Những cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm, tóc bạc trắng, lưng còng, rưng rưng lệ khi được dòng họ vinh danh nàng dâu hiếu thuận.
Ông trưởng tộc Lương Thành Long đang kể chuyện về dòng họ mình.
Ở tuổi thanh xuân đẹp nhất, các bà, các mẹ về làm dâu, để rồi suốt cả cuộc đời, một nắng hai sương đảm đương, gánh vác gia nương nhà chồng, gìn giữ nếp nhà và nuôi dạy con cái thành đạt.
Những người đàn bà nhận nhiệm vụ "tề gia"
Văn hóa gia đình ở Huế luôn lấy những giá trị chuẩn mực về lễ giáo, hiếu học, tinh thần tự tôn... làm cái gốc để hình thành và phát triển. Ngày trước, ở Huế tồn tại nhiều gia đình “tứ đại đồng đường” với ba, bốn thế hệ sống sum vầy dưới một mái nhà, mỗi gia đình đều có gia pháp riêng để giáo dục con cháu hòa thuận, có trách nhiệm. Người đàn ông sẽ đảm đương công việc xã hội và trao hẳn vai trò “tề gia” cho người phụ nữ. Thế nên, vai trò của người mẹ trong việc giáo dục các con mang những nét khác biệt.
Người phụ nữ là tấm gương của “tứ đức”, đảm đang, lo việc nội trợ, “làm con một nhà - làm dâu cả họ”. Người mẹ là người thầy của con trẻ trong những bài học đạo đức, luân lý và nữ công gia chánh. Công lao của những người phụ nữ ở Huế lần đầu tiên được dòng họ Lương tại làng Vinh Mỹ, xã Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ tôn vinh.
Những ngày đầu năm mới, chúng tôi chạy xe theo dọc con đường quốc lộ, băng qua những cánh đồng mênh mông để tìm đến ngôi làng, nơi có dòng họ duy nhất tổ chức lễ vinh danh đặc biệt này. Trong cái ngày đầu năm mới, ngôi làng nhộn nhịp cảnh bà con cùng nhau ra đồng, trong cái nắng ban mai ấm áp. Ngôi làng mang một màu xanh tươi tốt của những luống rau xanh mởn. Tôi phải trầm trồ vì vùng đất rất nhiều rau xanh. Có lẽ, những bàn tay của người phụ nữ nơi đây cũng rất khéo léo. Khi mảnh vườn của họ cũng đầy những loại cây ăn quả, rau sống...
Nghe chúng tôi hỏi về dòng họ Lương, mọi người trong vùng chỉ dẫn một cách nhiệt tình, thân thiện. Bước theo con đường nhỏ vào trong ngôi nhà ông Lương Thành Long (SN 1947), trưởng tộc dòng họ Lương. Biết chúng tôi tìm tới, ông vui vẻ gác lại mọi chuyện, kể chuyện dòng tộc mình cho chúng tôi nghe. Dòng họ Lương là một dòng họ lớn trong làng, từng có bề dày lịch sử rất lớn, một trong những dòng họ có công khai phá ngôi làng Vinh Mỹ. Các cụ già trong làng cho biết, ngôi làng ngày ấy không như bây giờ, đất đai còn hoang sơ, cha ông đã cùng nhau hợp sức khai phá mới có vùng đất như ngày nay. Trong đó, dòng họ Lương cũng đóng vai trò rất quan trọng, cho đến nay con cháu vẫn tiếp bước cha ông đời đời nối tiếp những truyền thống tốt đẹp.
Năm 2013, lần đầu tiên dòng họ Lương tổ chức lễ “Vinh danh nàng dâu”. Có tất cả 165 người làm dâu trong 30 năm qua được chọn để tặng bằng khen của ban liên lạc họ Lương Việt Nam. Tiêu chí dòng họ Lương đưa ra đơn giản, dành cho tất cả những ai đã làm dâu dòng họ Lương 30 năm trở lên, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thuận hòa với làng trên xóm dưới, đảm đang, biết gìn giữ mái ấm gia đình và có trách nhiệm bảo vệ nề nếp gia phong của dòng họ.
Ngày vinh danh các bà, các mẹ, con cháu từ khắp nơi quây quần về nhà thờ họ để chia sẻ niềm vui. Những cụ tuổi “xưa nay hiếm”, lưng còng, chân chậm được con cháu dìu dắt đến dự. Phần nghi lễ tổ chức theo tục lệ truyền thống dòng họ. Chiêng trống rộn ràng. Nhiều đội văn nghệ “cây nhà lá vườn” góp thêm tiết mục hát múa khiến không khí buổi lễ tăng thêm phần ấm cúng. Cụ Lại Thị Sổn (92 tuổi) được con cháu ân cần dìu đến buổi lễ. Cụ Sổn minh mẫn bộc bạch “cả đời làm dâu tui chưa bao giờ nghĩ có buổi lễ lạ như ri”.
Ông Lương Công Thông, thành viên ban liên lạc họ Lương ở Mỹ Lợi, cho rằng thời đại bây giờ nếu ai còn suy nghĩ kiểu phong kiến xem phụ nữ như vật trang trí trong nhà thì thật ấu trĩ. Hiện nay vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngày càng được thể hiện rõ. Việc tôn trọng, ghi nhận và vinh danh những người phụ nữ là việc cần làm. Bởi họ chính là những người góp phần quan trọng định hình, xây dựng và giữ kỷ cương, nề nếp cho cả dòng họ. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng là một sự ghi nhận thiêng liêng của cả dòng tộc dành cho những người bà, người mẹ suốt đời tận tâm cống hiến cho cháu con.
Bản thân ông Thông cũng có mẹ và vợ được nhận bằng khen của họ. Ông chia sẻ lúc mẹ và vợ lên nhận bằng khen của dòng họ, ở dưới ông cảm thấy tràn ngập hạnh phúc. Chung sống trong một gia đình, ông không kể hết những điều mẹ và vợ ông đã làm cho gia đình. Tuy vậy đây là lần đầu tiên ông và con cháu cảm nhận được sự mãn nguyện của những con người sống cả cuộc đời “sang sông” với bao vất vả lo toan, vun đắp, gìn giữ mái ấm gia đình chồng.
Phúc đức tại mẫu
Trong một lần được gặp nhưng con người thuộc dòng họ Lương từ xa tới, họ tham dự buổi lễ hội dòng họ hằng năm. Nhắc đến lễ hội, ông Long kể: “Lúc ấy, nghe bàn đến lễ vinh danh nàng dâu, trong dòng họ chúng tôi cũng rất xôn xao, bà con trên dưới ai cũng ái ngại. Ngại vì không biết lễ hội sẽ được tổ chức như thế nào. Ai sẽ xứng đáng nhận bằng khen. Sau gần một tháng bàn bạc, chúng tôi quyết định tổ chức, trao bằng khen cho những người vợ, người mẹ xứng đáng trong dòng họ. Cũng may mắn buổi lễ diễn ra trong sự vui mừng của mọi người. Trong làng lúc bấy giờ cũng đến tham dự rất đông. Đặc biệt, công lao của những người phụ nữ được vinh danh...”.
Bà Hầu Thị Thiếp, đã ngoài 90 tuổi, nổi tiếng là người phụ nữ đảm đang, tháo vát ở làng Mỹ Lợi khi tảo tần, nuôi tằm, dệt lụa, phụng dưỡng bố mẹ chồng để chồng yên tâm tham gia cách mạng. Chồng bà là liệt sỹ Lương Trường, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (1954) khi con trai thứ mới ba ngày tuổi. Ngoài 20 tuổi, người phụ nữ ấy ở vậy thờ chồng, nuôi con. Khi con khôn lớn, một tay bà dựng vợ, gả chồng. Bà đã giữ nếp nhà bằng cách “lạt mềm buộc chặt” để các thành viên trong gia đình lúc nào cũng kính trên, nhường dưới. Người con dâu của bà là chị Trần Thị Bê xúc động kể: “Tôi về làm dâu mạ trên 30 năm nay, chưa bao giờ có chuyện bất hòa giữa mẹ chồng, nàng dâu. Vợ chồng tôi vất vả ngược xuôi, một tay mạ quán xuyến nhà cửa, chăm sóc các cháu. Các con tôi đã thấm nhuần tính cách, sinh hoạt, ăn nói, đứng ngồi, giờ giấc của từng bữa ăn, cách sắp đặt bàn thờ tươm tất trong những ngày lễ, Tết của bà nội. Bà đã rèn các cháu gái chữ “nhẫn” khi dạy cháu học gia chánh, học thêu thùa, may vá để sau này giữ được nếp nhà”.
Tôi đọc được niềm hạnh phúc, biết ơn đong đầy trong mắt chị Bê khi mẹ chồng mãi là chỗ dựa tinh thần vững chắc để các con, cháu nên người, thành đạt. Không phụ công dưỡng dục, chăm sóc của bà và mẹ, năm người con của chị Bê đều học đại học Bách khoa Ðà Nẵng, trong đó có ba người đã tốt nghiệp bằng giỏi, có công ăn việc làm ổn định. Bà Ðoàn Thị Nữ, một trong những nàng dâu trẻ được làng vinh danh khi chồng mất sớm, một mình phụng dưỡng mẹ chồng, cật lực làm hoa màu, tảo tần để nuôi con ăn học. Giờ đây, con trai cả của bà đã bảo vệ luận án tiến sỹ, làm việc tại Pháp, con út đang học đại học. Bà Nữ tâm sự: “Bằng ghi công những nàng dâu hiếu thuận chính là sự quan tâm, khích lệ, động viên của dòng họ. Chị em chúng tôi càng cố gắng nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cháu phải giữ gìn phẩm hạnh để không hổ thẹn với ông bà, tổ tiên”.
Nhắc nhở, giáo dục con cháu gìn giữ truyền thống hiếu thuận
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Minh Tuân cho rằng: “Ðây là lần đầu ở tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tôn vinh những người làm dâu, việc làm đó nhắc nhở, giáo dục con cháu giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Nét đẹp truyền thống hiếu thuận với ông bà, cha mẹ mà những người phụ nữ xưa tạo dựng, được các thế hệ con cháu trong họ hôm nay ra sức giữ gìn, phát huy”.
Nguồn ĐSPL
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.