Được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1991, nhưng suốt nhiều năm qua, di tích Tuy Lý Vương nằm ở phường Đúc, TP Huế, bị nhiều hộ dân xâm hại một cách nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc, tuy nhiên, do cách xử lý “nửa vời”, thiếu cương quyết nên đến nay, khu di tích này vẫn ở trong tình trạng “kêu cứu” từng ngày...
Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Tuy Lý Vương đã bị xâm hại nghiêm trọng.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Tuy Lý Vương có tổng diện tích khoảng 5.600m2, nằm tại số 199 Bùi Thị Xuân, phường Đúc, TP Huế. Suốt nhiều năm qua, mảnh đất thuộc khuôn viên di tích đã bị gần 10 hộ dân sống tại đây “chia 5, xẻ 7” để dựng nhà ở, trồng hoa màu... làm phá vỡ cảnh quan di tích, xâm hại nghiêm trọng đến lăng mộ và các công trình thuộc khu di tích.
Đặc biệt, vào khoảng tháng 6/2008, hộ ông Trương Văn Chính đã tự ý xây dựng một căn nhà 2 tầng kiên cố trong khuôn viên di tích. Mặc dù ông Chính không có giấy phép xây dựng và thực hiện lấn chiếm khu vực I của di tích Tuy Lý Vương, nhưng sau nhiều lần bị “đình chỉ”, hiện công trình này vẫn nằm “chễm chệ” trong khuôn viên di tích.
Một trường hợp khác là hộ gia đình bà Ngô Thị Đào, vào tháng 8/2012, bà Đào đã ngang nhiên tập kết vật liệu xây dựng vào khuôn viên di tích Tuy Lý Vương để xây dựng bức tường rào cao 1,5m; dài 20m ngăn cách với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khánh (nằm trong khu vực 1 của di tích). Lúc này, Thanh Tra Sở VHTT&DL đã về lập biên bản vụ việc nhưng sau đó, chính quyền sở tại không hiểu sao vẫn để bà Đào hoàn thành việc xây dựng (!?). Đặc biệt, bà Đào còn “cố tình” xây một điện thờ ngay trong khuôn viên di tích với mục đích... chiếm đất. UBND phường Đúc đã có 3 lần kiểm tra và buộc tháo dỡ; nhưng sau đó, điện thờ này vẫn được hoàn thành khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Liệu ai đã tiếp tay cho những kẻ phá hoại di tích như bà Đào ?”.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ trì cuộc họp và yêu cầu các cơ quan ban ngành điều tra làm rõ vụ việc, tùy theo mức độ vi phạm của từng cá nhân để xử lý. Thế nhưng đến nay, sự việc dường như chỉ “giậm chân tại chỗ”... Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngoài trường hợp của hộ ông Chính, bà Đào còn có các trường hợp của ông Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thị Bích, Trần Quỳnh Anh đã xâm phạm, chiếm dụng tổng cộng 1.639m2 đất di tích Tuy Lý Vương (tương ứng 4,7 tỷ đồng) nhưng chính quyền sở tại vẫn chưa có động thái gì để xử lý. Ngoài 3 hộ dân nằm trong khu vực I của di tích Tuy Lý Vương bị yêu cầu cưỡng chế, hiện còn một số hộ dân đang sinh sống ở khu vực II của di tích. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, công tác phục hồi, bảo vệ và bảo tồn di tích.
“UBND tỉnh, UBND TP và các Sở, ban ngành liên quan đã tổ chức rất nhiều cuộc họp nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để sự việc. Trong khi đó, di tích Tuy Lý Vương lại đang bị xâm hại và phải kêu cứu từng ngày...”, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh Thanh tra Sở VH,TT&DL tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết.
Theo Lê Anh (CAND Online)
Chiều 20/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về kỳ họp thường lệ lần thứ 9, khóa VIII. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung thảo luận quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chiến lược của Thừa Thiên Huế trước ngưỡng cửa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 17/11/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế để tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang” của hai tác giả, nhà văn – nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang và Nhà văn – Nhà báo Phi Tân.
Chiều ngày 15/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 20, khóa VIII với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế, chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh, với những dịch chuyển đáng chú ý khi đề án Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương đã được chính phủ đệ trình quốc hội.
Tạp chí Sông Hương và Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Nhà thơ PHẠM TRƯỜNG THI - đại diện Tạp chí Sông Hương tại tỉnh Nam Định đã từ trần hồi 06 giờ 45 phút ngày 11 tháng 11 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Giáp Thìn) tại tư gia. Hưởng thọ 78 tuổi.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 108 triệu USD, thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 9.516 tỷ đồng. Đó là những thông tin quan trọng đáng chú ý nhất tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức chiều ngày 01/11.
Chiều ngày 01/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10/2024 tại Nhà hát Sông Hương số 1 Lê Lợi, Tp. Huế, Học viện Âm nhạc Huế đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp với một chương trình nghệ thuật công phu, hoành tráng và đa dạng thể loại.
Để kịp thời chúc mừng và động viên em Võ Quang Phú Đức - Quán quân đường lên đỉnh Olympia 2024, sáng ngày 16/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tuyên dương – khen thưởng.
Ngày 10/10/2024, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn nhân dịp ngày doanh nhân Việt Nam 13/10. Đây là buổi gặp mặt thân mật kết nối những người quản lý, xây dựng chính sách với khối quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị duy nhất đến từ Thừa Thiên Huế được trao giải thưởng Chuyển đổi số năm nay, do Hội Truyền thông số Việt Nam cùng đơn vị liên quan đã tổ chức.
Tiếp tục coi các hoạt động báo chí là nguồn động lực phát triển. Đó là một trong số các quan điểm được đồng tình chia sẻ tại hội nghị đánh giá việc thực hiện phần mềm mạng lưới phát ngôn và họp báo thường kỳ quý III năm 2024 vào chiều 04/10, do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Sáng 29/09/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao - Thành phố Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế đã chính thức ra mắt.
Sáng ngày 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (Đợt 2) để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ, cho ý kiến về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.Tham dự phiên họp có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng.
Chiều ngày 25/09/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ vinh danh Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 tại Hội trường Văn phòng UBND. Buổi lễ cũng ghi nhận các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà với nhiều hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng ngày 25/9, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về đầu tư tu bổ, cải thiện trường học, hệ thống y tế và hệ thống Kinh thành Huế. Tổng cộng đã có 24 nghị quyết quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực được xem xét thông qua.
Vào lúc 19h30 ngày 23/09/2024, tại Nhà hát Sông Hương, Tp.Huế dã diễn ra chương trình Nghệ thuật Áo dài Huế với chủ đề "Linh Phụng". Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu của Festival Huế 2024.
Trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục Di sản” và dự án “Bảo tồn, trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên”, trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức GEKE đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục di sản thu hút đông đảo trẻ em.
Sáng 18/09/2024, lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (2018 - 2023) đã long trọng diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thừa Thiên Huế, vinh danh 57 tác phẩm, là kết quả lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của các cá nhân, tập thể.