Đêm mưa

10:48 02/03/2010
LÊ DUY CƯỜNGLại ở nhà tập thể! Bố thở dài: "Không biết đến khi nào mới yên". Mẹ nhìn bố cười: "Ồn ào lại ồn ào!" Bố chặc lưỡi: "Thế đấy!" Cười! Tôi buột miệng: "Nhiều chỗ chơi rồi lại nhiều chỗ chơi". "Anh chỉ được thế là nhanh". Mẹ cốc vào đầu tôi: "Tôi còn lo chuyển trường cho anh rồi... lại... chuyển... trường". Nhiều "lại thế". Tôi nhìn mẹ vẻ thú vị: "Ở cùng nhau lại ở cùng nhau". Bố cười. Mẹ và tôi cũng cười.

Vậy đấy! Nhà tôi chuyển bao nhiêu lần tôi không buồn nhớ nữa. Tôi chỉ nhớ rằng dù chuyển đi đâu nhưng bố mẹ và tôi luôn ở bên nhau. Điều đó đủ làm tôi vui và hãnh diện với chính mình rồi.

Khu tập thể này nằm ở sau trường. Gọi là "khu tập thể" có lẽ không đúng, vì chỉ có hai phòng. "Tập thể", gì kiểu lạ! Tôi bèn đặt cho nó ngay một cái tên là "cái nhà dài". Tôi không thể chấp nhận gọi nó là "nhà tập thể" được. Mái ngói đã đen sẫm lại, tường thì lổ khoang lổ đốm. Tôi nghĩ mẹ đã sai. Đâu có ồn ào. Vắng lặng thì có. Chính nó đã gây cho tôi cảm giác buồn buồn.

Chiều nào tôi cũng phải ở nhà một mình. Bố mẹ đều lên lớp. Lủi thủi chơi một mình chán ơi là chán. Tôi bèn nảy ra sở thích, đi ngó nghiêng quanh nhà. Chỉ toàn tre là tre, từng bụi từng bụi nối nhau chạy lung tung không theo hàng, lối nào cả. Tôi đã nghe người ta kể trong đó thường có ma. Tóc gáy bất giác dựng lên, tôi nhẩy tót vào trong. Căn phòng, bỗng trở nên trống trải dù nó nhỏ con, dù bố đã xếp vào trong bao nhiêu là đồ đạc. Tôi vẫn chưa thể quen với nó. Có đêm mơ mơ màng màng nhìn thấy ánh sáng mờ mờ ngoài cửa sổ, giật mình, tưởng nằm lộn đầu giường té ra không phải.

Nay tôi thấy vui hơn rồi. Căn phòng bên cạnh đã có người ở. Một cô giáo trẻ mới chuyển đến. Mà không phải. Tôi phải đính chính ngay. Vì cô giáo đã có con. Một con bé mới chừng sáu bảy tuổi. Nó mới bé tí tẹo thế mà có mái tóc đã thật dài, đến tận ngang hông. Chắc mẹ nó muốn nó giống mình, tôi đoán thế. Con bé không như tôi lớn đầu còn ngộ. Mới đến hôm trước hôm sau nó đã chơi nhẩy lò cò ở sân, miệng cười sằng sặc nhìn mẹ nó đang nấu cơm ở góc thềm. Lại một phát hiện mới nữa. "Cái nhà dài" không có bếp. Mẹ nấu cơm ngay trong nhà mà tôi cũng chẳng để ý nữa. Tôi đúng là... chỉ biết ăn thôi. Nấu cơm ngoài thềm khó thật! Gió cứ tạt qua tạt lại làm lửa không bén lên được. Tôi chạy sang giúp cô giáo một tay, căng lại tấm vải.

- Cháu ngoan quá. - Cô giáo tươi cười.

Con bé ngẩng đầu nhìn tôi toét miệng, "hề, hì!".

Tôi không về ngay, đứng trước sân đất ngó vào trong phòng. Nhà cô giáo ít đồ hơn nhà tôi. Chỉ có một cái giường, một cái bàn và một cái tủ nhỏ.

Tôi quay nhìn cô giáo:

- Thầy giáo không có nhà hả cô?

