Đi về phía biển

15:14 16/10/2008
VÕ THỊ ÁNH HỒNGTôi vừa chạy vừa gọi chị trong tiếng sóng rì rào và tiếng lao xao của dãy phi lao. Như không nghe thấy tiếng tôi, chị vẫn thẫn thờ nhìn về xa xăm, chờ đợi...

Những người phụ nữ ở miền biển quê tôi vẫn có niềm tin là nếu họ ngồi dưới ánh trăng đêm và thề thốt về lòng thủy chung của mình rồi nguyện cầu thì người đàn ông xa khơi sẽ bình an trở về. Vậy mà bao mùa trăng qua đi, làn da, đôi mắt của chị đã đẫm màu trăng nhưng anh vẫn không về.
Tôi chạy lại gần, ngồi bệt xuống bên chị.
- O ra đây mần chi, khuya rồi đó.
- Chị... Anh... Anh Phong về rồi.
- Ừ, anh sẽ về, chị mong mãi thì anh cũng phải về chứ.
- Không, ý em bảo là anh về nhà rồi cơ.
- O nói...
- Thật không? O không lừa tui đấy chứ?...
Nước mắt chị lăn dài xuống khóe miệng từ bao giờ. Chị cầm lấy vai tôi lay lay hỏi dồn.
- Dạ, anh về thật rồi, nhưng...
Tôi chưa nói hết câu thì chị đã ù chạy. Dáng chị xiêu xiêu như một con còng gió trên bãi biển bao la. Tôi nhìn theo mà lòng se sắt, muốn chạy theo níu bước chân chị lại nhưng không đành.
Chị chạy một mạch và ập vào phòng như cơn gió.
- Mình ơi, có thật là mình đã về đó không? Mình... ơ...
Chị khựng lại nhìn anh trân trân. Anh vội vàng đẩy người đàn bà đang ngồi vắt vẻo trên đùi mình xuống, gỡ bàn tay đang nũng nịu bám riết lấy cổ anh một cách bối rối. Chị nhón chân định nhào về phía anh, chị chờ đợi bàn tay giang rộng đón mình vào lòng. Rồi hai tay chị tự nắm lấy nhau xoa xoa. Thấy anh vẫn đang ngồi yên còn người đàn bà bên cạnh vừa vuốt vuốt lên mái tóc anh nũng nịu vừa đánh mắt sang chị để khẳng định chủ quyền.
- À... ờ... ừm... ờ... mình về khi mô mà nỏ nói với em một tiếng em dọn lại nhà để đón khách.
Nói rồi chị đi lại bàn rót nước. Tay chị run run làm nước chảy cả ra ngoài, vương cả vào quần áo, chị bối rối.
- Ờ... hai người về đã lâu chưa? Về khuya chắc vất vả lắm nhỉ.
Anh đứng dậy cầm lấy ấm nước trên tay chị.
- Để tôi rót cho, nước ra ngoài chén cả rồi kìa.
- À... ờ... À... Tại lâu rồi... không rót nước chè nên... không quen. À... ừm... Hai người chắc mệt lắm rồi, để tôi đi kiếm cái gì cho hai người ăn tạm.

Không đợi câu trả lời, chị tất bật đi ra. Vừa khuất sau rèm cửa chị liền đưa tay lên bịt miệng, ù chạy về phía sau bếp. Đôi vai gầy guộc run lên từng hồi. Chị úp mặt vào vách đất, đấm thùm thụp vào vách đất, chị đập đầu liên tục vào vách đất... và bám vào vách đất ngồi thụp xuống. Chị đưa hai bàn tay bịt miệng mình lại, ư ử như một chú mèo con bị trận đòn oan. Một lát sau, sực nhớ ra là mình bảo đi kiếm cái gì ăn, chị gạt nước mắt đi về phía giếng rửa mặt, vỗ từng vốc nước lên mặt. Chị múc một chậu nước đầy, soi bóng mình vào đó và mỉm cười. Chưa hài lòng với nụ cười của mình, chị mỉm cười lần nữa, lần nữa rồi đi vào bếp. Gặp tôi, chị dành cho tôi một nụ cười:
- Gió thổi mạnh quá nên cát bay cả vào mắt chị.
- Dạ, lúc nãy có gió đổi chiều.
- À... ừ. O coi mắt tui có bị đỏ không? Anh Phong nhìn thấy tưởng tui bị đau mắt đỏ thì chết.
- Chỉ hơi hơi đỏ thôi, không can chi mô chị ạ.
- Ừ.
Nói rồi chị tất bật đun đun nấu nấu, khi mọi thứ đã tươm tất, chị quay sang hỏi tôi:
- O Vân này. O thấy người đàn bà đó có trẻ đẹp hơn tui nhiều lắm không? Tui già rồi phải không O?
- Mần chi có, chị dâu em vẫn đẹp lắm mà.
- O thương tui thì O nói rứa thôi, chứ tui... Thôi, đưa cơm lên kẻo họ đợi rồi đấy.

Nói rồi chị bê mâm cơm ra khỏi bếp nhanh như thể nếu chị chậm chân cơm sẽ bốc hơi hết mất. Tôi đứng lặng nhìn theo cho đến lúc dáng chị khuất sau tấm rèm nhà trên.

Đã mười hai năm rồi kể từ ngày chị về làm dâu nhà tôi và cũng tròn mười năm kể từ ngày tàu anh gặp bão ngoài biển khơi. Ai cũng bảo anh mất rồi, chỉ có mình chị tin anh sẽ trở về. “Nếu mất thì anh phải về báo mộng cho chị chứ anh yêu chị lắm mà”. Mang niềm tin đó chị ngồi nguyện cầu trước biển từ mùa trăng này sang mùa trăng khác, mãi mà chẳng thấy anh về.
Chẳng biết do chị nguyện cầu hay sao mà anh tôi may mắn gặp được chiếc tàu buôn của người đàn bà này, chị ta cứu anh rồi từ đấy hai người sống theo kiểu “già nhân ngãi”. Cũng từ đấy anh mải miết theo những chuyến buôn bên cô nhân tình cho đến khi chuyện làm ăn đổ vỡ, cả hai trắng tay nên phải kéo về đây ở qua ngày. Bảo là ở qua ngày chứ đến bao giờ thì anh tôi cũng không biết.

Chị bê mâm cơm lên nhà được một lúc thì tôi lên theo. Căn phòng lặng im, tôi nhè nhẹ bước vào, thấy chị đang ngồi lặng bên mâm cơm, đôi mắt thẫn thờ nhìn anh không chớp. Còn anh thì đang cuộn chặt lấy người đàn bà trong giấc ngủ ngon lành. Chị đưa tay định vuốt mái tóc anh nhưng rồi rụt rè co lại, lơ lửng trên mái đầu anh, lúc hạ xuống, lúc đưa lên, rồi chị đưa lên miệng ngăn tiếng thở dài.

Căn phòng của tôi giờ được trang trí lại cho người đàn bà đó ở. Còn tôi thì chuyển sang căn phòng bên cạnh và cạnh luôn phòng chị dâu tôi. Hằng đêm, khi bên này vang lên tiếng cười khúc khích nũng nịu thì bên kia là tiếng trở mình rồi im lặng. Tôi biết chị lại đi ra biển, lại nhìn trăng như ngày xưa. Cũng có những đêm anh sang với chị nhưng chưa được bao lâu thì bên kia, người đàn bà ấy, lúc thì kêu đau bụng, lúc van đau đầu và hầu như chẳng bao giờ anh chị được yên. Những lúc đấy, chị lại đi ra biển, ngồi một mình cho tới sáng. Có hôm, tôi bước theo và đến ngồi bên chị. Chị ngước đôi mắt trũng sâu hỏi tôi: “Chị đợi anh răng anh mãi không về?”.
Biển bắt đầu nhuộm những con sóng bạc lên mái đầu của chị, trăng nhuộm ánh vàng lên làn da chị. Biển được hòa bởi biết bao nước mắt của chị...

Một hôm đi chợ về, chị mua thêm đôi chiếu cùng hai chiếc gối thêu hoa thật đẹp. Người đàn bà ấy thấy vậy vừa nhìn anh tôi vừa cười khẩy.
- Có người không quyến rũ bằng em nên nhờ chăn chiếu quyến rũ hộ kìa.
- Cô mua mấy thứ này làm gì cho tốn kém, chăn chiếu trong nhà đã rách đâu.
Chị dâu tôi mỉm cười rồi trao cả cho tôi.
- O lấy một chiếc trải vào giường O nhé. Con gái lớn rồi, giường chiếu tươm tất vẫn hơn em ạ. Còn bộ này O trải giường anh chị ấy hộ tui.
- Nói rồi chị đi xuống bếp để lại anh tôi đứng sững người, còn người đàn bà kia nhìn theo ngờ vực.

Trăng đêm ấy sáng thế, ánh sáng len lỏi qua từng khe cửa. Chị mở cửa bước ra. Cũng như bao lần, lần này chị cũng định ra biển và ngồi thẫn thờ chờ đợi như những ngày xưa. Qua phòng anh và người đàn bà đó, chị bước nhanh hơn nhưng khe cửa he hé đã níu chân chị trở lại. Chị nghe những âm thanh quen thuộc, nhìn thấy ánh trăng đang đồng lõa cháy trên cơ thể hai người. Chị nhìn trân trân rồi bật chạy. Chị chạy ra khỏi nhà và ngồi bệt xuống khoảng sân phía trước. Chị khóc, chị vò mái tóc của mình và chị thở như một người kiệt sức. Chị lê bước chân đi đi lại lại trong vườn rồi dừng chân trước chuồng lợn. Chị chợt nhớ ra chiều nay chị có nhờ người đàn bà ấy đổ cám vào máng cho  lợn hộ chị khi chị còn đang đan lưới nhưng rồi cám vẫn còn đấy. Chị mở cửa chuồng lợn, đổ cám vào rồi đi ra. Tay chị mân mê nơi thanh chốt cửa chuồng. Chị cho vào rồi lại đẩy ra. Nghĩ sao chị lại cho vào nhưng một lần nữa chị lại đẩy ra. Đàn lợn sổng chuồng kêu inh ỏi. Chị hốt hoảng chạy theo lùa chúng vào rồi vào nhà đập cửa phòng anh tôi và người đàn bà.

- Lợn xổng chuồng rồi, mọi người bắt hộ tôi với.
- Lát sau, anh tôi mới cáu kỉnh bước ra. Người đàn bà trong bộ dạng ngái ngủ đứng ở cửa nhìn qua, còn tôi cũng nhanh chân lùa đàn lợn vào cho chị. Khi đàn lợn ngoan ngoã về chuồng rồi, anh tôi đóng khóa cẩn thận và nhìn chị dâu tôi dò hỏi:
- Cô cho chúng ra à?
- Tôi... tôi...
Sáng hôm sau khi mọi người đã tỉnh giấc, tôi vẫn chưa thấy phòng chị dâu có động tĩnh gì. Nghĩ là chị ra biển như mọi hôm, tôi chạy ù ra biển nhưng vẫn không thấy chị. Về đến nhà, anh trai tôi chỉ vào mảnh giấy và bảo không cần tìm nữa...
Một tuần, hai tuần... không có tin tức gì của chị. Tôi lên thành phố, đến các cơ sở sản xuất lưới dò hỏi nhưng đều vô vọng. Đêm khuya tôi mới về đến nhà, ánh trăng chênh chếch soi đường cho tôi đi về phía biển. Không biết biển có nhớ người đàn bà trông chồng mỗi đêm trăng như tôi hay không. Biển rì rào, những con sóng ì oạp vỗ bờ cuốn theo những viên cát dã tràng đã xe.
                          V.T.A.H

(nguồn: TCSH số 221 - 07 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • DƯƠNG HOÀNG VĂN   

    Tháng bảy năm đó, miền Trung vừa trải qua một cơn lụt lớn. Một chuyến bay quân sự đưa tôi từ Sài Gòn ra vùng một. Chuyến đi đầy bất trắc về một miền đất dữ. Ở đó chiến cuộc đang hồi khốc liệt, bạn bè tiễn tôi với những đôi mắt chứa đầy thương cảm.

  • Tên: LÂM Vị QUÂN
    Bút danh: Rio
    Năm sinh: 1991
    Quê quán: Đà Nẵng
    Điều quý giá nhất tính đến hiện nay: tuổi trẻ
    Mục tiêu: sống thanh thản
    Hiện đang học ngành Communications ở Hoa Kỳ

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Đám người ngồi đứng lổm nhổm trên đỉnh núi, cao áp mây. Mặt trăng đã nhô lên như một mâm xôi vàng xuộm. Những cái đầu ngẩng lên, tay chỉ chỏ. Mặt trăng như cánh diều chững gió, thả ánh nhìn soi sáng mặt người cuồng nộ. Trời rất thanh. Gió chạy trên lố nhố mái đầu xòa đủ màu tóc.

  • TRẦN CẢNH YÊN

    Chúng tôi về đến Phong Chương lúc mặt trời đã ngả chiều. An, trưởng ban trinh sát tỉnh đội đi cùng tôi như reo lên khi nhìn thấy một con thuyền nhỏ dưới bến. “Chiếc thuyền là của bà Tư đó, nhà ở ngay trên bến kia” - Một phụ nữ gặp chúng tôi ở bờ sông nhanh nhảu mách rồi chỉ cho chúng tôi lối rẽ vào một ngôi nhà nhỏ nằm phía trên bến sông.

  • TRUNG TRUNG ĐỈNH

    Tôi không thể nhớ lại mạch lạc những cuộc hành trình của tôi đã diễn ra thế nào khắp thủ đô. Nhưng hôm nay, nhờ sự ưu ái của bạn bè đã xin giúp cho nhà tôi có chỗ làm - ít ra cũng được gọi như thế, khiến bây giờ tôi có cái yên tâm của người chồng mà bấy lâu tôi cứ tự cho là mình hỏng.

  • HẠO NGUYÊN

    1.
    Khi chiếc xe khách đã khuất phía cuối con đường, anh mới kịp nhận ra là mình đã thực sự tách khỏi cuộc sống cũ, những không gian cũ, những thói quen cũ, những quan hệ cũ, để bắt đầu một cái gì đó hoàn toàn chưa có tiền lệ.

  • THÙY LINH

    Mùa thu đã đến, mùa đẹp nhất trong năm đối với tôi. Tôi có cảm tưởng vào tiết thu mát mẻ, dịu buồn, con người ta sống với nhau tốt hơn và xử sự đẹp đẽ hơn.

  • THÁI BÁ TÂN

    1.
    Biết tôi viết văn, một anh bạn hiện là kỹ sư lâm nghiệp ở lâm trường S.V miền Tây Nghệ An, có gửi cho tôi một bức thư. Trong thư anh kể chuyện con voi kéo gỗ duy nhất của lâm trường, để như anh nói, tôi dựa vào đó viết một truyện ngắn mà theo anh (nguyên văn) "có thể thu hút được sự chú ý của người đọc".

  • NGUYÊN QUÂN

    Hắn rướn người về phía trước, hai bàn tay tướp máu, mò mẫm bóc từng lớp bóng tối trước mặt, hai đầu gối rách nát nhích dần trên nền đất đá lởm chởm tối đen. Ánh sáng còn ở đâu rất xa…

  • TRẦN ĐỨC TĨNH

    Có người đã từng chửi tôi là đồ chó, chẳng biết tại sao mà họ lại chửi tôi thậm tệ thế?

  • TRẦN DUY PHIÊN

    1.
    Trần Việt Chiến là con ngựa chiến. Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người không ưa anh.

  • LÊ THỊ MÂY

    Anh đợi một cô bé từ bên kia lề phố bước sang, lên tiếng hỏi:
    - Này cháu, cho chú hỏi, đây là phường Năm phải không?

  • LÊ MINH PHONG

    “...Người là thánh nhân
    Người đã sống trong chúng con
    hôm nay và ngày sau

  • HOA HẠ

    Chiều vội vàng kéo tấm lưới mỏng như voan màu đỏ tía choàng xuống vùng phá Tam Giang, gió mơn man thổi nhẹ mang theo mùi chua nồng của đất, mùi ẩm mốc bốc ra từ chòi ông Bảy, mùi món cá bống kho riềng thơm phức đặc trưng rất riêng của cô Hồng ở chòi cạnh bên, mùi nước lá thơm mà dì Tư chiều nào cũng phải có để tắm cho đứa cháu đích tôn mới sinh…

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG 

    Tôi làm vợ anh tròn ba mươi năm. Nhiều đêm chiêm bao thấy hắn, thấy lại vũng Cọp Rằn, tôi ú ớ kêu rên, tỉnh ra nằm khóc ấm ức.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Cuộc sống quả thực đầy bất ngờ đến mức không thể tưởng tượng nổi. Cách đây mười năm, anh có một cái tên. Một ngày sau đó, anh mang một cái tên khác cho đến bây giờ: Ma-Niu-La.

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG

    Đời là thế. Hơi đâu mà phải hoa chân múa tay thanh minh trước bàn dân thiên hạ điều này điều nọ không mấy hay ho về mình.

  • PHẠM THỊ HƯƠNG

    Ngay sau khi ông khỏe lại, việc đầu tiên ông muốn làm là từ mặt vợ chồng tôi. Mẹ chồng tôi là một người đàn bà cam chịu. Bà không ra phản đối cũng chẳng ra đồng tình. Bà lặng lẽ ngồi mép ghế, cúi đầu như người biết lỗi.

  • NGUYỄN VĂN

    - "Hãy dẹp cái lối tự ái thỏn mỏn ấy đi"- Tôi tự dằn lòng mình bằng một câu như thế, trước khi đạp xe đi đến nhà hắn. Phải mất cả đêm thức trắng tôi mới có được cái quyết tâm như thế. Thực ra, cũng chẳng còn cách nào khác.

  • NGUYỄN KIÊN

    Tôi có anh bạn tên là Trứ, có phòng riêng ở một khu tập thể. Chúng tôi thân nhau từ hồi còn học phổ thông. Sau nhiều năm lang bạt mỗi đứa một phương, nay gặp lại, tình bạn giữa chúng tôi có phần còn thắm thiết hơn xưa.