PHẠM TẤN HẦU
Minh họa: Nhím
Điệu nhảy cuối cùng của nỗi thèm khát bầy đàn
Những ngọn lửa nhảy múa
rồi ra đi. Những Madeleine, Juda, những giáo chủ, bạn bè
đều đã được đốt cháy
trong điệu nhảy cuối cùng
của nỗi thèm khát bầy đàn
Không còn đức tin để khấn nguyện
không còn nhiệm vụ để lo âu
Những chủ thuyết, những hão huyền, những
phong trào, thổ tả, mộng mơ,
những nếp cái hoa vàng
đã hóa thành rượu
chuốc cho nhau để thay đổi dáng hình
Hãy nhảy múa như ngọn lửa
từ bỏ bóng đêm
như quỷ ma
giã từ địa ngục
như thác mưa bắt đầu
cơn đổ vỡ
để cát bụi
được trở về
từ những tượng đài
dối trá
Chúng ta chấp nhận là một phần
của tro tàn
để chẳng còn phải kể lại
câu chuyện hổ thẹn nào
chúng ta dễ say mê
và cuồng nộ
nên cũng dễ dàng tha thứ. Vậy thì,
hãy dập tắt sự phỉnh phờ
của ngọn lửa đó
như dập tắt một vết thương
Chúng ta trút bỏ hết
ảo tưởng
cho đám rước
đi đầy đường
tô vẽ.
Và, đó là đêm
để ta hoàn tất
điệu nhảy
từ những giấc mơ
luôn bị gãy
đổ.
(SH310/12-14)
LTS: Thái Ngọc San sinh năm 1947 tại An Thủy, Lệ Ninh. Thơ in trên các báo Sài Gòn cũ từ năm 1963. Trưởng thành qua phong trào đô thị, là nhà thơ tranh đấu của thành phố Huế và các đô thị miền Nam, những bài thơ xuống đường của Thái Ngọc San lưu hành trước năm 1975 đã khẳng định phong cách thơ riêng của anh.
HẢI BẰNGChuông Thiên Mụ
PHẠM TẤN HẦUXứ sở dịu dàng
TRẦN HOÀNG PHỐMùa xuân trong mưa
LÊ THỊ MÂY
NGUYỄN KHOA ĐIỀMmẹ và quả
LÊ HUỲNH LÂMNghĩ về những ngày mưa gió
(Hưởng ứng cuộc thi thơ lục bát)
LTS: Sinh năm 1972, hội viên Hội Nhà văn TT.Huế. Thơ Tường có ấn tượng từ khi còn sinh viên và đã được nhiều giải thưởng như Tác phẩm tuổi xanh, giải VHNT Cố đô Huế, thơ hay Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt…Sau 2 tập thơ Hoa cúc mùa thu và Lá tháng chạp, Tường “nín” một thời gian khá dài rồi lại “Quang gánh” với trường ca. Đã vậy, Sông Hương cũng “Quang gánh” lại trường ca này với đề tựa của nhà thơ trẻ Lương Ngọc An.
NGÔ MINHViếng anh Thanh Hải
ĐỖ VĂN KHOÁIMưa trên sông tôi về
NGUYÊN QUÂNĐêm trên Bạch Mã
HẢI TRUNGBờ kè hạnh phúc
THANH TÚĐồng điệu xanh
Ngày 1 - 4 - 2010, Đại tá, nhà thơ Nguyễn Trọng Bính vĩnh viễn không còn làm thơ nữa! Quê gốc Hà Tĩnh, Nguyễn Trọng Bính nguyên là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, một con người nặng tình với Huế và Tổ quốc ông từng cầm súng bảo vệ này. Viết bài thơ dưới đây, ông như đã đoán định được ngã rẽ phía trước dẫu còn nhiều trăn trở đúng với nỗi lòng của một nhà thơ mang theo mình 40 năm tuổi Đảng.
LÊ VIẾT XUÂNĐi tìm
NGÔ MINHCơm niêu
HẢI BẰNG Rút từ trong di cảo Ký ức thơ
NGUYỄN LÃM THẮNGNgợp tình
NGUYỄN KHOA NHƯ ÝĐắm đuối