- Thầy, à thầy... - cô giáo ngập ngừng. Tôi hất mặt nhìn lên thềm nơi cô giáo đứng. Cô nhìn tôi, khẽ mỉm cười. - Thầy chưa đến.

- Thầy mà đến chắc nhiều đồ lắm. Mình cô với em nên ít ít là.

Cô giáo ngồi xuống đẩy nắm lá dừa vào bếp. Tôi quay ra chỗ con bé. Nó lại toét miệng cười, rủ:

- Anh chơi ô với bé Lan đi.

Tôi gật đầu.

- Nào, chơi. Một..., hai..., ba!

- Bé nhỏ cho bé nhảy trước.

Con bé nghểnh mặt, cười tít. Nó mím môi, hai bàn tay nắm lại. Một hai, ba... i..., hị!

- Về rửa ráy đi con.

- Xong anh qua chơi với bé Lan nữa nhá.

Tôi gật đầu.

Cơm xong, tôi chưa cuốn chiếu vội, đem bi ra xoáy chơi. Mẹ mang bát đi rửa. Bố đến bên bàn, rót trà ra chén nhưng chưa uống vội mà còn mải nhìn ra ngoài cửa.

- Bé xinh quá! Úi chùi ui! Bác xem tí nào.

Mẹ đứng dậy làm bát đũa kêu lọat sọat. Tôi chạy ra.

- Bé có áo mới. - Tôi reo.

Bố cũng ra, bước ngay xuống sân chỗ con bé đang đứng.

- Chà! Cô Tấm bé bỏng của bác. Cho bác bế tí nào.

Mẹ rẫy rẫy hai tay còn dính nước, vồ vập, sờ vào người con bé như muốn giành lấy nó khỏi tay bố.

- Mới quen mà nó bạo thế chứ, không như thằng quỉ này. - Mẹ hơi cúi xuống nhìn tôi.

Nghe mẹ nói thế tôi tức lắm, và cả ghen với con bé nữa, nên nổi cáu.

- Con trai phải khác chứ.

Mẹ không thèm để ý, quay sang con bé, nựng:

- Thế ai mua áo đẹp cho cháu nào?

- Mẹ bé Lan đấy! Hôm nay sinh nhật lần thứ... bé Lan được mẹ đẻ ra a.

Bố và mẹ cười rung cả người. Bố đặt con bé xuống.

- Bé Lan còn có cả em búp bê... biết ngủ này, biết thức nữa cơ. - Nó vừa nói vừa nhắm mắt lại, hai tay áp vào má.

- Đâu, về lấy coi nào. - Tôi ra vẻ.

- Đến tối cơ. Đến tối bố về.

- Thế mà cũng khoe.

Tôi chống một tay lên hông, y như người lớn. Tôi chê thế mà con bé không giận. Nó bước sát đến, đặt tay lên cánh tay chống nạnh của tôi, xong ghé bên tai vẻ bí mật:

- Bé Lan chỉ cho mình anh chơi thôi. Bọn con trai không được chơi búp bê gái đâu đấy nhé.

Bố mẹ đứng nhìn hai đứa, thỉnh thoảng lại cười. Mẹ còn tựa đầu vào vai bố nữa chứ. May con bé chưa thấy, nó còn thều thào bên tai tôi. Nó mà thấy sẽ lêu lêu cho coi.

- Mẹ đứng không vững à.

- Thằng... khỉ gió. - Mẹ nhúi tay vào trán tôi một cái, mặt đỏ bừng.

- Còn quay lại cười nữa. - Tôi cảm thấy mặt mình cũng nóng lên. - Cứ làm như cười xong mới rửa bát được không bằng!

Con bé đứng bặm môi, tròn mắt hết nhìn tôi rồi đến mẹ.

- Mẹ ẹ! Con bé chợt kêu lên và chạy về phía mẹ nó, níu lấy tay kéo gần đến chỗ bố và tôi đứng.

- Hai bác bữa nay ăn sớm thế ạ?

Mẹ đang đứng bên giá bát trên thềm, quay đầu ra.

- Nghỉ sớm ăn sớm... cơm đèn mất cả ngon.

- Em sang mời hai bác với cháu sang vui với mẹ con em. - Cô giáo ngừng, bế con bé lên, tiếp. - Chả là bữa nay sinh nhật cháu, tròn bảy tuổi.

- Sinh nhật cháu hả? Bố nhìn con bé.

- Sao cô không nói sớm. Phải có gì mừng cháu chứ. - Mẹ vừa nói vừa bước xuống sân chỗ cô giáo. Mẹ đưa tay xoa hai má bầu bầu của con bé. "Sao mẹ thích sờ má con bé thế nhỉ?" tôi tự hỏi. Bỗng thấy mẹ kẹp hai ngón tay vào mũi nó. - Phải mừng cô Tấm chui ra khỏi vỏ thị chứ.

- Cô cho cháu về đi, chúng tôi sang. - Bố nói.

Cô giáo bế con bé về. Thích quá! Được đi sinh nhật, được ăn bánh kem cắt... Hứng chí tôi nhẩy lò cò quanh sân. Bố mẹ đã vào nhà. Một chốc bố dắt xe ra. Tôi đoán được bố đi đâu.

Một lúc sau bố về, tay cầm một hộp dán giấy thiếc ong ánh. Tôi được mặc chiếc áo đẹp nhất của mình cùng bố mẹ sang nhà cô giáo.

Một chiếc chiếu đã được trải ra giữa nhà. Trên mặt chiếu để chiếc mâm lót giấy báo, ở giữa đặt một cái bánh kem tròn vo có cắm những que nến đỏ. Con bé đang ngồi trên giường, hai chân buông thõng xuống. Chân nó còn quá ngắn so với nền đất nên cứ ngồi đu đưa đu đưa. Tóc nó đã được cột lại, trông xinh hơn, y như con búp bê tôi đa thấy ở cửa hàng ngoài thị trấn vậy.

Cô giáo đang sắp mấy cái ly, thấy cả nhà tôi sang liền đứng dậy.

Mời hai bác ngồi. Cháu, nào... ngồi xuống đây.

Cô giáo cầm tay dắt tôi ngồi xuống chiếu, xong ra giường, bế con bé xuống cho ngồi cạnh tôi. Cô giáo cũng ngồi xuống ngay bên cạnh.

Bố nhìn ra ngoài vẻ chờ đợi một điều gì đó. Tôi cũng nhìn ra nhưng chẳng thấy gì cả. Bố quay lại nhìn cô giáo, hỏi:

- Chú ấy sao chưa thấy đến?

Qua ánh sáng của chiếc đèn bão hắt ra tôi thấy mặt cô giáo đang đỏ bỗng chốc trở nên nhàn nhạt. Cô cúi đầu nhìn cái ly trong tay.

- Bác không biết đâu. - Con bé dướn cổ lên. - Bố bé Lan về bí mật cơ, không cho ai biết hết. Biết, người ta sẽ ăn trộm mất búp bê.

- À, à, thế mà bác không biết. - Bố cười khà khà. Con bé nheo mắt nhìn bố.

- Bác đánh lửa cho cháu thắp nến nhé.

- Cả anh thắp nữa chứ. - Con bé nói chữa.

- Ừ, thì cả hai, cả hai. Cô giáo lấy khăn lau trán cho con bé.

- Phải đấy, nào, chuẩn bị đi. Mà khoan, bác phải tắt đèn cái đã. Mẹ nói và với tay tắt đèn.

Bảy ngọn nến nhỏ lung linh chiếu ánh sáng xanh huyền ảo.

- Con thổi đi. - Cô giáo bảo. - Cả cháu nữa, hai anh em cùng thổi.

- Phù... ù... ù! Phu ù!

- Vỗ tay! Vỗ tay!

Đèn bật sáng. Mọi người đều hướng về con bé cười ồ.

- ... Sè... è... ẹt!...

Tôi co rúm người, lạnh toát. Con bé hét toáng, nhoài vào lòng mẹ.

- Trời động giông. - Bố bảo.

Mẹ lập tức ôm lấy tôi.

Sấm bắt đầu rền trên bầu trời. Chốc chốc tiếng sét nổi lên cắt chéo khoảng không; cùng lúc với chớp nháy giật nhập nhằng. Tôi lấy hai tay bịt lỗ tai. Bỗng cánh cửa sổ đập vào đập ra liên hồi. Gió nổi! Bố vội đứng dậy gài cửa. Nhưng lại đáng sợ hơn... gió chui qua kẻ ngói rít lên đay nghiến. Hơi lạnh tràn vào trong phòng. Tôi nhắm nghiền mắt.

- Giông miền trung du thường thế. - Bố an ủi. - Một lúc sẽ bớt rét thôi.

... Tạch! lạch! đạch! đạch! ...!

- Mưa đá thì phải. - Mẹ nói nhỏ.

Mưa mỗi lúc một to. Chỉ một âm thanh dội xuống rồ rồ. "Cái nhà dài" này trở nên thật bé nhỏ. Mưa  đang vây lấy nó có thể đè bẹp nó đến nơi. Bất giác tôi rùng mình.

- Chị xem cháu có lạnh không? - Cô giáo hỏi.

- Nó có tật thế. Chưa quen đó thôi mà. Trên này sợ nhất sét đấy. Nhưng đã mưa rồi, đỡ thôi.

Nghe mẹ nói tôi đỡ sợ hơn, từ từ mở mắt. Bức tường thấm nước ánh lên trong đèn mầu sáng bạc. Mưa vẫn réo trên đầu. Ngoài thềm, nước từ trên mái trút xuống thành một dọc dài, nghe rất rõ. Nhìn lên trần nhà tôi thấy sờ sợ, mái ngói như đang uỷnh xuống sắp trút hết lên đầu mọi người.

- Mưa này lâu đây.

- Có lẽ thế.

...

Tôi thấy con bé vẫn nhắm mắt nằm im trong lòng cô giáo. Bây giờ tôi đã hết sợ, mà trái lại lấy làm thích thú vì tiếng mưa rơi đều đều như ru. Tiếng mưa rơi hòa lẫn vào tiếng ba người lớn nói chuyện như gần như xa, nghe âm âm đến kỳ lạ... Tôi thiếp đi với ý nghĩ rằng mình đã ăn hết bánh kem cắt.

...

- Bố ô ố! - Tôi choàng dậy, miệng há ra, thở dốc. - Sét! Sét!

- Ôi, lại giật mình rồi! Mẹ từ ngoài bước vào giường. Mẹ nâng tôi lên đầu gối và ôm ghì. Tim tôi vẫn đập rưng rức. Nhưng... tôi ngạc nhiên, chớp chớp mắt nhìn ra ngoài bàn qua tấm ri-đô. Bố đang ngồi đối diện một người đàn ông. Hai người im lặng. Trên tay bố điếu thuốc lá cháy đỏ. Chú kia, người thì gầy còm nhom, hai tay run run sắp trước gối, đầu cúi xuống, mái tóc hơi dài dính bết vào nhau. Cả quần áo nữa, quần áo cũng ướt.

Mẹ không nựng tôi như mọi lần tôi mơ ngủ nữa mà cứ nhìn ra ngoài bàn.

Đột nhiên thấy chú ngẩng đầu lên.

- Nhưng anh hiểu cho, chỉ vì em nhớ cháu quá.

Bố đưa điếu thuốc lên miệng.

- Nhớ kiểu thế à? Lạ! Đồ chơi con đang chơi, đi lấy đi, bảo nhớ à? Chú có tâm thần không đấy. Thiếu gì để cho chú lấy.

- Nếu nói, em tâm thần cũng được. - Chú nhìn sang bố, hai mắt ngân nước. - Nhưng có con búp bê của cháu em như có cháu bên mình.

- Thế chú mới phải cố gắng.

- Nhưng không biết... cô ấy... có...

- Thôi, thôi! Nhiều lời. Chú về trại đi, không người ta đi tìm. - Bố cắt ngang. - Lấy áo mưa của tôi đây này.

Chú đứng dậy, xua xua tay:

- Không cần đâu, không cần đâu ạ. Chỉ nhờ bác đưa con búp bê này cho cháu, bảo bố bận. Và... nói  với cô ấy... mà thôi. Chị cho cháu ngủ đi, em xin phép.

Chú bước vội ra cửa. Ánh đèn hắt ra ngoài sân, trông thấy cả những giọt mưa lấp lánh như những viên bi mắt mèo. Chú đi rồi, bố vẫn ngồi im không ra đóng cửa. Tự nhiên tôi chẳng thích ngủ lại nửa. Nhưng tôi vẫn im thít vì thấy bố mẹ không nói chuyện, ngồi thần ra như hai người giận nhau. Một lúc sau mẹ đặt tôi xuống giường, tôi không chịu, nên bế luôn ra ngoài ghế. Vừa ngồi xuống mẹ vừa hỏi bố:

- Trại ấy nằm ở chỗ nào ấy nhỉ?

- Dưới phố.

Mẹ nhìn ra cửa, thở dài:

- Chẳng hiểu sao, nay người ta nghiện ngập nhiều thế không biết?

Bố chưa kịp nói gì thì, cả ba đều giật thót vì con bé bước vào trông đến loáng một cái. Nó xòe hai bàn tay che mặt, chỉ trừ hai mắt.

- Xấu - hổ - quá! Xấu - hổ - quá! - Rồi cứ thế, nó đi vòng vòng trong khoảnh hẹp gian phòng, mỗi bước một tiếng: - Xấu - hổ - quá! Xấu hổ quá! Xấu... hổ... quá!...

- Lan! - mẹ lên tiếng nửa mếu nửa cười. - Cháu làm gì thế?!

- Hai bác quay đầu vào phía tủ đi, quay đầu đi. - Nó bảo, tay vẫn che mặt.

Bố mẹ tôi cùng quay vào như nó bảo. Lúc đó nó mới kéo tôi ra gần cửa, víu đầu tôi xuống, thì thào:

- Hai người... ôm nhau.

- Ai?

- Hai người bên ấy, - nó chỉ tay vào bức tường ngăn hai phòng. - Không phải con gái với nhau đâu nhé...

- Lan! Tôi và con bé cùng quay lại, thì bắt gặp bố mẹ tôi đang cười.

- Búp bê của bé! - con bé kêu lên, chạy bước ngắn lại bàn ôm ghì ngay con búp bê vào lòng và hôn lia lịa lên má nó.

Bố tôi nhìn con bé:

- Bố cháu...?

- Bố bé Lan gần về, ở hẳn với bé Lan rồi, cả với mẹ nữa. Bé Lan cũng sẽ đợi bố, bác nhỉ? - nó nhìn mẹ tôi.

- Bố cháu bảo thế à? - mẹ tôi hỏi.

- Vâng! Bố bé Lan vừa mới bảo xong. Bố bảo, bảo với mẹ bé Lan ấy, là "em sẽ đợi anh chứ".

Bố mẹ tôi ngoảnh lại nhìn nhau.

- "Em" là mẹ bé Lan í. - Con bé tiếp, như muốn thanh minh. - Chứ không phải bé Lan đâu đấy nhé. Anh Tí mới gọi bé Lan là em. Bé Lan không nói sai tí tẹo nào đâu. Mẹ bé Lan còn khóc nữa. Mẹ bé Lan không nói, chỉ gật đầu thôi. Gật đầu nhiều lắm cơ bác ạ.

- Em không muốn xa mẹ con cô ấy! - Bố tôi nhìn mẹ, khẽ mỉm cười.

- Không phải! - đột nhiên con bé cãi. - Bố bé Lan bảo "anh không muốn xa mẹ con em". Thế chứ!

- Anh không muốn xa mẹ con em! - Bố tôi nhại lại.

L.D.C

(121/03-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.

  • LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.

  • CAO THỊ VÂN ANH          Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.

  • Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.

  • TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi

  • LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)

  • Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)

  • LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì

  • LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.

  • ...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...

  • ...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...

  • LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.

  • Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga

  • NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn

  • Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.

  • ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM

  • PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn

  • NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY

  • BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát  hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”...                                                            NGÔ MINH

  • Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...