Đi tìm hồn thơ Võ Quê qua những vần thơ lái

16:01 19/10/2011
TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Thơ lái vốn là cái phần hiếm quý của trí tuệ dân gian phát tiết trong một vài người. Tiền nhân chỉ làm một vài câu thơ lái hoặc một vài bài trong hoàn cảnh đặc biệt, như bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, hay cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi trong nền văn hóa dân tộc đã để lại tác phẩm đặc sắc. Ở đây Võ Quê làm thơ lái cả tập, cả đời, thành một phong cách, bộc lộ trí tuệ và tấm lòng ông đối với nước non, nhân quần. Tập thơ lái Ngược xuôi thế sự của Võ Quê là một sáng tạo mới lạ, độc đáo. Bài thơ lái đầu tiên của ông là bài thơ về trận lụt thế kỷ ở Huế năm 1999, nơi bao thân phận con người nổi nênh trong cơn hồng thủy:

Trời lụt ca nhi cũng trụt lời
Trời đong mưa lũ xuống trong đời
Vái lạy lụt tan lành váy lại
Đời cho du khách dạo đò chơi.
           
(Lụt thế kỷ 1999 cảm tác)

Thơ lái Võ Quê rất lạ, lúc ứa nước mắt, lúc lạc quan, lúc lặng im, thư giãn, lúc bất ngờ thảm khốc nhưng cũng ngập tràn hy vọng tươi xanh. Những bài thơ rất ngắn như trên nhưng lại vẽ ra một cuộc đời rộng lớn với nhiều thăng trầm ẩn tích. Người ta không những thấy ông thương con người, mà thương cả bầy kiến đang nhập nhòa trong nước lụt. Nếu độc giả để ý một chút sẽ thấy ngay những cụm từ được nói lái rất chuẩn, trời lụt - trụt lời, trời đong - trong đời, vái lạy - váy lại, đời cho - đò chơi. Cái phần lái này rất sắc sảo, trí tuệ, trở thành tâm điểm sáng tạo của mỗi bài thơ, đã xuất hiện trong tập thơ một cách dày đặc. Làm được như vậy, tác giả phải công phu lựa chọn từ ngữ, chi tiết, ý nghĩa, bối cảnh xã hội và những ý tưởng nhân từ để gửi gắm. Những bài thơ biểu hiện đời sống nhiều bất trắc, oái ăm ấy tuy dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người, nhưng cũng đòi hỏi bạn đọc cùng tư duy và đồng sáng tạo.

Đọc hết tập thơ ta rất ngạc nhiên nhận ra nhiều bài toàn bích. Nó rất đời, vừa kể chuyện vừa gợi, nói rất thản nhiên về cuộc sống, và vượt trên nỗi đau nhân quần là một nỗi buồn thế sự. Cách lựa chọn hình ảnh, chi tiết khá đặc sắc. “Đất tổ thiên tai làm đổ tất” (Nỗi đau mùa lũ lụt) gây sốc vì cảm quan thời thế. Đời người giàu nghèo vật lộn miếng ăn miếng sống, chua xót, đắng cay, trồi trụt. Nỗi đau có lúc ngưng đọng trong sự tồn tại rồi lại tiếp tục vận động trong vòng quay của nó. Khi các chi tiết thơ gói ghém được bản chất của đời sống, đó mới là thơ đích thực. Ông thương nhân quần vất vả lặn ngụp với miếng cơm manh áo. Tất cả những biến cố nhỏ nhất của cuộc sống cũng làm tóc nhà thơ thêm bạc. “Thâu đêm nhức nhối nghĩ thêm đau”.

Dạo quanh một vòng ta thấy, những đề tài thơ của Võ Quê được chọn lọc khá kỹ lưỡng và sâu sắc. Nghĩa là điều gì đáng nói ông mới viết ra. Cuộc sống nhân quần quanh ta thì muôn màu muôn vẻ, nhưng ông đã ôm chụp được những khoảnh khắc bản chất nhất. Từ sự giả dối hám lợi của thói đời, đến những hoạt cảnh vinh nhục của tha nhân, những quy luật giản đơn sâu cay, những ẩn dụ về cuộc sống… (Tự trào, Hoạt cảnh vùng đầm phá) hết thảy những nghịch cảnh chướng tai gai mắt đã được ông đề cập. Mỗi sự vật, sự việc và con người đều có sự vận động bên trong, đẩy đến những kết cục cười ra nước mắt. Ta thấy cuộc đời sao mà cực nhọc gian khổ thế. Đọc những cảnh này tôi thoáng nghĩ đến Đỗ Phủ lênh đênh trên dòng sông Tương Giang.

Một mảng quan trọng của thơ Võ Quê là bám sát những vấn đề thời sự xã hội. Ông không né tránh các tệ nạn xã hội, như quan chức tham nhũng, đục khoét nhân dân, phỉnh lừa, vơ vét, cơ hội. Đôi khi tác giả chỉ làm nhiệm vụ nêu ra, khơi gợi lên một hiện tượng xã hội để mọi người cảm nhận. Trách nhiệm của nhà thơ là gợi lên tứ thơ để độc giả cảm nhận, làm sao bài thơ cô đọng súc tích, ngắn gọn và độc đáo là tác giả đã thành công (Đầy tớ vét tiền bao tờ đấy/ Giành nhau tham nhũng chúng giàu nhanh). Ở một mức độ nào đó những bài thơ ấy giữ vai trò khai sáng. Những bài thơ chống tệ nạn xã hội rất đanh thép, bênh vực người nghèo, ghét cay ghét đắng cái xấu cái ác. Nhưng hình như đó chưa phải là âm hưởng chủ đạo của hồn thơ Võ Quê. Mà âm hưởng chủ đạo trong thơ ông vẫn là hồn quê chất phác đậm đà giản dị, yêu cái đẹp làng quê, nỗi đau đời, sự đồng cảm thương yêu dân nghèo. “Vật giá leo thang gạo lỏng nồi/ Nỗi lòng xa xót bạn nghèo ơi” (Vật giá leo thang). Nếu không có cái tâm đau đời, thương đời thì không làm được những câu thơ thấm thía đó. Thơ Võ Quê cũng không phải là món thơ trào phúng chống thói hư tật xấu. Thiết nghĩ thơ ông là món đặc sản cần thiết cho ai muốn nhấm nháp vị đời đắng cay nhưng mặn mà đầy mồ hôi và muối mặn.

Trong thơ ông cũng có một số chính kiến này khác, nhưng ta không thấy xuất hiện con người cá nhân, trái lại, nhà thơ rất khiêm nhường ẩn mình trong câu chữ. Cũng viết về tình yêu, gia đình bè bạn, song ta không thấy một chút gì ông kể về mình. Đọc thơ ông, ta nhận ra một tấm lòng nhân ái, bao dung với con người, luôn tin tưởng vào tương lai sự sống (Quệt má vì yêu nên quá mệt/ Bầu lên hạnh phúc được bền lâu). Đọc mấy bài thơ về cô dâu Việt, thấy nỗi đau tha hương và thân phận con người trong đó. Thơ lái Võ Quê là một sáng tạo mới mẻ và ý nghĩa đối với đời sống. Thực ra thơ Võ Quê là thơ có tư tưởng và cá tính. Bất cứ một đề tài nào dưới ngòi bút Võ Quê cũng trở thành bổ ích, thú vị. Ta thấy hiện lên một đời sống với nhiều phong vị đời thường thân thuộc, tuy cũng có lúc lóe lên những phê phán nảy lửa. Nhưng Võ Quê không phải làm thơ để kể xấu con người, mà trong sự giễu cợt chua xót của ông vẫn có sự ấm áp nồng say của một tấm lòng nhân hậu.

Ông viết về người vợ yêu quý của mình: Số phận an bài ai bàn nữa! Câu thơ thản nhiên mà có nhiều nước mắt. Con người ai không giữ gìn và trân quý hạnh phúc, sao câu thơ nghe có giọt nước mắt ngậm ngùi của hạnh phúc lứa đôi trước những nẻo đường rủi may số phận. Hay như bài Thơ tặng Khoa thận nhân tạo bệnh viện TW Huế lại thể hiện sâu đậm tình cảm yêu thương của nhà thơ đối với người vợ, tình trìu mến cảm kích đối với những người thầy thuốc nhân đức, lòng cảm tạ chân thành sự sống mà họ mang lại cho gia đình và người thân của nhà thơ.

Võ Quê làm thơ rất có nghề. Giỏi nắm bắt cảnh huống, cái thần và lựa chọn ngôn từ biểu đạt. Ông ý thức sử dụng câu chữ là để diễn tả ý tưởng, nên ông tuyệt đối không dính liền bản thân với chữ nghĩa để thổn thức can tràng! Ông là người tỉnh táo, biết rõ giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và vần điệu nghệ thuật. Ngay khi tác giả viết về nhà thơ và thơ có cái gì đó ngậm ngùi, nhưng ông tỉnh táo chấp nhận thơ luôn đồng hành cùng cuộc sống. Thơ là một công cụ của nhà thơ, chứ không bao giờ nhà thơ bị ám ảnh phụ thuộc vào ngôn từ. Cũng có nhà thơ vấn vương ám ảnh song trùng. Nhưng có những nhà thơ biết thoát ra làm chủ ngôn ngữ. Khi đó người ta có thể nhảy múa với tư tưởng mà không bị tổn thương vì những hệ lụy của thơ và trò đời. Có những câu thơ gợi được chiều sâu mênh mang: “Hoài mang thương nhớ đóa hoàng mai”.

Võ Quê có những câu thơ quả là tài tình. Cách chọn đề tài, khu biệt phạm vi sáng tác, và dùng một thể loại thơ tứ tuyệt đã là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Nó phát huy trí tuệ dân gian, dễ nhớ dễ thuộc đi vào lòng người và bền vững tươi xanh như đời sống. Chính vì thế tôi tin tưởng ở sức sống của thơ Võ Quê.

Tôi quyết định viết về thơ ông cũng vì hai lý do: cái lạc quan và thương đời trong thơ ông. Ông quan tâm sâu sắc đến cái nhân quần và nỗi đau tê tái nhưng không hề bông phèng của một nhà thơ có nghề và từng trải.

Đôi khi thơ Võ Quê tỉnh khô, thản nhiên, nhưng sự đả phá và phê phán thì không hề giảm đi. Đã đấu tranh là một mất một còn, không khoan nhượng. Ở thơ Võ Quê cũng xuất hiện một vài câu thơ đay nghiến, những tính từ thân phận, nhưng tôi không đánh giá cao những câu thơ này - Dù biết đó là lòng mong muốn tất yếu và thiết thực của nhân dân, rau nào sâu ấy, gieo gì gặt nấy, trong dân gian là vậy - Cũng bởi vì một lẽ rằng Võ Quê là một hồn thơ nhân ái và mạnh mẽ.

Tôi băn khoăn nếu Võ Quê cứ làm mãi thơ lái thì sao. Không sao cả, nếu ông tiếp tục phát hiện thêm nhiều tứ thơ lạ, nhiều nút thắt oái ăm, nhiều từ ngữ lái độc đáo, thì thơ lái của ông sẽ không bao giờ cũ. Mà đề tài thì cuộc sống sẽ cung cấp cho ông tràn ngập thỏa sức vẫy vùng. Đôi khi cuộc sống quá mệt mỏi và lo âu, đọc thơ lái Võ Quê ta cũng thấy vui lên một chút.

- Viết câu chi đó?

- Có viết chi đâu!

Trống rỗng tim, đầu
Tìm đâu chữ nghĩa...

Một bài thơ diễn tả sự sáng tạo, nỗi đau nghệ thuật, ưu thời mẫn thế, mà ta thấy cuộc đời vẫn trưng bày ra chấp chới và nỗi lo lơ lửng vô hình. Có phải đó là trạng thái mất niềm tin và vô phương hướng của con người thời đại. Là một cuộc đối thoại, độc thoại đau thương và trống rỗng, là tâm trạng con người trong bối cảnh hỗn mang của xã hội?

Trong thơ Võ Quê, ta cũng thấy thấp thoáng một dòng Hương, những phận người và cái đẹp nổi nênh giữa dòng trường giang. Câu thơ cũng nổi nênh, chênh chao vậy thôi. Kéo theo tâm trạng nao nao của con người và bạn đọc. Đôi lúc ta giật mình, sửng sốt vì cái sâu xa dữ dội của một câu thơ: “Đường trần thế lắm người thề trấn lột/ Kẻo mai sau là một cõi đi về”. Cuộc đời thật là kinh khủng khôn lường. “Phu tướng vô minh dân kinh hãi/ Ngô đồng lá rớt Thái Hòa ghê!” Câu thơ làm ta giật thót mình khi dùng điển tích quá trúng và đắc địa. Chỉ một hình ảnh súc tích mà nói được vấn đề lớn của cục diện xã hội. Đôi khi những nghịch cảnh được phát hiện khá thú vị: “Bây chừ thế sự khác xưa/ Món cùng đinh lại làm vua cung đình”. Câu thơ hay, thiết tha, phát hiện một thực tế, một nghịch lý là các món ăn dân dã đã lên ngôi (làm vua) cho thực khách thưởng thức.

Để khảo sát sự tài tình của thơ lái Võ Quê ta hãy tiếp tục thưởng thức bài thơ sau:

Vì môi trường để mương trồi
Khỏa thân khẩn thiết xin mời bóp, thoa
Núi rừng thịt nướng rồi cha!
Trương mồi này nạc, xương, da, môi, trường…
           
(Khỏa thân vì môi trường)

Bài thơ quả thực là hay và độc đáo. Cặp lái môi trường - mương trồi, rồi khỏa thân khẩn thoa, núi rừng nướng rồi, và chẻ đôi từ môi - trường làm ta ngạc nhiên cười vỡ bụng. Chả là gần đây có cô ca sĩ khẩn thiết khỏa thân vì môi trường nên đã chạm nọc Võ Quê. Ông không hề nói cái đúng sai nhưng người đọc đã lĩnh hội trọn vẹn tâm tình gửi gắm của ông về hiện tượng trên.

Rồi đến cả chuyện báo lá cải cũng làm nhà thơ ngứa mắt. Lá cải - lái cả, thật đơn giản, ông cho vào giữa ba chữ “do đồng tiền” thế là xong, lột trần bản chất vấn đề. Rồi chuyện đá bóng, chuyện sân gôn của đại gia ăn chơi phè phỡn dồn đuổi dân nghèo cũng bị ông phanh phui không thương tiếc. Các vấn đề thời sự, dân sinh, xã hội nóng bỏng đều được đề cập. Thật ra, làm được chừng ấy việc đối với thơ lái Võ Quê cũng đã là đáng kể. Trong bài viết này, tôi không tập trung vào kỹ xảo lái thơ mà chú trọng đến tâm huyết của nhà thơ trong sự nghiệp. Để trực tiếp khảo sát những vần thơ lái đặc sắc, xin mời bạn đọc chỉ việc mở tập thơ ra.

T.T.N.L
(272/10-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có nhiều khi trong đời, “trôi theo cõi lòng cùng lang thang” như Thiền sư Saigyo (Nhật Bản), bất chợt thèm một ánh lửa, một vầng trăng. Soi qua hương đêm, soi qua dòng văn, soi qua từng địa chỉ... những ánh lửa nhỏ nhoi sẽ tổng hợp và trình diện hết thảy những vô biên của thế cuộc, lòng người. “Trong mắt tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã là ánh lửa ấy, địa chỉ ấy.

  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.