Đọc “Giá của đàn bà” – Truyện ngắn của Dương Hương

08:26 12/01/2021

Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn  “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.

Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Không phải là ý tưởng, không phải là “vấn đề”, không phải là cốt truyện hay những lý thuyết đã được các nhà văn, nhà lý  luận phê bình, các nhà cao thủ “truyện ngắn học” rút ra  “kinh nghiệm” như là một lý thuyết.  Nó  được bắt đầu không có một định hướng nào rõ rệt. Cái chữ đầu tiên, câu đầu tiên của thiên truyện chưa biết sẽ ra sao, thế nào, chính là bàn tay dẫn dắt vô hình  nhưng rất rõ ràng đưa tác giả vào một không gian đầy phấn khích, sau này ta gọi đó là  không khí của truyện. Người viết chìm ngập vào trong không khí ấy, vừa quyến rũ dễ dàng và háo hức, khiến nhân vật được hiện ra, câu chuyện dần dần được hình thành, ý tưởng càng rõ nét. Bao nhiêu suy nghĩ vật vã lâu nay còn mơ hồ, bây giờ có dịp, nó nhập vào con chữ như có ma có thần, khiến  người viết không tự  tiết chế được “cơn say” để cho ngòi bút dẫn dắt đến câu cuối cùng, chữ cuối cùng, bất ngờ chính nó tự nhiên sững lại: Hết chuyện, hết truyện!

Nó đến, nó đi bất ngờ, để lại người viết ngồi đó trống rỗng, hay nằm vật ra đó như một gã mất của, thiếu tự tin, ngơ ngẩn lần mò, rờ rẫm, xoay sở,  rồi đọc đi đọc lại, tự thấy sướng rơn, tự thấy muốn chia sẻ ngay lập tức với ai đó, với tòa báo tâm đắc nhất… Khoảnh khắc ấy trở nên háo hức, bao nhiêu mong mỏi đến khi cầm tờ báo mới trên tay. Cũng cái chữ ấy, câu ấy nhưng đây là chữ in nhé. Truyện của mình đã và đang đến tay hàng trăm hàng nghìn người đọc, hàng trăm hàng nghìn người chia sẻ với vui buồn của mình... 

Thời gian cứ trôi, truyện hay, truyện dở, cứ tự nó sống, tự nó còn lại hay biến mất ngoài ý muốn của tác giả. Mấy chục năm trước các cụ nhà văn, viết xong cái truyện hay bài thơ, phải lần mò đi bộ, khăn gói quả mướp cả tháng trời mới đến được nhà bạn để chia sẻ. Bây giờ thời đại "bốn chấm không", chỉ vài thao tác bàn phím là đến ngay trước mặt bạn mình.  Đọc  hay không đọc cũng “like” cái đã rồi đa số vùi vào quên lãng vô tăm tích…

Tôi đọc tập truyện ngắn đầu tay “Giá của đàn bà” với cái tên tác giả mới toanh đối với tôi: Dương Hương. Không háo hức vì chưa hoặc không được ai mách bảo giới thiệu. Chỉ là thích đọc một cái gì mới, một tác giả mới để nạp năng lượng. Năm mươi phần trăm hên xui may rủi. Hay hay, thích theo ý mình thì đọc tiếp mà không thì cũng “like” một cái cho vui vẻ.

Lần đọc này là tôi gặp may. May đầu tiên là thấy tác giả không lụy đề tài, không vì ông “vấn đề” này nọ. Tác giả là người trong cuộc, hình như là người quãng thời gian bắt đầu của @ vì các truyện đều nói về cuộc sống, lối sinh hoạt thời đã có internet, đã có điện thoại di động, chuyện người bên này trái đất nói với người bên kia trái đất. Thời gian không gian được khoa học kỹ thuật kéo lại gần nhau.

Tôi nhận ra cách dựng truyện tự nhiên ở “Chăn trâu nhớ chăn đồng xa”. Tác giả đã vượt qua được lối viết, lối kể chuyện thông thường mà khá tinh tế, khá hóm hỉnh mỗi khi gặp các tình huống truyện éo le giữa cách ứng xử khôn khéo hay không khôn khéo, giữa bà mẹ chồng với cô con dâu đời mới. “Hương mùi” là truyện ngắn viết về một  cuộc hôn nhân mới chả ra mới cũ chả ra cũ, người đọc đứng về phía nào đây?  Một nồi nước lá gội đầu thơm phức và những ve dầu gội  tí xíu thơm ngây ngất? Thực ra hai thứ ấy chả tội tình gì, mỗi thứ gợi một ký ức chưa xa. Người đứng giữa là Quân, người con trai yêu của mẹ và người chồng bận rộn của cô vợ cũng bận rộn không kém. Thêm vào cuộc sống  gia đình có cô Osin nền nã, hiền lành, thật thà dễ thương… Cái kết truyện, khi sắp đến giao thừa, Quân đi trên hè đường về nhà, con đường ven sông, mải nghĩ vẩn vơ, thụt chân vào một vũng nước đúng lúc chiếc xe máy thời trang lướt qua. Chiếc xe gần tới mức anh nhìn rõ cả những lọn tóc vàng hoe của cô gái tung lên trong gió. Eo thon, tóc xõa , giống Nguyệt quá.  Nhưng cũng phút giây ấy, anh nhận ra đó không phải vợ mình bởi chính mùi hương dịu dàng, thoang thoảng kia. Anh nhớ, Nguyệt  thường dùng một loại dầu ngoại đặc biệt có mùi hương hăng hắc…

Thêm một số truyện nữa viết về những người điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các cụ già người Đức. Số phận những người tìm mọi cách sang được các nước châu Âu làm ăn ngõ hầu được đổi đời: “Hẹn gặp lại ngày mai”, “Tóc của tuyết”  là những truyện ngắn đặc sắc, không quá tay tô màu cho đời sống cao sang của người châu Âu, nhưng cũng không quá  chăm chú mô tả sự thiếu hụt văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử của người Việt đối với họ. Tác giả khá khéo léo dựng được sự năng nổ thái quá của một ông già người Đức nồng nhiệt chăm sóc cho cô điều dưỡng viên mỗi lần cô đến thay băng cho bà vợ của ông. Họ là  những người tử tế. Và… cái chết đột ngột của của ông ta rồi kế đến là sự ra đi không một lời nhắn nhủ,  trăng trối của bà vợ - bệnh nhân mà cô chăm sóc hàng ngày, đã biến cô bỗng chốc trở thành một kẻ đầy suy tư, trăn trở. Cô trăn trở về ngày mai, về sự mong manh, ngắn ngủi, vô thường của đời người, để rồi tự biết phải hối hả, trân trọng từng phút giây sống quý giá của ngày hôm nay… Một chút phác  họa, một khoảnh khắc liếc qua mà ta đọc được “mùi vị” của nhân vật.

Tôi đã nhiều lần nói tới cái sự nghiêm trọng hóa khi cầm bút viết văn của văn học đương đại Việt Nam. Truyện ngắn phải thế này, tiểu thuyết phải thế kia. Thơ hiện đại không nhất thiết phải có vần, có tứ như thơ truyền thống. Truyện ngắn phải có cốt truyện, có nhân vật… vân vân... Vì quá nghiêm trọng hóa phải thế này, thế nọ, phải có chức năng này kia mà quên mất cái chất khôi hài, hóm hỉnh đặc trưng của văn học dân gian Việt. 

Không có chất  hóm, chất hài tinh tế ấy nên ta đọc mới thấy nó cứng, nó khô đấy ạ.

Tác giả Dương Hương cũng may, tôi thấy chị đã viết tự do, không tự gò mình vào thể loại, không ép mình theo chức năng, nhưng cái chất khôi hài của chị, tôi đọc thấy nó lấp ló đâu đó, tạo nên giọng văn không bị công thức.

Theo Trung Trung Đỉnh - NDĐT

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.

  • Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.

  • Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).

  • Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.

  • Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.

  • NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.

  • “Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.

  • Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.

  • Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.

  • Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).

  • Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).

  • Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.

  • Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.

  • Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.

  • Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...

  • Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.

  • Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.

  • 1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).