NGUYỄN VĂN SƯỚNG
Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.
Một nửa tập sách viết về quê hương Thừa Thiên Huế của tác giả, là mảnh đất làng Thần Phù quê nội, phá Tam Giang, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, ký ức vạn đò, đầm Cầu Hai, núi Thúy Vân... Nửa còn lại là ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hoa ban Điện Biên… Tác giả chia sẻ rằng: “Với bút ký văn học, tôi đã dấn bước “tiến vào những điều không thể”, nhận diện được giới hạn của mình trên hành trình đi và sự ở lại mang tính trói buộc của không gian. Đi bằng tư tưởng rạo rực khai phóng và thân xác thì ở lại bồi đắp, tu dưỡng, giữ gìn. Đi bằng phần thân nhưng phần tâm vẫn ở lại neo đậu quê hương”.
Đọc Đi như là ở lại, tôi như được đưa về thời thơ ấu cách đây mười mấy năm qua bút ký Mênh mông Trằm, về khoảng không-thời gian của những năm tháng ấu niên với cuộc sống nơi thôn quê với Trằm - hồ xanh giữa dải cát trắng vùng Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Tôi vốn người con đồng bằng sông Hồng, chưa từng sống ở miền Trung cát trắng, dĩ nhiên chẳng thể cảm nhận hết không gian sống của tác giả nhưng có điểm chung đó là cảm xúc về những trưa mùa hè của một thời ấu niên vô lo vô nghĩ theo đám bạn tắm sông, trèo cây hái quả để đến nỗi tóc khét mùi nắng. Tiếp đó, tác giả đưa tôi ra không gian rộng hơn, không còn là cái làng nhỏ bé nơi Trằm xưa nay đã biến đổi theo thời cuộc để đến những ngọn núi Bạch Mã từng đàn mây trắng ruổi nhau về miền “linh sơn” với những kỳ hoa dị thảo. Rồi ngược ra phá Tam Giang “căng gió” lộng buồm vượt “hải khẩu” với dải đầm Cầu Hai, cửa biển Tư Hiền “quẩy gánh tang bồng” rồi “vén mây” qua đệ nhất hùng quan Hải Vân ngắm từng đàn cò trắng “cánh phân vân”.
Chẳng những thế, Lê Vũ Trường Giang còn dẫn chúng ta về một cuộc du ký đi qua các di tầng văn hóa bằng một khảo cổ học văn hóa vùng đất Huế xưa với lăng tẩm vị vua khai lập triều đại nhà Nguyễn - vua Gia Long để nghe kể về tình người đằng sau những công nghiệp kinh bang, hơn thua của thế thái nhân tình. Hoặc giả là những ngôi làng với bề dày lịch sử hàng trăm năm từ khi con dân nước Việt mở cõi Nam tiến, như Điền Lộc vùng Ngũ Điền, hoặc làng Bích La được ghi lại trong Ô châu cận lục (Dương Văn An, 1553) với phiên chợ quê vào đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 tết để “lấy may, cầu tài, cầu lộc đầu năm, mong cho năm mới buôn thuận bán hòa”. Đặc biệt, khi tác giả đưa ta về lại với cuộc sống đương đại nóng hổi với văn phong đậm chất thời sự qua bài viết về sự cố ô nhiễm biển vào năm 2016 khiến cả dải biển miền Trung thành “biển chết”, để “nguyện cầu cho đại dương” tha thứ cho những lỗi lầm sai quấy bởi lòng tham con người gây ra cho biển. Hoặc về vạn đò trên Hương giang với “nỗi niềm” về những thân phận người rày đây mai đó để mong về một “Ngày mai gió mới ngàn phương”. Vượt về phương Nam nghe tiếng nói người miền Tây thân thương mang hoa trái từ miệt vườn ra chợ. Hay trở ngược ra miền Tây Bắc lang thang trên những nẻo đường, đặt chân lên “những ruộng bậc thang lên đến tầng trời”.
Cái hay của Lê Vũ Trường Giang là cách xử lý cân bằng giữa khảo cứu khoa học, với các con số số liệu khô khan vô hồn, và khảo cứu tinh thần với ngòi bút miêu tả tinh tế các sắc thái của văn hóa của con người, vùng đất nơi tác giả đi qua từ đó dựng lại được không-thời gian sống của hồi ức kỷ niệm dù không tránh khỏi những hạn chế của ký ức vốn rơi rụng qua thời gian và trám vào đó bằng những ảo ảnh do tự mình xây lên. Tôi rất thích những câu chữ tự nhiên tuôn chảy như vật tự nói ra qua ngòi bút nhà văn, để con sông kể câu chuyện của con sông qua bao thác bao gềnh, để biển cả nói tiếng nói của đại dương sâu thẳm, ngọn núi cất tiếng nói của ức triệu hạt cát lớn lên qua thời gian..., mà có khi tác giả đã gần như đạt đến.
Ký là gì nếu không phải là đưa ra các con số dữ liệu chính xác cho độc giả biết về vùng đất nào đó. Nhưng ngoài sự khô khan của con số, ký chính là những nghiệm trải cá nhân của cá nhân nhà văn. Chính nhà văn mới có khả năng dựng lên bằng cảm nghiệm của riêng mình một thế giới của con người - vùng đất, sự tương thuộc giữa vùng đất quy định lên tồn tại người và dấu ấn của vùng đất trong tâm thức người vùng đất đó. Để làm được điều đó nhà văn cần có sự sống thực dấn mình vào thế giới người đang sống trong vùng đất đó, tự mình biến mình thành con người sống-thực-nhìn-dử- ng-dưng: sống thực để hiểu tâm thức của con người vùng đó nhưng có cái “dửng dưng” để không quá chìm đắm vào nó, hầu mong có được cái nhìn “khách quan” qua những số liệu, hoặc tìm ra những cạnh khía mà chính người trong cuộc không nhận ra. Ký là sự cân bằng mong manh giữa thể loại báo chí, khảo cứu khoa học và văn chương, và nhà văn bằng sự tinh tế của mình tạo ra sự cân bằng mong manh đó, nếu quá lệch về con số khoa học sẽ tạo thành báo chí nhưng lệch qua sáng tác phóng túng đó sẽ là tạo ra một vùng đất ảo tưởng của văn chương.
Lê Vũ Trường Giang đã đi giữa sự cân bằng mong manh giữa thực và mộng, giữa quá vãng và hiện tại, qua ngòi bút của mình. Và là một tác giả chịu khó đi và lăn lộn với thực tế nhằm nắm bắt được nhiều chất liệu của đời sống thực tại, tôi nghĩ tác giả sẽ còn tiến xa trên con đường văn chương.
N.V.S
(TCSH351/05-2018)
............................................
(*)Đi như là ở lại (bút ký), Lê Vũ Trường Giang, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
Sau Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba lần đến nước Mỹ, trong năm 2002, GS. Hà Minh Đức tiếp tục ra mắt bạn đọc tác phẩm Tản mạn đầu ô. Vậy là trong khoảng 5 năm, bên cạnh một khối lượng lớn những tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình, ông đã sáng tác 3 tập thơ và 3 tập bút ký. Đó là những con số mang nhiều ý nghĩa thể hiện sự "đa năng" của một đời văn tưởng đã yên vị với nhiều danh hiệu cao quý và hơn 30 tập sách nghiên cứu, lý luận, phê bình. Tản mạn đầu ô ra đời được dư luận chú ý, quan tâm. Sau đây là cuộc trao đổi giữa PGS. TS Lý Hoài Thu với GS. Hà Minh Đức xung quanh tập sách này.
HUỲNH HẠ NGUYÊN (Đọc tập thơ "Khúc đêm" của Châu Thu Hà - Nxb Thuận Hoá - 11/2002)...Thơ Châu Thu Hà mang đậm nữ tính. Khi trái tim biết cười, hay khi giàn giụa nước mắt, ta bỗng thấy quý sao những phút sống chân thành với cuộc đời, với mọi người. Châu Thu Hà không để trái tim mình tuột xuống phía bên kia triền dốc, chị cố bước tới và neo lại, để thấy mình được xẻ chia, được yêu chiều, xoa dịu...
LÊ MỸ Ý (L.M.Y): Thưa nhà thơ, là một người có thể tạm gọi là thuộc thế hệ đi trước nhưng lại luôn "gây sốc" bằng những tác phẩm tìm tòi mới, chắc hẳn ông có quan tâm nhiều đến thế hệ thơ trẻ? Có thể có một nhận xét chung về thơ trẻ hiện nay chăng?NHÀ THƠ HOÀNG HƯNG (H.H): Tất nhiên là tôi rất quan tâm. Nhận xét chung của tôi về thơ trẻ bây giờ là đa số vẫn mang tính phong trào. Có thể nói là những người làm thơ trẻ vẫn đi theo một vết mòn của thế hệ trước, chưa thấy rõ những bứt phá, chỉ nổi lên một số tác giả theo cách lẻ tẻ.
Tại sao cô chỉ làm thơ tự do?- Trước hết, bởi tôi thích tự do. Tự do ở đây, được hiểu là: nói, làm, dám mơ ước và tham vọng tất cả những gì mình muốn, không bị tác động và chi phối bởi ai, bởi bất cứ điều gì.
NGUYỄN THỤY KHA Đã là lạ tên một tác phẩm khí nhạc mang tực đề "Eo lưng" của nữ nhạc sĩ Kim Ngọc. Lại thu thú khi đọc tập thơ "Nằm nghiêng" của nữ thi sĩ Phan Huyền Thư. Một thế kỷ giải phóng của Việt Nam thật đáng kính ngạc.Cái cách giải phóng mình, phái yếu trong đó có mình của Phan Huyền Thư là sự độ lượng với cũ kỹ, là mỉa mai sự nửa vời, là quyết liệt lặng lẽ vươn tới cách tân theo một thế của “Nằm nghiêng”.
NGUYỄN TRỌNG TẠOCòn nhớ mùa Huế mưa 1992, Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đến nhà tôi chơi, mang theo bản thảo đánh máy tập thơ đầu tay của một tác giả mới 20 tuổi có tên là Văn Cầm Hải. Một cái tên lạ mà tôi chưa nghe bao giờ. Những bài thơ của anh cũng chưa hề xuất hiện trên mặt báo. Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đều nói rằng; "Thơ tay này lạ lắm. Ông xem thử".
NGUYỄN QUANG HÀNgồi đọc NGÀN NĂM SAU mà như đang ngồi nói chuyện tay đôi với Nguyễn Trọng Bính. Giọng thơ anh cũng cứ chân chất, yêu quê hương và say đời như chính con người anh. Từ thời chiến tranh, chúng tôi đã ở trong rừng với nhau. Cứ ngồi với nhau là bộc bạch hết. Một lá thư riêng, một rung động mới, chúng tôi cũng chia sẻ với nhau.
PHAN THÀNH MINHĐó cũng là tựa đề tập thơ rất dễ thương của Trần Tịnh Yên - nhà thơ của đất kinh kỳ thơ mộng thuở nào - thú thật là tôi đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tập thơ này do chính tác giả gởi tặng, dễ thương ở chỗ khổ giấy nhỏ nhắn, trình bày đẹp trang nhã, sách 80 trang với 46 bài thơ cũng mỏng mảnh như thế nhưng nhìn rất thơ, càng thơ hơn nữa khi chính tác giả tự viết lời phi lộ cho mình, tôi rất hợp với anh ở điểm này bởi lẽ chẳng ai có thể thay thế cho mình bằng mình để nói hộ những gì mình muốn nói...:...năm xưa qua ngõ sân đìnhcó người nhặt được mối tình ai rơi
NAM NGỌC (Về tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Võ Thị Xuân Hà do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết NXB Phụ nữ xuất bản và phát hành quý I năm 2009)Tập truyện gồm 14 truyện ngắn, với những mô típ khác nhau nhưng cùng chung gam màu thấm đẫm chất liệu hiện thực. Tất cả đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất mà ở đó các nhân vật dù xấu dù tốt cũng đều hướng tới cái đẹp, cái nhân bản của con người. Cách viết truyện lạ cùng với những chi tiết, tình tiết được lắp ghép một cách khéo léo, Võ Thị Xuân Hà đã một lần nữa gây ngạc nhiên cho người đọc bằng bút pháp ẩn không gian đa chiều của mình.
BÍCH THUHơn một thập niên trước đây, với hai truyện ngắn Hồi ức của một binh nhì và Vết thương lòng, Nguyễn Thế Tường đã đoạt giải cao trong cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1992 - 1994. Tôi còn nhớ một trong số các nhà phê bình đã thành danh của nhà số 4 Lý Nam Đế không kìm được cảm xúc của mình với chùm truyện dự thi của Nguyễn Thế Tường lúc ấy đã thốt lên: “Tôi thích truyện ngắn Nguyễn Thế Tường”. Từ đó đến nay, Nguyễn Thế Tường vẫn miệt mài viết và lặng lẽ ra sách. Người đàn bà không hoá đá là lần ra mắt thứ năm của anh.
HOÀNG VŨ THUẬT (Đọc “Trăng đợi trước thềm”, thơ Hải Bằng, NXB Thuận Hoá - 1987)Đổi mới là trách nhiệm vừa là bổn phận đang diễn ra sôi động trong đời sống văn học hôm nay. Nhưng ranh giới giữa cũ và mới không dễ dàng phân định khi đánh giá một tác phẩm văn chương nghệ thuật.
ĐINH NAM KHƯƠNG (Nhân đọc “ru em ru tôi” Thơ Trương Vĩnh Tuấn NXB: Hội nhà văn - 2003)Có một nhà thơ nổi danh thi sĩ, làm “quan” khá to ở báo văn nghệ. Nhưng chẳng bao giờ thấy ông vỗ ngực, ngạo mạn nói lời: “ta là quan đây” mà ông luôn dân giã tự gọi mình là hắn, xưng hô với bạn bè là mày tao: “...Hình như hắn là nhà quê Hình như hắn từ quê ra...” (Gốc)
NGÔ MINHKhông thể đếm là tập thơ đầu tay của cây bút nữ Nguyễn Thị Thái người Huế, sống ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành. Tôi đã đọc một mạch hết tập thơ với tâm trạng phấn khích. Tập thơ có nhiều bài thơ hay, có nhiều câu thơ và thi ảnh lạ làm phấn chấn người đọc.
MINH KHÔICuối tháng bảy vừa qua, giáo sư ngôn ngữ và văn chương Wayne S.Karlin và nữ phóng viên Valerie, công tác ở một Đài phát thanh thuộc bang Maryland, Mỹ đã đến Huế tìm thăm nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, để chuyển cho chị bản hợp đồng in ấn và phát hành tập thơ Green Rice (Cốm Non) do cơ quan xuất bản gửi từ Mỹ sang.
FRED MARCHANTCó những vết thương chẳng thể nào lành lặn và có những nỗi đau chẳng bao giờ mất đi. Kinh nghiệm nhân loại khuyên ta không nên “chấp nhận” hay “bỏ đi” hay “vượt lên” chúng. Với một con người mà tâm hồn thương tổn vì đã làm cho người khác khổ đau hay chứng kiến nhiều nỗi đau khổ thì những câu nói như thế hoàn toàn vô nghĩa.
BÍCH THU (Đọc thơ Dòng sông mùa hạ của Hoàng Kim Dung. NXB Hội Nhà văn, 2004)Nhìn vào tác phẩm đã xuất bản của Hoàng Kim Dung, tôi nhận thấy ở người phụ nữ này có sự đan xen giữa công việc nghiên cứu khoa học với sáng tạo thi ca. Ngoài bốn tập thơ và bốn cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật đã in, với tập thơ thứ năm có tựa đề Dòng sông mùa hạ mới ra mắt bạn đọc, đã làm cán cân nghiêng về phía thơ ca.
ĐÔNG HÀVăn hoá và văn học bao giờ cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể thấy rằng văn học là một bộ phận của văn hoá, nó chịu sự ảnh hưởng của văn hoá. Khi soi vào một thời kì văn học, người đọc có thể thấy được những khía cạnh về phương diện đời sống văn hoá tinh thần của một thời đại, một giai đoạn của xã hội loài người.
HÀ KHÁNH LINHViết được một câu thơ hay có khi phải chiêm nghiệm cả một đời người, hoàn thành một tập truyện, một tập thơ là sự chắt chiu miệt mài suốt cả quá trình, sau Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII Lê Khánh Mai liên tiếp trình làng tập thơ "Đẹp buồn và trong suốt như gương" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) và "Nết" tập truyện ngắn (Nhà xuất bản Đà Nẵng).
NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.
THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.