Di tích cố đô Huế chung sống với lũ

08:16 01/11/2009
THANH TÙNGSáng 4/11/99, khi còn kẹt ở Đà Nẵng, nối được liên lạc với với Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Mễ qua Mobi Fone tôi mới biết mức nước ở Huế đã vượt đỉnh lũ lịch sử từ 1 - 1,2 mét.

Nước sông Hương trước kinh thành vượt trên báo động ba hơn 1,5m, đoạn ngã ba Bàng Lãng, nơi hợp lưu của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch, cao hơn 10 mét. Thế là tuy ở Đà Nẵng nhưng đã biết lăng Minh Mạng chìm sâu trong nước 5 - 6 mét là cái chắc - phép tính đơn giản thôi vì tôi biết biết sân chầu của Hiếu Lăng (lăng Minh Mạng) cao 4 mét so mặt nước đoạn ngã ba sông. Về Huế sau lũ tôi được chứng kiến tường tận: nước tràn vào Hiếu Lăng, ngâm hơn ba ngày, lúc cao điểm ngập sau hơn 5 mét. Tất cả các công trình kiến trúc đều bị ngập từ 1,5 mét trở lên - trừ tầng gác của Minh Lâu. Không riêng gì lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị trừ điện Biểu Đức các công trình còn lại đều bị ngập. Lăng Đồng Khánh ngập toàn bộ, riêng điện Ngưng Hy ngập đến mái hiên. Các lăng Gia Long, Tự Đức, Dục Đức hầu hết các công trình kiến trúc đều được thủy thần thăm hỏi.

Hoàng thành Huế, trung tâm của quần thể di tích cố đô, nước ngập 1,5 mét, trừ điện Thái Hòa và Thái Bình Lâu các công trình đều bị ngập nước. Lượng mưa lớn và kéo dài làm toàn bộ hệ thống mái các cung điện, đình tạ, lầu gác đều bị thấm dột. Hệ thông hồ ao, hộ thành hà bị bùn lấp cạn, đường sá trong và ngoài các di tích đều bị phủ dày bùn, cây đổ ngổn ngang. Các tuyến đường đến các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định đều bị sạt lở đã và sẽ hạn chế số lượng khách tham quan. Các công trình đang tháo dỡ để trùng tu đã trôi và hư hỏng không ít vật tư, vật liệu xây dựng. Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Thái Công Nguyên cho biết, mặc dù lũ năm nay đã phá kỷ lục lũ lịch sử nhưng đã xác định chung sống với lũ cho nên Trung tâm đã có các phương án chủ động phòng chống, nhờ vậy lũ lớn hơn nhưng thiệt hại ít hơn so với các năm trước. Theo KTS Phùng Phu, phó giám đốc Trung tâm, thì hiệt hại ở các công trình đang trùng tu khoảng 300 triêụ đồng, tiến độ thi công các công trình sẽ bị chậm lại.


(Khắc phục hậu quả lũ lụt - Ảnh: Đặng Văn Trân)


Xứ Huế trời hành cơn lụt mỗi năm thì di tích cố đô thoát sao khỏi cảnh chung sống với lũ. Nước vào rồi nước lại ra nhưng ngập sâu như trận lũ đầu tháng 11 vừa rồi thì qúa sức tưởng tượng và quá sức chịu đựng của con người,  huống chi đây lại là di sản văn hóa của cha ông để lại đã xuống cấp theo thời gian, chiến tranh, và thiên tai. Kinh đô Huế bắt đầu xây dựng từ năm 1803, khi vua Gia Long lên ngôi, khởi nghiệp vương triều Nguyễn, thấm thoắt đã gần tròn hai thế kỷ. Trừ lăng Khải Định xây dựng vào đầu thế kỷ có chút ít bê tông cốt sắt hầu hết các công trình kiến trúc đều có khung chịu lực bằng gỗ, lại tồn tại trong môi trường khí hậu khắc nghiệt như thế tránh sao khỏi những thiệt hại sau mỗi cơn hồng thủy,mỗi trận cuồng phong. Trở lại lăng Minh Mạng không riêng gì tôi ai cũng xót xa khi tận thấy 20 cây thông cao từ 12 đến 25 mét bị đổ do mưa lũ xói bật gốc. Phục hồi một công trình kiến trúc chỉ mất từ 1 - 2 năm, tùy theo khả năng kinh phí được đầu tư, nhưng để có những "mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên" như ở đây thì phải mất cả trăm năm. Nếu tình từ ngày vua Thiệu Trị cho khởi công Hiếu Lăng thì những cây thông này đã suýt soát 160 năm tuổi.

