Đến Tây Thừa Thiên ăn xôi ống khó quên

14:47 06/01/2014

Món xôi ống tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng trong nó tất cả tinh hoa miền núi. 

Nếu có dịp đến Huế, ta không chỉ thưởng thức ẩm thực cung đình xa hoa thịnh soạn, hay ẩm thực dân gian tinh tế, mà chỉ cần đi lên phía Tây Thừa Thiên là còn được trải nghiệm món ăn độc đáo của đồng bào miền núi, mang trong mình tất cả những tinh hoa của núi rừng cao nguyên: xôi ống.

Từ món ăn của người bạn láng giềng

Vùng đất phía Tây Thừa Thiên Huế cũng là giáp ranh giữa nước Việt Nam và Lào, như một lẽ tự nhiên, đời sống người dân nơi đây đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Lào, trong đó không thể không kể đến văn hóa ẩm thực với món xôi ống đặc sắc. Xôi ống thường được nấu từ những hạt nếp nhỏ nhắn, dẹt và dài hơn gạo nếp bình thường, có vị dẻo thơm, bùi bùi mà tuyệt nhiên không bở hay nát.

Tinh hoa của núi rừng

Cũng như cơm lam, món xôi ống đơn giản chỉ là xôi được nấu trong ống nứa thay vì nồi, cũng không xới ra bát mà được ăn trực tiếp ngay trên nứa. Song món ăn đơn sơ ấy lại chứa trong mình cái hồn thiêng ngàn năm của núi rừng cao nguyên.

Nói như vậy bởi một ống xôi là sự tập hợp của đầy đủ của những yếu tố tượng trưng cho thiên nhiên: Gạo nếp được bỏ vào một ống nứa đã chọn lựa kĩ càng, nước dùng để nấu xôi phải là nước suối trong vắt nơi đầu nguồn rồi dùng lá dong bịt đầu ống lại và đem nướng. Xôi chín có màu hồng nhạt, mang trong mình vị ngọt ngọt bùi bùi của nếp, hương thơm mát của lá dong, mùi hương thoang thoảng của ống nứa còn non và cuối cùng là chút ngọt mát của nước suối trong lành.

Mỗi ống xôi là sự tập hợp đầy đủ những tinh hoa thuần khiết đặc trưng cho miền núi rừng cao nguyên.

Muốn thưởng thức được toàn bộ hương vị của món xôi này, ta phải đợi một ngày sau khi xôi được nướng. Lúc bấy giờ, vị thơm của nứa cháy, vị ngọt của nước cây nứa và của nếp than hòa quyện vào với nhau làm cho xôi mang hương vị khó quên. Người ta ưa ăn kèm xôi ống với các thực phẩm hấp dẫn khác như thị kho, cá lùi, và đặc biệt là đồ xôi với đỗ đen. Vị béo béo bùi bùi của đỗ đen hòa vào ống xôi thơm phức lại càng làm tăng thêm sự phong phú và tinh tế cho món ăn.

Món ăn của lòng hiếu khách

Tuy giản dị và đơn sơ, song xôi ống lại không nằm trong thực đơn hàng ngày của người dân Tây Thừa Thiên, trái lại, món này chỉ xuất hiện trong các dịp quan trọng như lễ tết, hội hè, và đặc biệt dùng để thiết đãi khách phương xa ghé thăm vùng cao nguyên hẻo lánh. "Trong văn hóa của người Pa Cô chúng tôi, quan trọng là sự hiếu khách và thể hiện tấm lòng của mình. Nếp bỏ trong ống nứa và nướng cũng như cái bụng mình lúc nào cũng nồng ấm với mọi người. Ống nứa giống như cái bụng vậy.” (Tra Nau Hạnh - Nhà nghiên cứu văn hóa Pa Cô).

Bởi vậy, đến với miền Tây Thừa Thiên, chúng ta không chỉ được thiên nhiên trọng đãi bằng những cảnh sơn cước hùng tráng, bằng khí hậu trong lành tươi xanh, mà còn được chính người dân nơi đây trao gửi tình cảm ấm nồng qua những ống xôi nóng hổi trên bếp lửa. Món xôi này cũng phần nào tượng trưng cho tính cách của đồng bào dân tộc, luôn ngay thẳng như chiếc ống nứa nấu xôi.

Ẩm thực vốn là lĩnh vực đa dạng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Sự đa dạng này không chỉ thấy rõ ở các nền ẩm thực khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau, mà bản thân một địa phương cũng sở hữu nhiều nét đặc sắc ẩm thực riêng biệt khác nhau. Đến với Huế, người ta không chỉ dừng lại ở ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian, mà còn được tiếp cận với văn hóa ẩm thực nơi rừng núi vô cùng đặc sắc, khi món ăn cũng là đại diện cho thiên nhiên đất trời, cho con người giản dị và chân thành nơi xóm núi.

Theo Tsubaki (MASK) (Depplus.vn)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.