Tham dự có đồng chí Phạm Đức Tiến – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Huế, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Thành ủy Huế, Chủ tịch Ủy Ban nhân dân Thành phố Huế, đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Huế, đồng chí Phan Quý Phương – Phó chủ tịch UBND thành phố Huế, đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Huế cùng lãnh đạo các sơ ban ngành, lãnh đạo các quận, huyện trên địa bàn thành phố Huế.
Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào đã sinh ra người con ưu tú Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc và đất nước. Người tiêu biểu cho tinh hoa, khí phách của dân tộc Việt Nam. Thế giới tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tấm gương đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng di sản mà Người để lại cho chúng ta vô cùng quý giá. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng; các thế hệ nối tiếp nguyện suốt đời học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Trước Anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố Huế và các đại biểu tham dự dâng những đóa hoa sen tươi thắm và dành một phút mặc niệm để nhớ đến công lao của Người.
Sau lễ dâng hoa lên chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
![]() |
Cắt băng khai mạc triển lãm |
Không gian trưng bày giới thiệu đến đông đảo quần chúng nhân dân nét độc đáo, đặc sắc của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, di sản quý giá mà Đảng bộ và Nhân dân thành phố luôn trân trọng, nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.
Triển lãm "Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế" gồm có hai phần: Không gian di sản văn hóa lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế và Không gian Gốm nghệ thuật “Huế với Bác Hồ”.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh tham quan trưng bày giới thiệu về di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế |
Với gần 200 tư liệu, hình ảnh, hiện vật giới thiệu về di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế bao gồm hệ thống di sản vật thể vô cùng quý giá với gần 20 di tích, địa điểm di tích trong đó 04 di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt; 05 di tích cấp thành phố; cùng một số địa điểm di tích khác. Giới thiệu 02 trong số 05 di sản văn hóa phi vật thể về Người đã được bảo tàng nghiên cứu, sưu tầm trong những năm qua là Nghi lễ và truyền thống mang họ Hồ của đồng bào các dân tộc miền Tây thành phố Huế; Thơ ca dân gian ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
![]() |
Lễ tái hiện thực hành nghi lễ đặt họ Hồ năm 1969 do các nhân chứng lịch sử, nghệ nhân tại huyện A Lưới thực hiện |
Tại không gian triển lãm đã diễn ra lễ tái hiện thực hành nghi lễ đặt họ Hồ năm 1969 do các nhân chứng lịch sử, nghệ nhân tại huyện A Lưới thực hiện; được nghe các nghệ sĩ, nghệ nhân cất lên những khúc ca dao, dân ca ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu truyền tại Huế trong những năm kháng chiến và còn mãi đến hôm nay. Những sản phẩm thủ công truyền thống có đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ở đó bên cạnh sự tài hoa của các nghệ nhân còn là tấm lòng kính yêu đối với Người.
![]() |
Nghệ sĩ trình diễn những khúc ca dao, dân ca ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu truyền tại Huế |
“Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế” cũng đã trưng bày các sản phẩm Gốm nghệ thuật có chủ đề “Huế với Bác Hồ”. Các tác phẩm ra đời từ trại sáng tác do Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Mỹ thuật thành phố Huế và Trường Đại học nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức.
Hơn 40 tác phẩm được lựa chọn và trưng bày tại triển lãm, mỗi tác phẩm về Người là những góc nhìn nghệ thuật đặc sắc, sự thăng hoa trong sáng tác, cùng với kỹ thuật nung gốm, nhúng men, tạo màu… đã tạo nên những tác phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.
![]() |
Các sản phẩm Gốm nghệ thuật về chủ đề " Huế với Bác Hồ" trưng bày tại triển lãm |
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao, Huế vinh dự và tự hào là nơi in đậm dấu ấn 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người từng sống, lao động, học tập và tham gia hoạt động yêu nước qua 2 giai đoạn (1895-1901 và 1906-1909), lịch sử vùng đất này đồng thời khắc ghi vai trò lãnh tụ Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng ở Huế, đặc biệt là tình cảm, sự quan tâm của Người dành cho quân và dân nơi đây, cũng như tình cảm của Nhân dân Huế đối với Người.