Lại thêm một vấn nạn nữa, bờ sông phía trước Hiếu Lăng bị sạt lở một đoạn dài khoảng 300 mét,ăn sâu 50 mét. Bây giờ bờ sông chỉ cách la thành khoảng 60 mét. Không biết chuyện gì sẽ xẩy ra nếu lũ lớn xuất hiện trở lại? Nước chảy mạnh làm cho nhiều đoạn tường thành của các di tích bị sụp đổ. Hồ Lưu Khiêm ở lăng Tự Đức thơ mộng là vậy cũng bị sụp một đoạn dài 15 mét. Ở chùa Thiên Mụ cũng chung cảnh ngộ này. Quốc lộ 49 bó vỉa đồi Hà Khê bị đứt một quãng do lũ xói lở, làm sạt lở bờ kè ở phía tây chùa gây nguy hại cho toàn bộ cụm kiến trúc trước tam quan gồm tháp Phước Duyên, nhà bia, lầu chuông, trụ biểu và hệ thống bậc cấp từ bến thuyền lên chùa. Điện Hòn Chén nằm trên núi Ngọc Trản, soi mình bên sông Hương xanh thẳm vừa thơ mộng vừa thâm nghiêm nay bỗng nên trơ trọi bởi lũ cuốn trôi miếu thờ ông Hạ Ban, Bà Thủy, nhà Thánh và phía sau Minh Kính Đài bị sụp đổ. Các công trình kiến trúc ở di tích này đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị sụp đổ do xói lở. Xử lý xói lở để bảo vệ các di tích lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ đã nằm ngoài khả năng của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô, của ngành Văn hóa, của tỉnh Thừa Thiên - Huế bởi có nhiều phần việc, nhiều hạng mục công trình tùy thuộc vào chuyên môn kỹ thuật và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường...

Huế, sau lũ thế kỷ - 1999
TH.T
(130/12-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MẶC KHÁCHHuế nguyên là đất đế đô, nơi sinh trưởng của vua chúa, chốn triều đình quan lại, đa số tao nhân mặc khách đều tụ họp về đây. Do đó mà tiếng nói của xứ Huế, trang nhã thanh tao, có khi lại nặng mùi “bề trên” hoặc kiểu cách đến buồn cười.

  • NGUYỄN HỮU ĐÍNHMột nhà văn tên tuổi địa phương - địa phương nhưng kiêm cả Trung ương - đã say sưa mô tả con sông Hương, với một đầu đề trớ trêu và duyên dáng: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Trớ trêu và duyên dáng hơn nữa là nêu lên câu hỏi mà không chịu trả lời.

  • THÁI DOÃN LONGKính tặng thầy: Cao Xuân Hưởng, Nguyễn Trực Luyện và H.N

  • VÂN LONGHuế đã vào tôi từ thuở thiếu thời qua hai câu thơ của Nam Trân:                Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng                Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo

  • PHAN THUẬN ANCó một bãi đất trống nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài. Nói chính xác hơn, không gian ấy được giới hạn bởi đường 23 tháng 8 ở phía bắc, chân tường Kinh thành ở phía nam, con đường ngắn sau cửa Thể Nhân (thường gọi là cửa Ngăn) ở phía đông và con đường ngắn sau cửa Quảng Đức ở phía tây. Chiều bắc nam của nó rộng gần 125m và chiều đông tây dài khoảng 360m.

  • HỒ VĨNHTôi đứng trên sân thượng Sài Gòn- Morin Huế, nhìn lên phía Tây thành phố trong buổi chiều tà le lói vài tia nắng trên các tán lá rất cao. Nhìn về phía Bắc sông Hương, Thành nội cổ kính chìm trong cây xanh.

  • NGUYỄN THANH HÙNGTôi chưa biết Huế nên buồn vì bỏ qua một vẻ đẹp. Buồn vì mãi mãi không thể chiêm ngưỡng cố đô của đất nước một thời ngang ngửa. Một khoảng trống văn hóa về cổ vật kiến trúc nguyên vẹn của tịnh đô Huế không thể lấp đầy trong tôi, luôn tin tưởng vào sự hữu linh của vạn vật.

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤN(Nhân xem “Huế - đất mẹ của tôi” sách ảnh của Đào Hoa Nữ. Nhớ Huế, suy ngẫm và…. cảm nhận)

  • TRƯƠNG THỊ THUYẾT1. Huế không chỉ nổi tiếng là một thành phố đẹp, nên thơ với những danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ và những lăng tẩm cổ kính...mà còn được du khách biết đến bởi những nghề truyền thống của mình.

  • LÊ THỊ KIỀU HẠNHHiếm có một vùng đất nào trên thế giới mà con người đã tạo ra một bản sắc văn hóa độc đáo như kiểu nhà vườn Huế.

  • DĨNH QUỐC ANHLăng tẩm Huế là một trong những thành tựu rực rỡ bậc nhất của kiến trúc văn hóa cổ Việt Nam. Ngoài 8 lăng chính của các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định, còn có đến hàng ngàn ngôi mộ tồn tại qua nhiều thế kỷ của các bậc danh nhân văn hóa, người có công với đất nước.

  • LÊ VIẾT XUÂNCó thể nói, so với các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn quốc, thì Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế có một vị trí quan trọng, sau khu Di tích Kim Liên (Nghệ An), khu Di tích Pác-Bó (Cao Bằng), khu Di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.

  • BẢO ĐÀN 1. Đặt vấn đề1.1. Như một sự ngẫu nhiên của lịch sử, xứ Huế - từ vùng đất biên viễn quốc gia trong nhiều thế kỷ, trở thành thủ phủ của vùng miền và là kinh đô của một quốc gia thống nhất sau đó. Đây chính là nền tảng thuận lợi để vùng đất này hội tụ, quy tập cho mình một hệ thống làng nghề thủ công, cần thiết cho sự tồn tại và làm tròn vai trò của một vùng trung tâm.

  • BỬU Ý28 Tháng Hai lại về, gợi nhớ về sinh nhật của Trịnh Công Sơn. Vào thời điểm này, bạn bè Trịnh Công Sơn ở Huế và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị cho Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn theo chủ trương của UBND tỉnh và mong muốn của những người yêu mến nhạc sĩ tài hoa này.Sông Hương xin giới thiệu bài viết của Bửu Ý- người bạn rất gắn bó với Trịnh Công Sơn - như một gợi ý mời gọi bạn bè cùng góp ý để sớm hình thành ý nguyện này.

  • THANH TÙNGNhững dịp lễ hội, những chiều hè gió lộng và đẹp trời, trên bầu trời cố đô Huế rực rỡ đủ sắc màu của những cánh diều mượt mà trong hình dáng các loài chim, thú: long, lân, ly, phụng, công, bướm, quạ. Đặc sắc nhất thì diều đại bàng cứu công chua, diều bướm đốt pháo, diều Tôn Ngộ Không...

  • NGUYỄN QUANG HÀCả khung trời hồng dần lên. Sóng Tam Giang lấp lánh hồng. Con thuyền của chúng tôi như rẽ bình minh đi thẳng đến mặt trời. Bầy chim trời đang ăn trên mặt phá, gặp động, chúng rào rào vỗ cánh vù bay lên, rợp trời, như một đám mây, rồi lại rào rào hạ cánh đáp xuống phía phá bên kia.

  • TRƯƠNG THỊ THUYẾTĂn là một biểu hiện của văn hóa. Nghiên cứu nhóm từ chỉ cách ăn uống, chỉ các món ăn của Huế là tìm ra những nét riêng biệt trong sắc thái văn hóa Huế.

  • THANH TÙNGVăn hoá tâm linh là một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của nhiều dân tộc trên thế giới. Với người Việt, từ xưa đến nay văn hóa tâm linh thể hiện ở tình cảm linh thiêng, ở niềm tin và sự tri ân của mọi người đối với những người thân đã mất, niềm tin của cả cộng đồng đối với những vị anh hùng, các bậc tiền bối đã có công lao xây dựng, bảo vệ đất nước; các vị tiền hiền được tôn làm Thần - Thánh, Thành hoàng; thể hiện sự kính trọng và cầu mong sự che chở của các vị thiên thần v.v…

  • TRẦN HÀ TRUNGCứ mỗi lần nghe tiếng trống vang khắp nước, nhất là ở Đống Đa lịch sử (mồng năm tháng giêng) lòng tôi rộn ràng từ những ngày bé nhỏ.

  • HỒ VĨNH       Phóng sựTôi đứng trên nhà bia lăng Minh Mạng thì nghe kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) đột ngột qua đời vì bệnh tim. Tôi bàng hoàng lặng người trong giây lát rồi đạp xe về Thế Miếu nơi công trình Kazik đang trùng tu.