Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.
Đúng như tên gọi của tập sách, Ghi chép lang thang là tập hợp những bài viết ghi chép những điều mắt thấy, tai nghe, những cảm nhận chân thực, chia sẻ chân thành của Đỗ Hồng Ngọc trên đường "lang thang" với đời, với nghề.
Đó có thể chỉ là một buổi ông tìm kiếm băng đĩa ở một cửa tiệm nào đó để rồi thích thú phát hiện ra những tên gọi mới cho loại nhạc mà mình yêu thích: "Sến Già Nam", "Sến Già Nữ". Từ đó tác giả nói dài, nói rộng ra và hoài niệm về những bài hát, những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng một thời mà bây giờ bị giới trẻ đóng mác là "sến".
Với góc nhìn của một bác sĩ cũng như một người nghiên cứu, người làm văn hóa, tác giả giúp người đọc hiểu được sự quan trọng của việc một sinh linh bé bỏng hình thành trong cơ thể của người mẹ. Việc thay đổi tâm lý, tu tâm dưỡng tính của người mẹ để chuẩn bị đón đứa con sắp chào đời để rồi mới có câu "Con vào dạ, mạ đi tu".
Tác giả cũng chia sẻ về những kỷ niệm, dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mình, về cuốn sách của tác giả Nguyễn Hiến Lê đã làm thay đổi cuộc sống ông như thế nào. Cuốn sách đó giúp một cậu bé mười lăm tuổi, thất học, phụ mẹ bán hàng xén vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm học hành và trở thành một bác sĩ, một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa của ngày hôm nay. Từ chia sẻ ấy, con đường văn hóa của Nguyễn Hiến Lê được nối dài, "những hạt mầm đã vươn lên".
Hay đó chỉ là những cảm xúc về vở kịch Thiên Thiên của Việt Linh. Những cảm nhận của bạn đọc cũng như suy nghĩ của tác giả về cuốn Già ơi… Chào bạn! của ông. Hoặc những bài viết thú vị về Thiền, vận dụng “Kim Cang” vào cuộc sống hàng ngày.
Tuổi già và nhận thấy mình già có lẽ là điều không vui vẻ gì so với nhiều người. Nhưng Đỗ Hồng Ngọc lại khác. Ông nhìn trực diện vào tuổi già, viết nhiều về tuổi già, từ những ghi chép ngắn cho đến cả quyển sách về tuổi già. Những bài viết ấy cho thấy một Đỗ Hồng Ngọc chấp nhận mình đã già, hiểu luật sinh tử, phân tích về tuổi già, xét trên nhiều góc độ như y học, văn hóa, tôn giáo… nhưng với cái nhìn hoài niệm của người già nhớ lại những chuyện xưa, người cũ nhưng vẫn hài hước, lạc quan:
"Lá cứ rụng rồi lá cứ xanh. Hoa cứ nở rồi hoa cứ tàn. Trăng cứ tròn rồi trăng cứ khuyết... Cho nên, chỉ già thêm chút nữa, rồi già thêm chút nữa... nữa với mỗi người, thế thôi".
Ông cũng bắt đầu những chuyến đi, những ghi chép lang thang về cảnh, về người, chuyện mình, chuyện người. Từ La Gi đến Phan Thiết, núi Tà Cú, xuống Vũng Tàu rồi ngược lên Đà Lạt, leo lên Bà Nà rồi về Đà Nẵng, ra Huế, đi Sa Đéc... những chuyến "giang hồ... vặt" của tác giả mang lại cho ông bao nhiêu kỷ niệm.
Cuốn sách còn ghi lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những ngày làm việc, những ngày đang sống của mình. Từ những buổi sinh hoạt văn nghệ, những ghi chép vội vã về những chuyến đi, những ngày lang thang Sài Gòn để nhớ chuyện cũ, người xưa... mới thấy tác giả đi nhiều, gặp nhiều và "cảm" nhiều chuyện mình, chuyện người.
Tác giả, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Lagi, Hàm Tân, Bình Thuận và hiện sinh sống tại Sài Gòn. Ông nguyên là bác sĩ khoa nhi, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, nguyên là giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP HCM.
Từ năm 1960, ông là hội viên Hội văn bút Sài Gòn Việt Nam Cộng hòa (nay là Hội nhà văn TP HCM) với bút danh Đỗ Nghê. "Một bác sĩ mà lại kiêm thi sĩ thì luôn luôn làm cho người ta thú vị" là lời nhận xét của cố dịch giả Nguyễn Hiến Lê khi viết về Đỗ Hồng Ngọc.
Đỗ Hồng Ngọc viết sách dành cho độc giả mọi lứa tuổi. Một số cuốn sách đã xuất bản của ông như: Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng, Thầy thuốc và bệnh nhân, Viết cho tuổi mới lớn, Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò, Già ơi... chào bạn!, Thư gởi người bận rộn, Nghĩ từ trái tim, Nhớ đến một người, Như thị, Thư cho trẻ sơ sinh và những bài thơ khác...
Theo Bạch Tiên - vnexpress
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.
Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".
Qua đi, với những hoa tàn tạ
Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
Victor Hugo*
Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".
Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.
Y PHƯƠNG
Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.
HOÀNG THỤY ANH
Mùa hè treo rũ
Trong cái hộp hai mươi mét vuông
Ngổn ngang màu
Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
Ngày lên dây hết cỡ
Chật
Dâng đầy lên ngực
Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.
NGHIÊM LƯƠNG THÀNH
Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?
CHÂU THU HÀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.
DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ
Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.
MAI VĂN HOAN
"Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…
Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.
LÊ HUỲNH LÂM
Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.
PHẠM XUÂN DŨNG
Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.
Ý NHI
1.
Một buổi chiều, khoảng cuối năm 1989, chúng tôi có cuộc gặp gỡ tại nhà Trần Thị Khánh Hội, trong một con hẻm rộng, quận Phú Nhuận.