NGUYÊN QUÂN
Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.
Sự đồng điệu chẳng dễ gì gặp gỡ trong hiện thực quá ư chộn rộn chuyện cơm áo gạo tiền. Thường những lúc vậy, tôi hay lêu bêu vào trang giới thiệu tác phẩm mới của tủ sách Văn Tuyển, một trang mạng thuần túy văn học. Và rồi chiều nay… bắt gặp ở đây một thi phẩm mới toanh, mang cái tựa đề nhè nhẹ miên man Nỗi buồn pha lê, của nhà thơ Trương Nam Chi.
Tên của người, tên của thi phẩm và thể thơ lục bát, gần như cùng một lúc xui giục cú kích chuột. Vốn rất thích thơ lục bát, một dạng thức thi ca hoàn toàn Việt, là của người Việt, và hầu như chưa bị tác động, biến đổi gì nhiều trong dòng chảy thi ca đang ngồn ngộn tiếp nhận nhiều trào lưu thơ hiện đại, nên cái quốc hồn quốc túy luôn chảy xiết trong lòng câu thơ lục bát từ xa xưa cho đến bây giờ. Dù rất nhiều nhà thơ từ thế hệ này sang thế hệ khác trên thi đàn Việt, dày công vận dụng thi tài của mình để cải cách, nâng cao tính nghệ thuật cho thứ ngôn ngữ trực quan, giao tiếp nhưng mang đầy âm điệu, nhạc tính rất riêng biệt của người Việt, dẫu vậy, trước bao nhiêu biến tấu tài hoa của bao thế hệ thi nhân, thể thơ sáu-tám vẫn giữ được nguyên vẹn hình hài vốn có của nó, vẫn là thứ phương tiện gần gũi thân quen để người làm thơ chuyển tải tâm cảm đến với người yêu thơ, từ Tâm đến Cảnh. Dĩ nhiên với những lợi thế ấy, thơ lục bát đã được rất nhiều, rất nhiều nhà thơ chạm vào nên cũng dễ bị “bình dân hóa” sáo mòn cũ kỹ nếu nhà thơ không bị rũ quyến thật sự để gởi gắm hết hồn vía và luôn làm mới nó.
Trở lại với tập Nỗi buồn pha lê, từ cú kích chuột đầu tiên, dòng đầu tiên, trang đầu tiên tôi hơi bị giật mình:
Bớ
Hồn con chữ
Bơ vơ
Về đây
Xích lại
Cho thơ gieo vần…
(Gọi hồn)
Mới ghé vào, mới đặt nửa bàn chân vào cõi thơ của Trương Nam Chi, là chạm ngay một lối câu trúc khá đặc biệt, mới mẻ và một cảm giác khắc khoải thống thiết của người đang cầu hồn, cái hồn vía chữ nghĩa. Phải thừa nhận rằng cái hồn vía chữ nghĩa trong thế giới thơ hôm nay đang bị loãng tan mờ nhạt bởi sự xâm thực của đời sống lệch nghiêng về phía quá thực dụng. Sự tâm cảm giữa một người viết và một người đọc, có lẽ là cốt lõi thành công hay thất bại của một thi phẩm. Và tôi, người đọc. Người đọc thì bao giờ cũng muốn tìm thấy cái cảm xúc thật, trong mong muốn, ước ao tìm thấy phần hồn qua xác chữ. Sự đồng cảm ấy cũng đã xúi giục tôi bước đi tiếp dến tận cùng 99 bài thơ trong Nỗi buồn pha lê.
Đọc từ đầu đến cuối, rồi lại đọc… đọc, tôi đọc đến lần thứ ba và không thể không viết vài dòng cảm nhận khi tìm thấy cho mình một khoảng lặng đầy suy tư. Trong bài Chiếc lá, viết theo dạng thơ tứ tuyệt, chỉ bốn câu, bằng dung lượng của một bài hài cú, cũng đầy đủ yếu tố chiêm nghiệm và giải quyết rốt ráo tâm ý và tâm cảnh:
Ước là chiếc lá
Đong đưa
Mặc trời sáng
Nắng
Chiều mưa
Cũng đành…
Tháng ngày lấy biếc
Làm
Xanh
Lấy sương
Giữ
Nét long lanh
Dâng
Đời.
Hay trong nét phác họa chân dung rất lạc quan của Trương Nam Chi trong Cời lửa có thể trở thành một bài học cần thiết cho những người không dám trút bỏ thân phận nỗi buồn pha lê, trong veo, trắng ngần và dễ vỡ:
U buồn thổn thức
Gọi tên
Người đem xâu chuỗi
Phơi
Trên tro tàn
Mình tôi lóng ngóng
Cời than
Khơi lên đốm lửa
Dập tan muộn phiền
(Cời Lửa)
Dung dị, mộc mạc nếu không nói là rất đơn giản trong sử dụng ngôn ngữ, vậy mà câu thơ đã nói hết, nói bằng hết nỗi buồn sâu thẳm của tác giả trong hình ảnh rất đơn độc u uất một người, một mình ngồi cời than, lan man trong trầm tư liên tưởng hình ảnh, tôi cũng bị rơi vào một không gian hun hút cô độc đến kì lạ. Và cũng chính trong bức tranh tưởng chừng rệu rã ấy lại ẩn chứa bản lĩnh vượt thắng “…khơi lên đốm lửa/ dập tan muộn phiền…” của bậc trí giả.
Tôi không biết tiểu sử, không biết cuộc sống của Trương Nam Chi, nhưng qua vần thơ này, tôi cảm nhận chị phải trải qua nhiều thăng trầm trong đời thực mới nhận thức được cái chân lý bất biến là vô ưu, để cân bằng được nội tâm với khách thể.
Nhà thơ cũng đi trước cuộc đời mình một bước, vượt qua được cảm tính thông thường của một nữ nhân, khi xác thực sự hiện hữu chỉ là giai đoạn phù phiếm trong vòng chuỗi sinh diệt như một người ngộ đạo:
Ơ này! Nhan sắc gió mây
Có nghe tiếng gọi cỏ cây đang chờ
(Nhan sắc)
Hay trong Gánh buồn, Trương Nam Chi đã viết “Gánh buồn ngúng nguẩy rong chơi/ Vẩn vơ thiên hạ buông lời quàng xiên…/ Gánh buồn xốc lại xiêm y/ Kẻo bụi oan trái lắm khi bám vào…”.
Tôi càng đọc, càng thấy thích thú với cung cách thể hiện tâm ý của chị qua vần thơ sáu, tám tưởng chừng như quá cũ. Mỗi vần thơ như một lời độc thoại với nội tâm, với cuộc đời bằng thứ ngôn ngữ trực quan, không màu mè, không bóng lộn như rất nhiều người làm thơ khác, có lẽ chính sự đơn giản, mộc mạc trong câu chữ, sự cách tân ngắt câu, lật dòng mang hơi hướm của dạng hình thơ thị giác đã tạo nên phong cách riêng biệt và thành công trong cuộc chơi gọi hồn cho xác của nhà thơ Trương Nam Chi.
Huế tháng 10/2014
N.Q
(SDB15/12-14)
1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).
(Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.
Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.
Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)
Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".
Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.
Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).
Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.
Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.
Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...
Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.
LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH
Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.
Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.
Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.
(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp: “Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”
đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...
Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.
(Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.
Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.