiếng thức hồi xuân/ Cơn mưa lãng đãng rơi/ Điệp khúc biến tấu trên các vì sao, những nụ hôn ru nhau bùng cháy”

Chưa ai tự ký họa mình - dĩ nhiên là ký họa nội tâm - khơi mở và thâm thúy như Trần Thu Hà: “Ác phụ râu xanh hờn ghen với em đang độ mùa thai nghén/ Con mắt mọc dọc giữa trái yêu không giết nổi sự đoan trang/ Của người đàn bà đa cảm…/ Mùa xuân đánh ghen với em”. (Ký họa chân dung)

Đó là sự tự thể hiện mình khá lạ lùng mà chân thực của người thơ. Mặt khác, người đàn bà ngót sáu mươi nhưng còn rất trẻ đẹp này chiêm nghiệm cái gì, điều gì? Tuổi tác đâu còn ít để mà lai láng, mà tuôn trào? “Trong trò chơi ú tim/ Tôi là người thắng cuộc/ Trò chơi vừa kết thúc/ Tôi chẳng tìm thấy tôi/ Ngày tháng đã xa xôi/ Chưa dễ qua khôn dại/ Bất chợt ở cuối đời/ Trò ú tim lập lại” (Ú tim)

Và đây nữa:

“Còn một chút tình/ Xin ngâm vào bình rượu đắng/ Còn một chút tiền/ Xin ném vào cõi hư vô/ Còn một chút tài/ Xin một lần thử sức/ Còn chút sắc tàn/ Xin ép hong khô” (Không đề)

Tôi chủ ý chép y nguyên hai bài thơ ngắn của Trần Thu Hà trên để kết thúc bài viết nhỏ này. Nhỏ, vậy mà tôi đã loay hoay gần nửa năm nay mới có.
Thơ hay chỉ đọc và cảm. Khó viết, khó bình về nó.

Huế tháng 5/2009
H.N
(248/10-09)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
                                        Heidegger
    Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
                                        Heidegger

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại

  • PHAN ĐÌNH DŨNG   

    Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.

  • NGUYỄN XUÂN HÒA

    Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.

  • LÊ KIM PHƯỢNG

    Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.

  • LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
    Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…

                Ban Biên tập

  • HỒ THẾ HÀ

    Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.

  • PHAN VĂN NAM    

    Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).

  • VĂN THÀNH LÊ    

    1.
    Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.

  • ĐỖ LAI THÚY

    Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.

  • SƠN CA 

    Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.

  • NGUYỄN THANH TÂM    

        …đi về đâu cũng là thế… 

  • GIÁNG VÂN

    LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.

  • HỒ THẾ HÀ

    Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.

  • NGUYỄN THÀNH NHÂN

    Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.” 

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
    Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)    

    Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân.