Đêm thơ” Đồng vọng thi ca”- tái hiện trò chơi Thả thơ

10:54 18/02/2011
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ IX, tối ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng năm Tân Mão), tại lầu Tứ Phương Vô Sự - Đại Nội, Huế, đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Đồng vọng thi ca.

Đồng vọng thi ca là chủ đề của đêm thơ gồm các bài thơ chữ Hán và các bài thơ chữ Quốc ngữ qua các giai đoạn từ Trung đại đến cận đại và hiện đại, được Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức.

Họa sỹ Đặng Mậu tựu- Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế
phát biểu khai mạc đêm thơ "Đồng vọng thi ca"


Đêm thơ Nguyên Tiêu năm nay có thêm phần mới, đó là việc tái hiện trò chơi Thả thơ. Thả thơ hay còn gọi là đánh thơ, vốn là một thú chơi tao nhã của giới nho sỹ, quý tộc ngày xưa ở Kinh đô Huế. Đây là thú chơi với tính chất phô diễn kiến thức, trí tuệ, đòi hỏi “người cầm cái” phải hội đủ kiến thức và tài thi phú mới mong thắng cuộc; người tham gia cũng phải hội đủ kiến thức và tài văn chương mới mong không bị thua cuộc.

Nghệ sỹ Bạch Hạc ngâm bài thơ "Nguyên Tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Mở đầu chương trình thơ Đồng vọng thi ca là bài thơ Nguyên Tiêu (Rằm tháng giêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua giọng ngâm của nghệ sỹ Bạch Hạc. Cách đây dúng 60 năm, vào Tết Nguyên Tiêu 1948, sau khi dự hội nghị của Trung ương, Bác Hồ trở về nơi nghỉ, thanh thản ngắm trăng và Bác đã cảm tác rồi ngâm luôn bài thơ Nguyên Tiêu bằng chữ Hán: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/ Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên/ Yên ba thâm xứ đàm quân sự/ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. Bài thơ đã nói lên cảm xúc và niềm vui dạt dào trước đêm Nguyên tiêu lịch sử. Đây là bài thơ duy nhất của Bác về đêm Nguyên tiêu và cũng là áng thơ tuyệt tác về Trăng mà Bác đã sáng tác bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

Tái hiện trò chơi thả thơ ở Huế xưa


Chương trình thơ được tiếp tục với các bài thơ: Thượng Nguyên tịch ngoạn nguyệt (Ngắm trăng đêm rằm Tháng Giêng) của vua Thành Thái; Hương Giang hiểu phiêm (Buổi sáng qua sông Hương) của vua Thiệu Trị; Tết của mẹ tôi của thi sỹ đồng quê Nguyễn Bính; Đây thôn Vỹ Dạ của thi sỹ Hàn Mặc Tử; Trong đôi mắt Huế của thi sỹ Đông Hồ; Bài ca quê hương của nhà thơ Tố Hữu; Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; Thưa mẹ trái tim của nhà thơ Trần Quang Long được thể hiện qua giọng ngâm của các nghệ sỹ: Bạch Hạc, Kim Liên, Phong Thủy, Thu Hằng, Phi Tuấn;... và giao lưu thơ với các nhà thơ Huế: Hồng Nhu, Lâm Thị Mỹ Dạ... Cùng lúc tại sân khấu phụ diễn ra trò chơi thả thơ, khi bài thơ vừa được ngâm xong là lúc trò chơi thả thơ được đưa ra đáp án và trò chơi được tiếp tục với đề thơ mới.

Nhà thơ, nhà thư pháp Hải Trung- người có công trong việc khôi phục lại các trò chơi  cung đình xưa

Đêm thơ được khép lại với ca khúc Mùa xuân nho nhỏ của nhạc sỹ Trần Hoàn phổ thơ của nhà thơ Thanh Hải. Đêm thơ đã khép lại, những giọt mưa xuân vẫn rơi trên nền trời Huế, nhưng không vì thế, khán giả, những người yêu thơ vẫn ngồi chật kín trước lầu Tứ Phương Vô Sự để nghe, thưởng thức thơ đến phút cuối cùng. Đêm thơ Đồng vọng thi ca đã đưa mọi người gần nhau hơn, đến với những khoảnh khắc bất tận của quê hương đất nước, của mùa xuân trong thi ca, niềm tin về một ngày mai và sự trường tồn của thi ca. 
 

Dưới đây là một số hình ảnh tại
Đêm thơ Nguyên tiêu Đồng vọng thi ca


PV








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.

  • Có thể nói như vậy về cuộc “ra quân” cùng lúc của 14 họa sĩ trẻ tại cơ sở “Nghệ thuật không gian mới” ở thôn Lại Thế (xã Phú Thượng, Phú Vang) chiều ngày 21/12/2008.

  • Sáng sớm ngày 7-12-2008, giữa rừng thông bên núi Ngũ Phong, phường An Tây TP Huế đã diễn ra Đại lễ khánh thành đền thờ vua Trần Nhân Tông (TNT) - nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh vua TNT 7/12/1258-7/12/2008 và 700 năm ngày mất 1308-2008 do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức trong khu Trung tâm văn hóa Huyền Trân.

  • Ngày 22/11 vừa qua, tại xóm 3 thôn Lại Thế huyện Phú Vang đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh “Nơi mới” của các nghệ sĩ: Phan Hải Bằng, Nguyễn Thiện Đức, cặp song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh, Võ Xuân Huy, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Thiện.

  • Tạp chí Sông Hương phối hợp với Học bỗng Vang Vang đã trao 65 suất quà cho con em bà con lao động nghèo, cụ thể là các cháu từ 5-10 tuổi con em các nghiệp đoàn xích lô xe thồ ở thành phố Huế.

  • Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ... 

  • Đề án nhằm xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival.

  • Rồi thì năm 2000, năm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ cũng đã qua, để cho thế kỷ XXI chính thức khai mạc vào xuân Tân Tỵ này.

  • Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.

  • Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa.