Độc giả Huế giao lưu với nhà văn khoa học viễn tưởng Bernard Werber

08:04 20/03/2024

Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế,  Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.

Nhà văn Bernard Werber trong buổi giao lưu tại Huế

Nhà văn Bernard Werber, sinh năm 1961 tại Toulouse, Pháp. Sau khi theo học ngành luật và tội phạm học ở Toulouse, Bernard Werber nhập học trường báo chí Paris. Anh viết những bài báo đầu tiên có nội dung là các sự kiện thường ngày thuộc đủ thể loại, in trên một nhật báo ở Cambrai, trước khi giành giải phóng viên trẻ xuất sắc nhất do Quỹ thông tin trao tặng. Bài phóng sự lớn đầu tay của anh được thực hiện ở nước ngoài, lấy chủ đề về loài kiến safari ở Bờ biển Ngà. Khi quay về, anh bắt đầu làm việc tự do cho nhiều báo như L'événement, Le Point, VSD, ... cho tới khi tiếp quản mục khoa học của tờ Le Nouvel Observateur và ở lại đó suốt bảy năm.

Các tác phẩm của ông như Kiến, Ngày của Kiến, Cách mạng Kiến và Chiếc hộp Pandora đã được Nhã Nam xuất bản bằng tiếng Việt và sẽ được giới thiệu trong chuỗi sự kiện này.

Đặc trưng trong các tác phẩm của Bernard Werber là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa và thú vị giữa văn chương, khoa học viễn tưởng và các ý tưởng triết học. Cấu trúc tiểu thuyết của ông làm say mê các độc giả yêu thích khoa học khi đan xen giữa các đoạn văn chương và các phần kiến thức khoa học bách khoa. Bộ ba tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Kiến được độc giả tán tụng là một trong những tiểu thuyết khoa học nổi tiếng nhất và làm nên tên tuổi của Bernard Werber.

Các tác phẩm của Bernard Werber đã được chuyển ngữ qua ba mươi thứ tiếng và bán được hơn 23 triệu bản trên thế giới. Tác phẩm gần đây nhất anh cho xuất bản vào tháng Mười năm 2023 có tên là Le temps des chimères.

Chuỗi sự kiện giao lưu, hội thảo và tọa đàm với nhà văn Bernard Werber được diễn ra tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 16 đến 21-3.

 

 

 

Nguyên Phương 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.

  • Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!

  • Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.

  • Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.

  • Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...

  • Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

  • Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.

  • Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.

  • Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).

  • Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.

  • Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...

  • Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.

  • Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.

  • Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.

  • “Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương. 

  • Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.

  • Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.

  • Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.

  • Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .