Dị bản một bài thơ hay về Huế

10:43 28/10/2009
PHẠM QUANG TRUNGTôi muốn nói đến bài “ Tạm biệt” (hay “ Tạm biệt Huế”) của nhà thơ Thu Bồn. Dẫu đã có nhiều bài thơ hay, rất hay lấy cảm hứng từ Huế, tôi dám quả quyết là nó sẽ vẫn được nhắc tới như là một trong những bài thơ hay nhất. Xin kể một kỷ niệm đẹp riêng với tôi.

Nhà thơ Thu Bồn - Ảnh: Internet

Dạo tháng 10 năm 1998, tôi có kế hoạch đi dạy ở thành phố biển Nha Trang. Ở chung phòng với tôi là hai cán bộ giảng dạy cùng trường, một là nhà sử học, một là nhà vật lý học. Đó là những ngày trời xấu, gió mưa và biển động mạnh. Ngoài giờ lên lớp, chẳng thể đi đâu, chúng tôi ngồi đàm đạo đủ thứ chuyên. Nhiều nhất vẫn là chuyện văn chương. Tôi rất lạ khi được biết cả hai đồng nghiệp của tôi đều thích những bài thơ viết về Huế của Thu Bồn, đến nỗi họ gần như thuộc lòng từ câu đầu đến cuối câu. Trong khi, tôi, người được coi là “ một chuyên gia” văn học, lại chẳng thuộc hết, thế có buồn không! Phó Tiến sĩ sử học Cao Thế Trình kể, dạo anh còn học ở Liên Xô cũ, có lần các thực tập sinh và nghiên cứu sinh Việt Nam ở Matxcơva mời một số nhà thơ trong nước đang bồi dưỡng ở Trường viết văn mang tên M. Gorki đến trao đổi về văn chương. Trước câu hỏi “ Xin chị đánh giá những sáng tác thơ về Huế”, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong tâm sự của mình có ý bảo: Chỉ cần nhắc đến một bài thơ của Thu Bồn là đủ. Một nhà thơ thành đạt lại giàu chất Huế như Lâm Thị Mỹ Dạ đã nói vậy, sao không thể tin cho được. Có lẽ vì thế mà một nhà sử học như anh đã tìm đọc kỹ đến bằng thuộc bài thơ.

Tuy trong trí nhớ của hai bạn đồng nghiệp của tôi có nhiều chỗ không thật trùng khớp nhau lắm. Thế là sinh ra tranh luận. Tôi thấy nhiều câu quả thật khó hiểu, chẳng hạn: “ Nón rất Huế mà đời không phải thế”. Đó là chưa nói tới những trường hợp có vẻ như mâu thuẫn, ví như: “ Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt”. Thế là, do thói quen nghề nghiệp, vừa về tới Đà Lạt, tôi lập tức tìm tư liệu để làm rõ mối hoài nghi của mình. Tôi mở cuốn “ Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên” (Nxb Văn Nghệ T.p Hồ Chí Minh ấn hành năm 1992) ra xem. Ở trang 32 tập thơ có bài “ Tạm biệt Huế” của Thu Bồn. Đọc xong, tôi thầm khâm phục trí nhớ, đúng hơn là tình yêu thơ của các bạn đồng nghiệp không cùng chuyên ngành với tôi. Nghĩ mà thấy thêm yêu cái nghề mình đã chọn lựa để hiến thân. Văn chương được nhiều người hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau quan tâm, phải thấy đó là nỗi an ủi, khích lệ lớn cho những người làm văn chương. Gần như cùng một ngày,tôi nhận được Tạp chí Sông Hương tháng 11/ 1998. Trong mục ‘ Văn học và Nhà trường” tôi thấy đăng lại bài thơ của Thu Bồn với tiêu đề “ Tạm biệt” cùng lời bình của Trinh Đường. Tôi đọc và thấy không chỉ có tên bài thơ mà 2 bản in có nhiều chỗ khác biệt nhau. Xin được dẫn ra 3 chi tiết đáng lưu ý hơn cả:

Bản đầu: (a)
1a         Xin chào Huế một lần anh đến
            Để ngàn lần anh nhớ hư vô
2a         Nhịp cầu cong và con đường thẳng
            Một đời anh đi mãi chẳng về đâu
3a         Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
            Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya.

Bản sau: (b)
1b         Xin chào Huế một lần anh đến
            Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
2b         Nhịp cầu cong và con đường thẳng
            Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
3b         Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
            Hải Vân ơi xin đừng tắt ngọn sao khuya

Có lẽ bản sau đã được nhà thơ Trinh Đường biên tập, sửa chữa để đưa vào tuyển “ Thơ Việt thế kỷ 20” chăng? Tôi không có ý định bàn xem bản nào hay bản nào dở mà chỉ muốn giải thích bản đầu theo cách hiểu của riêng tôi. Bài thơ vừa là lời tạm biệt cố đô vừa là lời từ biệt cố nhân (trong bản đầu tác giả đề tặng C, một người cụ thể). Tình riêng và tình chung hòa quyện đến mức khó tách rời. Tôi cho đấy là cái tài của nhà thơ tạo ra cái tầm của bài thơ. Thử đặt một giả thiết nếu chỉ có cái riêng thôi thì sao có nỗi những dòng thơ thăm thẳm ý nghĩa xã hội này:

            Con sông dùng dằng con sông không chảy
            Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

Cũng vậy, chính cái riêng đã tiếp sức cụ thể cho cái chung làm nên sự ngỡ ngàng đến ngây ngất trong lòng người đọc ở câu:

            Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

Đó là những câu thơ xuất thần nhờ cái chung và cái riêng biết nương tựa vào nhau cùng phát sáng. Bởi vậy, hãy xem câu thơ “ em rất thực nắng thì mờ ảo/ Xin đừng lầm em với cố đô” như là một cách nói. Đúng ra “ em” cũng chỉ là một hoài niệm (Mặt trời vàng và mắt em nâu), mặc dù vẫn “ còn vương tơ lòng”, chưa hết những xốn xang buổi đầu:

            Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
            Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền

Nhiều người khen từ “ minh mang” rất gợi mà cũng rất hợp. “ Minh” là sáng, “ mang” là rộng, dài. Nếu tinh còn nghe thấy cả sự âm vang nữa! Phải là cầu sắt như Tràng Tiền giữa sông Hương êm ả vào giữa một ngày nắng đẹp mới có sự âm vang này. Nhưng dường như đó là sự âm vang trong tâm tưởng, từ xa xăm vọng lại...

Trong bài thơ hầu như có tất cả những gì được xem là đặc trưng của Cố đô: lăng tẩm, đền đài, sông Hương, cầu Tràng Tiền... Nhưng mọi hình ảnh chừng như là cái cớ để cái tôi trữ tình bộc bạch một mối tình đẹp đã đi qua, vĩnh viễn đi qua dẫu còn nuối tiếc mà không có cách nào trở lại nguyên vẹn như xưa. Tôi nghĩ hãy từ ý tưởng chung ấy mà hiểu bài thơ. Bản đầu in:

            Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
            Nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu.

Có thể từ “ nên” cần được lược bỏ như ở bản sau, nhưng nó giúp ta sáng tỏ được cái tinh thần hoài cổ thấm nhuần trong cả bài thơ đến từng chi tiết. Vậy chẳng có gì là khó hiểu nếu tác giả hạ bút viết:

            Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt

Ở đây, “ vĩnh biệt” là vĩnh biệt một mối tình đẹp thời hoa niên. Nếu sửa thành “ với em là tiễn biệt” như bản sau thì chỉ được cái nhịp mà không được cái nghĩa. Từ đó, chúng ta cũng có điều kiện lý giải những câu tưởng là bi lụy là vô vọng như: “ Để ngàn lần anh nhớ hư vô”, và “ Một đời anh đi mãi chẳng về đâu”... Một người làm thơ có nghề và có tâm như Thu Bồn chắc không thể lơi lỏng khi dụng bút.

Xem xét dị bản một bài thơ hay đầy tâm huyết của Thu Bồn về Huế hóa ra rất bổ ích cho tôi trong việc tìm hiểu thơ cũng như cách làm thơ. Xin được chia sẻ cùng các bạn.

Đà Lạt, 12-98
P.Q.T
(129/11-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.

  • Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".

  • Qua đi, với những hoa tàn tạ
    Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
                                         Victor Hugo*

  • Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".

  • Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.

  • Y PHƯƠNG

    Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.

  • HOÀNG THỤY ANH

    Mùa hè treo rũ
    Trong cái hộp hai mươi mét vuông
    Ngổn ngang màu
    Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
    Ngày lên dây hết cỡ
                                Chật
    Dâng đầy lên ngực
    Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian

     

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.

  • NGHIÊM LƯƠNG THÀNH

    Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

  • CHÂU THU HÀ

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.

  • DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ

    Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.

  • MAI VĂN HOAN

    "Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…

  • Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.

  • Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.