Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại chương trình
Phát biểu tại chương trình, Nhà thơ Lê Vĩnh Thái – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: Cách đây 40 năm, vào ngày 04 tháng 4 năm 1983, BanThường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Quyết định về việc thành lập Tạp chí Sông Hương mang tên dòng sông quê hương. Tạp chí đã nuôi dưỡng tâm hồn, đời sống tinh thần của con người như dòng sông chở nặng phù sa.
![]() |
Nhà thơ Võ Quê trình bày tác phẩm “Viết trên đồi vọng cảnh” |
Tạp chí Sông Hương đã trải qua thử thách, cùng nhiều niềm vui khi nhận được niềm tin yêu từ bạn đọc và bạn viết. Trong đó, chuyên mục Thơ trên Sông Hương đón nhận được sự quan tâm của đông đảo các cộng tác viên trong 3 miền Tổ quốc, trong nước và nước ngoài.
Sông Hương, dòng sông vẫn chở nặng phù sa văn hóa của chính nơi mình sinh ra, của vùng đất có chiều dài lịch sử hơn 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế với nhiều di sản đặc sắc được lưu giữ, có bề dày truyền thống văn hóa, đặc biệt là thi ca, nhạc họa.
![]() |
Mở đầu chương trình, nghệ sĩ Diệu Bình đã diễn ngâm bài thơ “Chiều Hương Giang” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ngay sau đó, họạ sĩ Đặng Mậu Tựu và họạ sĩ Đặng Mậu Triết đã khai cọ, các hoạ sĩ đã thực hiện trình diễn tác phẩm hội hoạ hoà cùng âm nhạc và thơ tại chương trình.
![]() |
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang cùng các học sinh trường THPT chuyên Khoa học Huế trình diễn tác phẩm Liên khúc Xích lô hành - Giọt nước Hương Giang |
Đêm thơ đã giới thiệu đến công chúng các tác phẩm thơ của nhà thơ Võ Quê với tác phẩm “Viết trên đồi vọng cảnh”, cố nhà văn Hồng Nhu với tác phẩm “Uống cùng Huế”, nhà thơ Nguyễn Quang Hà với tác phẩm “Chiều Cố đô”, Nguyễn Khắc Thạch với tác phẩm “Dòng sông một bờ”.
![]() |
Nhà thơ Trần Văn Liêm trình diễn tác phẩm Khấn nguyện |
Bên cạnh đó, các nhà thơ là cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương ở Huế như nhà thơ Mai Văn Hoan, Nguyễn Thiền Nghi, Đông Hà, Trần Văn Liêm, Phạm Nguyên Tường, Đỗ Văn Khoái, Lưu Ly...cũng đã đọc các tác phẩm của mình gưi đến công chúng.
![]() |
Nghệ sĩ Diệu Bình diễn ngâm bài thơ Chiều cố đô của nhà thơ Nguyễn Quang Hà |
Các Tạp chí văn nghệ Bắc Miền Trung cũng đã giao lưu thơ với khán giả Huế như nhà thơ Hoàng Thụy Anh đến từ Tạp chí Nhật Lệ với bài thơ “Thơm từ nỗi đau”, nhà thơ Nguyễn Hải đến từ Tạp chí Xứ Thanh với bài thơ “Mênh mang sông Mã”, nhà thơ Trang Đoan đến từ Tạp chí Sông Lam với bài thơ “Huế của ngày đầu ta biết nắm tay nhau”.
![]() |
Nhà thơ Trang Đoan đến từ Tạp chí Sông Lam với bài thơ “Huế của ngày đầu ta biết nắm tay nhau”. |
Đặc biệt, khán giả đã được thưởng thức phần trình diễn của nhà văn Lê Vũ Trường Giang cùng các học sinh trường THPT chuyên Khoa học Huế trình diễn tác phẩm Liên khúc Xích lô hành - Giọt nước Hương Giang của nhà thơ Phương Xích Lô.
![]() |
![]() |
Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu trao giấy chứng nhận tham gia chương trình cho các hoạ sĩ, các nghệ sĩ, nhà thơ tham dự chương trình |
Tại chương trình, các hoạ sĩ đã thực hiện vẽ tranh trên áo và trên nón giao lưu cùng khán giả.
Phương Anh
·
Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thân mật của lãnh đạo ban ngành các cấp trong tỉnh.
Chiều 19/06, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải Báo chí Hải Triều năm 2024 và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cho các nhà báo lão thành, nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 – 2024), đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện thân mật với đông đảo các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng 17/06, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, dân chủ để xem xét thông qua các nghị quyết.
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".