Hòa trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Bính Thân; hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 14, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội Thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016 với chủ đề “Xuân về trên quê hương vào tối ngày 21/2”.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu khai mạc Đêm thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016
Đêm thơ Nguyên Tiêu gửi đến công chúng yêu thơ các bài thơ, các ca khúc phổ thơ và những sáng tác mới của các nhà thơ Huế sáng tác trong năm 2015, 2016 và những bài thơ vượt thời gian.
Sự có mặt của các nhà thơ thuộc Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, các nhà thơ đến từ CLB thơ Ô Lâu - huyện Phong Điền; CLB thơ Sông Bồ - thị xã Hương Trà; CLB thơ Tam Giang - huyện Quảng Điền; CLB thơ Hương Đời - PhườngThuận Lộc - thành phố Huế; CLB thơ Hương Thủy; CLB Học sinh - Sinh viên Huế, Bút nhóm Sao Khuê của Nhà thiếu nhi thành phố Huế cùng đông đảo các bạn yêu thơ.
|
Nghệ sỹ Ý Nhi ngâm bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu Đêm thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016 |
Trong bài phát biểu khai mạc đêm thơ, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, đã chia sẻ: "Thơ ca viết về hương hôm nay không chỉ là tiếng lòng riêng của cá nhân người thi sĩ mà đã trở thành nỗi niềm chung của hàng triệu trái tim Việt Nam. Những vần thơ hào hùng dữ dội hay sâu lắng thiết tha đều đã làm cho mỗi người Việt Nam thấu hiểu hơn, cảm nhận về tình yêu tổ quốc; tự hào hơn về quê hương, về truyền thống đấu tranh bất khuất, ngoan cường của lớp lớp cha anh"...
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Nguyên An đọc bài thơ Du xuân của anh |
Mở đầu chương trình thơ"Xuân về trên quê hương" là bài thơ Nguyên Tiêu (Rằm tháng giêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua giọng ngâm của nghệ sĩ Ý Nhi. Bài thơ được Bác viết vào Tết Nguyên Tiêu năm 1948 “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/ Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên/ Yên ba thâm xứ đàm quân sự/ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. Đây là bài thơ duy nhất của Bác về đêm Nguyên tiêu và cũng là áng thơ tuyệt tác về Trăng mà Bác đã sáng tác bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
|
Nhà thơ Thủy Phạm đên từ CLB Thơ Ô Lâu đọc bài thơ Viết cho mẹ của chị |
Tiếp đó, chương trình thơ được tiếp tục với các bài thơ như “Về ăn tết Huế” của Ngô Minh, “ Bến xuân” của Triệu Nguyên Phong, “Tình khúc tháng Giêng” của Đỗ Văn Khoái, "Viết cho mẹ" của Thủy Phạm,“Gửi dòng Bạch Yến” của Đức Sơn,b“Điệp khúc xuân” của Hoàng Xuân Thảo, "Cảm xúc tháng Giêng” của Ngàn Thương, “Tình đảo” của Như Huyền,“Nụ Xương Rồng” của Phạm Xuân Phụng, "Hoàng hôn trên sông An Cựu" của Hạ Nguyên, cua"Hoang“Du xuân” của Nguyễn Nguyên An, “Nước mắt mùa thu” của Lãng Hiển Xuân, “Huế vào xuân" của Nguyễn Nghĩa, "Dòng sông tuổi thơ “ của Bảo Cường, “Hương hoa đồng nội” của Đức Lợi, "Cùng thức” của Nguyễn Văn Quang, “Chỉ dẫn trên đảo Cồn Cỏ” của Phạm Nguyên Tường...
![]() |
Em Nguyễn Phước Minh Nhật, học sinh lớp 10 chuyên Văn Trường THPT chuyên Quốc Học Huế trình bài bài thơ Biển và trăng một sáng tác của em |
Đặc biệt, những người yêu thơ có dịp nghe lại những bài thơ xưa đã đi vào lòng dân tộc như trường ca “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, “Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao… tri ân các thế hệ đã đóng góp cho thi ca tỉnh Thừa Thiên Huế và đất nước.
Đêm thơ Xuân về trên quê hương được khép lại với ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn, phổ thơ của nhà thơ Thanh Hải trong niềm hân hoan của một nguyên tiêu se lạnh.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Trường Giang
Ngày 25/11, tại Trung tâm VHTT tỉnh, Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Triển lãm "Biên giới và Biển đảo Việt Nam.
Với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, Festival Nghề truyền thống Huế 2013 chú trọng giới thiệu các đặc trưng của những sản phẩm nghề truyền thống tinh xảo vốn là nhu cầu hấp dẫn của du khách, kết hợp tour du lịch làng nghề độc đáo.
Chiều 21/11 tại Nhà thi đấu Thể thao tổng hợp Hà Tĩnh đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá Futsal phong trào toàn tỉnh Hà Tĩnh cúp Huda năm 2012.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 2190 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 về việc Phê duyệt 23 công trình đạt giải Giải thưởng Sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI - năm 2012.
Đây là những dự án nằm trong chiến dịch ““Huda vì miền Trung yêu thương” của Công ty bia Huế.
Chiều 17/11, đoàn diễu hành xe đạp “đồng hành da cam, hữu nghị Việt - Hàn” trong hành trình xuyên Việt của mình, đã đến TT- Huế trong sự chào đón nồng hậu của người dân Cố đô.
Đây là dự án do Bộ Ngoại giao Đức tài trợ thông qua thông qua Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa phi lợi nhuận E.V.Fulda Đức (GEKE/GCREP) với tổng kinh phí hơn 4 tỉ đồng và vừa được UBND tỉnh phê duyệt tiếp nhận ngày 14/11/2012.
Sáng 13/11, tại 24 đường Kim Long, phường Kim Long, thành phố Huế, dự án “Bảo tồn, trùng tu nhà thờ Diên Phước Trưởng Công chúa” đã chính thức được khởi công.
Kế thừa những đặc tính ưu việt của hệ thống giáo dục Singapore, cùng với việc tiếp thu những thành tựu nổi bật về khoa học chăm sóc và nuôi dạy trẻ của chương trình mới Việt Nam và Quốc Tế, Grassland - Thảo Nguyên Xanh đã chính thức từ hoạt động từ tháng 8/2011.
Ngày 12/11, tại Đại nội Huế, Hội thảo kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam – Nhật Bản đã được tổ chức do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Đại học Waseda (Nhật Bản) phối hợp với Hiệp hội Kiến trúc Nhật Bản thực hiện.
Sáng ngày 12/11/2012, tại trường THCS Chu Văn An (Huế), cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 năm 2012 đã chính thức được phát động với sự phối hợp giữa 6 đơn vị: Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Sở TN&MT, Cty TNHH XD & Cấp nước TT Huế, Bưu điện Tỉnh và Tỉnh Đoàn TNCS HCM
SHO - Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 4/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu.
Sáng ngày 21/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Ngày 21/12, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế khóa XI nhiệm kỳ 2010-2015 đã tổ chức họp phiên đầu tiên sau đại hội.
Sáng ngày 26/06, tại thị trấn Sịa, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.
Sáng ngày 14/5, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ IV đã tổ chức họp báo công bố Thể lệ của Giải thưởng.
Câu chuyện của ông bắt đầu đã không chỉ đề cập đến các nhà thơ Huế cùng thế hệ, mà còn những tên tuổi thơ Huế trước đó như các nhà thơ tiền chiến còn sót lại: Ưng Bình Thúc Dạ Thị và nhóm thơ “Hương Bình Thi Xã”, Bửu Kế, Phan Văn Dật; các nhà thơ “đàn anh” như Đỗ Tấn, Hải Nguyên, Minh Đức Hoài Trinh, Phong Sơn, Quách Thoại, Tạ Ký, Tốn Thất Quán, Trụ Vũ, Vũ Hân, Vũ Ngọc Trác.
Kế hoạch hoành tráng, dài hơi của Festival Huế 2008 đem lại cảm giác vừa háo hức, nhưng cũng vừa âu lo
Lễ hội Festival Huế 2008 sẽ được khai mạc vào tối 3-6. Ông Nguyễn Duy Hiền, giám đốc Trung tâm Festival, phó trưởng ban tổ chức Festival Huế 2008 cho biết:
Trên một số đòan tàu lăn bánh, trên các nhà ga lớn của cả nước, Festival Huế 2008 đang được quảng bá với nhiều hình thức: tờ rơi, đĩa hình, đăng quảng cáo trên cẩm nang đi tàu...