![]() |
Các sản phẩm Gốm nghệ thuật về chủ đề " Huế với Bác Hồ" trưng bày tại triển lãm |
Bên cạnh hệ thống di tích, địa điểm di tích lưu niệm gắn bó với thời niên thiếu của Người và gia đình vẫn đang được tiếp tục bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, các di sản văn hóa phi vật thể về Người cũng được Bảo tàng nghiên cứu, sưu tầm, thống kê trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong hệ thống di sản lưu niệm về Người ở Huế, góp phần lan tỏa thêm các giá trị tinh thần về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng, đóng góp tích cực cho việc xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp nhân dân hôm nay và mai sau.
Phương Anh
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 20/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về kỳ họp thường lệ lần thứ 9, khóa VIII. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung thảo luận quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chiến lược của Thừa Thiên Huế trước ngưỡng cửa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 17/11/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế để tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang” của hai tác giả, nhà văn – nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang và Nhà văn – Nhà báo Phi Tân.
Chiều ngày 15/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 20, khóa VIII với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế, chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh, với những dịch chuyển đáng chú ý khi đề án Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương đã được chính phủ đệ trình quốc hội.
Tạp chí Sông Hương và Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Nhà thơ PHẠM TRƯỜNG THI - đại diện Tạp chí Sông Hương tại tỉnh Nam Định đã từ trần hồi 06 giờ 45 phút ngày 11 tháng 11 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Giáp Thìn) tại tư gia. Hưởng thọ 78 tuổi.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 108 triệu USD, thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 9.516 tỷ đồng. Đó là những thông tin quan trọng đáng chú ý nhất tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức chiều ngày 01/11.
Chiều ngày 01/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10/2024 tại Nhà hát Sông Hương số 1 Lê Lợi, Tp. Huế, Học viện Âm nhạc Huế đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp với một chương trình nghệ thuật công phu, hoành tráng và đa dạng thể loại.
Để kịp thời chúc mừng và động viên em Võ Quang Phú Đức - Quán quân đường lên đỉnh Olympia 2024, sáng ngày 16/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tuyên dương – khen thưởng.
Ngày 10/10/2024, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn nhân dịp ngày doanh nhân Việt Nam 13/10. Đây là buổi gặp mặt thân mật kết nối những người quản lý, xây dựng chính sách với khối quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị duy nhất đến từ Thừa Thiên Huế được trao giải thưởng Chuyển đổi số năm nay, do Hội Truyền thông số Việt Nam cùng đơn vị liên quan đã tổ chức.
Tiếp tục coi các hoạt động báo chí là nguồn động lực phát triển. Đó là một trong số các quan điểm được đồng tình chia sẻ tại hội nghị đánh giá việc thực hiện phần mềm mạng lưới phát ngôn và họp báo thường kỳ quý III năm 2024 vào chiều 04/10, do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Sáng 29/09/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao - Thành phố Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế đã chính thức ra mắt.
Sáng ngày 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (Đợt 2) để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ, cho ý kiến về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.Tham dự phiên họp có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng.
Chiều ngày 25/09/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ vinh danh Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 tại Hội trường Văn phòng UBND. Buổi lễ cũng ghi nhận các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà với nhiều hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng ngày 25/9, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về đầu tư tu bổ, cải thiện trường học, hệ thống y tế và hệ thống Kinh thành Huế. Tổng cộng đã có 24 nghị quyết quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực được xem xét thông qua.
Vào lúc 19h30 ngày 23/09/2024, tại Nhà hát Sông Hương, Tp.Huế dã diễn ra chương trình Nghệ thuật Áo dài Huế với chủ đề "Linh Phụng". Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu của Festival Huế 2024.
Trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục Di sản” và dự án “Bảo tồn, trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên”, trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức GEKE đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục di sản thu hút đông đảo trẻ em.