Đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”

10:14 08/11/2010
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thế kỷ 19 được coi là thời kỳ vàng son, rực rỡ nhất của văn học Nga. Chủ nghĩa lãng mạn có điều kiện thăng hoa với các tên tuổi lớn về thơ ca, từ Vasily Andreyevich Zhukovsky và Aleksandr Sergeyevich Pushkin đến Mikhail Yuryevich Lermontov và Fyodor Ivanovich Tyutchev.

Văn học Nga thế kỷ 19 cũng được phát triển bởi một loạt các tên tuổi khác gồm nhà thơ ngụ ngôn Ivan Andreyevich Krylov; các nhà văn Vissarion Grigoryevich Belinsky và Aleksandr Ivanovich Herzen; các nhà viết kịch như Aleksandr Sergeyevich Griboedov và Aleksandr Nikolayevich Ostrovsky; các nhà thơ như Evgeny Abramovich Baratynsky, Konstantin Nikolayevich Batyushkov, Nikolai Alekseevich Nekrasov, Aleksey Konstantinovich Tolstoy, Fyodor Ivanovich Tyutchev, Afanasy Afanasievich Fet; và đặc biệt là nhóm các nhà tiểu thuyết gia vĩ đại như Nikolai Vasilevich Gogol, Lev Nikolayevich Tolstoy, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Nikolai Semyonovich Leskov, Ivan Sergeyevich Turgenev, Mikhail Evgrafovich Saltykov-Shchedrin và Ivan Alexandrovich Goncharov.


Ảnh hưởng rộng lớn của Pushkin là không thể phủ nhận. ông được ca ngợi và công nhận cả về sự tinh tế, thành thục trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga đồng thời nâng tầm cho nền văn học Nga lên một vị trí mới. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là một tiểu thuyết bằng thơ, Eugene Onegin. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, Lev Tolstoy và Fyodor Dostoevsky là những người khổng lồ, vẫn là những nhân vật lừng danh trên thế giới, nhiều học giả coi họ là những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất mọi thời đại.


Thời kỳ Xô viết có ảnh hưởng tới văn học Nga là sau năm 1917. Maxim Gorky, Nhà văn đoạt Giải Nobel văn học Michail Aleksandrovich Sholokhov, Valentin Petrovich Kataev, Aleksei Nikolaevich Tolstoi, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky, Ilf và Petrov trở thành những gương mặt nổi bật của Văn học Xô viết. Mặc dù chủ nghĩa hiện thực xã hội giành được sự ủng hộ của chính quyền Liên bang Xô viết, nhưng một số nhà văn như Mikhail Afanasievich Bulgakov, Boris Leonidovich Pasternak, Andrei Platonov, Osip Emilyevich Mandelstam, Yury Valentinovich Trifonov, Isaac Emmanuilovich Babel và Vasily Semyonovich Grossman - vẫn bí mật tiếp tục truyền thống của văn học Nga, họ viết văn nhưng không hi vọng vào việc được xuất bản như là một tác phẩm tận sau khi họ đã chết.


Trong không khí ấm cúng tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, đông đảo các đại biểu, những người đã từng học, từng sống ở Nga đã ôn lại những kỷ niệm về những ngày tháng có mặt ở miền đất nước tuy xa mà gần đó, và để rồi được nghe và lắng mình lại trong những bài thơ, những tình khúc Nga nổi tiếng đã đi vào tâm thức của mỗi người.

Đêm thơ cũng có sự tham dự đông đảo của các bạn sinh viên khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế và các hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.

PV








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SHO - Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ X, tối ngày 05/02 (14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), tại Nghinh Lương Đình, Huế đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Âm vọng thời gian.

  • SHO - Sáng ngày 05/2 (14 Tháng Giêng năm Nhâm Thìn), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và Hương Thủy tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất .

  • SHO - Chiều ngày 31/01, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh Xuân về trên Phá Tam Giang của họa sĩ Đặng Mậu Triết và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.

  • SHO - Sáng ngày 31/01 (mồng 9 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2012 đã chính thức khai hội.

  • SHO - Chiều ngày 30/01, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Lễ Khởi động Năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.

  • So với nhiều địa phương trong cả nước, biểu tượng về Rồng của Huế khá phong phú và đa dạng. Nhân năm Nhâm Thìn sắp đến, người viết xin liệt kê những cái nhất về Rồng của Huế để bạn đọc có dịp thưởng lãm và suy ngẫm. 

  • SHO - Hòa vào không khí tết Nhâm Thìn rộn ràng, thịnh vượng đang bừng tới, ấn bản Tạp chí Sông Hương số tết Nhâm Thìn đã đăng tải những bài viết xoay quanh những chủ đề nóng hổi và hấp dẫn của năm mới mang biểu tượng con Rồng. Với trang bìa độc đáo, sáng tạo của hình tượng Rồng trong tranh vẽ rồng ở chùa Diệu Đế nổi tiếng, được đánh giá là một trong những ấn phẩm đẹp, mới lạ tại Hội báo Xuân 2012 vừa rồi. Sông Hương trân trọng gửi đến quý độc giả những bài viết, tác phẩm tràn đầy âm hưởng xuân.

  • Đó là tên phòng triển lãm tranh của 8 họa sĩ Cố đô được khai mạc vào chiều ngày 19/1 tại  Gallery Sông Như, số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, Huế.

  • SHO - Chào mừng Xuân mới 2012 và Tết Nhâm Thìn, chiều ngày 16/1 (23 tháng Chạp), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức phòng Triển lãm tranh Xuân về trên Phá Tam Giang của họa sĩ Đặng Mậu Triết.

  • Chào mừng năm mới 2012, chiều ngày 16/1, Liên hiệp Các hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật Xuân Nhâm Thìn 2012 tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • SHO - Sáng ngày 16/1, Hội Nhà báo, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo xuân Nhâm Thìn 2012 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • SHO - Sáng ngày 11/01, Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã trao giải Cuộc thi Thơ Lục bát 2010 - 2011, buổi trao giải diễn ra trong dịp Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số tạp chí đầu tiên, tại hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

  • Sáng ngày 5/1, Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội Nhà vănThừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt và phát động cuộc vận động sáng tác về đề tài “Công nhân và Công đoàn” giai đoạn 2010 - 2014.

  • SHO - Chào mừng năm mới 2012, tối ngày 01/01, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức chương trình “Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đồng hành cùng di sản” nhằm tôn vinh văn học nghệ thuật của vùng đất Cố đô, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa thành phố Huế.

  • Sáng ngày 30/12, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2011, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • Chiều 21/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Câu chuyện của dòng sông”.

  • Chiều ngày 17/12, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với New Space Arts Foundation tổ chức buổi ra mắt tập sách“Cổ tích tàu không số” của nhà thơ Ngô Minh tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế (15 Lê Lợi, Tp. Huế).

  • “Đào tạo chuyên ngành âm nhạc dân tộc học tại Học viện âm nhạc Huế” là chủ đề Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Học viện Âm nhạc Huế tổ  chức, diễn ra trong hai ngày 15 và 16/12, tại số 1, Lê Lợi, Huế.

  • Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật phối hợp với Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh “Mười Mười Hai” diễn ra tại 26, Lê Lợi, Huế.

  • Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều ngày 10/12,  tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế năm 2011.